Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 trang 23, 24 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 9 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Tạo động lực cho bản thân của Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 3 hoạt động của bài 1 chủ đề 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 KNTT. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tạo động lực cho bản thân
Câu 1: Chỉ ra cách tạo động lực của nhân vật trong hình huống sau:
Tình huống:
Từ nhỏ, Huy luôn mặc cảm vì dáng người gầy gò, ốm yếu. Nhận thấy bóng đá là môn thể thao có thể giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng, Huy tâm sự với bố mẹ và được bố mẹ ủng hộ nhiệt tình. Huy đã tham gia vào câu lạc bộ bóng đá của trường và chăm chỉ tập luyện hàng tuần. Được các bạn động viên, cổ vũ và chia sẻ cách tập luyện, thể lực của Huy ngày càng tốt hơn, trông rắn chắc và khỏe mạnh hơn. Không những vậy, đội bóng của Huy còn giành được giải Ba trong hội thao của cụm trường. Huy cảm thấy vui và tự hào với những kết quả đạt được.
Trả lời:
– Cách tạo động lực: Được bố mẹ ủng hộ nhiệt tình, bạn bè động viên, cổ vũ và chia sẻ cách luyện tập, Huy tham gia CLB bóng đá và chăm chỉ luyện tập hàng tuần.
Câu 2: Chia sẻ cách em đã tạo động lực cho bản thân khi thực hiện một hoạt động cụ thể.
Gợi ý:
– Hiểu được ý nghĩa của việc học ngoại ngữ như: học hỏi được nhiều điều mới mẻ, thú vị; thuận lợi cho việc học tập, giải trí; tự tin trong giao tiếp.
– Tìm được niềm vui từ những thành công nhỏ trong việc học ngoại ngữ như: thuộc từ mới hằng ngày, xem phim ngắn không cần phụ đề.
Trả lời:
– Hiểu được ý nghĩa của việc tập thể dục như: cơ thể khỏe mạnh hơn, dáng đẹp hơn, rắn chắc hơn, sức khỏe tốt hơn,…
– Tim được niềm vui trong việc tập thể dục như: có thể đạt thành tích tốt trong môn thể dục, tham gia hội thao,….
Câu 3: Thảo luận xác định cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
Gợi ý:
– Tìm hiểu về ý nghĩa, giá trị của hoạt động cần thực hiện đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội.
– Tìm những điểm thú vị của hoạt động sẽ thực hiện.
– Chia nhỏ nhiệm vụ để thực hiện.
– Luôn suy nghĩ tích cực và tự động viên, khích lệ bản thân.
– Lưu giữ những kết quả, thành tích của mình.
– Tham gia vào các nhóm, câu lạc bộ của những người có cùng sở thích.
Trả lời:
– Nghĩ về mục tiêu mong đợi, lập kế hoạch rõ ràng về việc thực hiện hoạt động.
– Luôn suy nghĩ tích cực và tự động viên, khích lệ bản thân.
– Từ những sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
– Thúc đẩy bản thân hoàn thiện công việc cần làm theo từng ngày.
– Khi hoàn thành tốt một công việc nào đó có thể đặt ra một phần thưởng cho mình.
– Tham gia vào các nhóm, câu lạc bộ của những người có cùng sở thích.
Hoạt động 2: Thực hiện tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động
Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong các tình huống sau:
– Tình huống1:
Tuần trước, trường của Bảo tổ chức diễn đàn về chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Bảo được phân công trình bày tham luận trước diễn đàn. Tính Bảo vốn nhút nhát, ngại đứng trước đám đông nên bạn không khỏi lo lắng.
– Tình huống 2:
Trúc được mẹ giao nhiệm vụ lau dọn nhà cửa hàng tuần. Mỗi lần dọn dẹp mất rất nhiều thời gian, công sức nên Trúc cảm thấy ngại, không muốn làm.
– Tình huống 3:
Dung mới chuyển đến trường học ở thành phố. Không giống như các bạn ở lớp cũ, các bạn trong lớp mới học rất tốt môn Tiếng Anh. Dung thấy lo lắng vì sợ mình không theo kịp được các bạn.
Trả lời:
– Tình huống1: Cách tạo động lực cho Bảo:
- Giúp đỡ Bảo chuẩn bị một bài phát biểu thật cẩn thận, tỉ mỉ.
- Giúp Bảo luyện tập nói trước gương hàng ngày cho thành thạo.
- Động viên, khích lệ tạo động lực cho Bảo.
– Tình huống 2: Cách tạo động lực cho Trúc:
- Giúp Trúc biết được ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà cửa: nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, được bố mẹ khen ngợi, hình thành thói quen sạch sẽ,…
- Tìm được niềm vui từ những thành công nhỏ trong việc dọn dẹp nhà cửa như: nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, lau dọn nhà cửa cũng là một hình thức để tập thể dục,…
– Tình huống 3: Cách tạo động lực cho Dung:
- Tìm ý nghĩa của việc học ngoại ngữ như: học hỏi được nhiều điều mới mẻ, thú vị; thuận lợi cho việc học tập, giải trí; tự tin trong giao tiếp.
- Tìm được niềm vui từ những thành công nhỏ trong việc học ngoại ngữ như: thuộc từ mới hằng ngày, nói chuyện với các bạn bằng tiếng Anh, theo kịp tiến độ học tập của lớp.
Hoạt động 3: Tạo động lực cho bản thân để thực hiện các hoạt động trong thực tiễn
Câu 1: Tạo động lực cho bản thân khi thực hiện các hoạt động ở gia đình, lớp học, nhà trường như: làm việc nhà, thực hiện nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác của lớp, của trường,…
Trả lời:
– Tạo động lực cho bản thân khi làm việc nhà:
- Tìm ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà cửa như: nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, được bố mẹ khen ngợi, hình thành thói quen sạch sẽ,…
- Tìm được niềm vui từ những thành công nhỏ trong việc dọn dẹp nhà cửa như: nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, cải thiện cuộc sống, lau dọn nhà cửa cũng là một hình thức để tập thể dục,…
– Tạo động lực cho bản thân khi tham gia hùng biện:
- Chuẩn bị một bài hùng biện thật chỉn chu và cẩn thận
- Luyện tập nói trước gương hàng ngày cho thành thạo.
Câu 2: Chia sẻ cảm xúc, kết quả thực hiện.
Trả lời:
– Em chia sẻ cảm xúc, kết quả thực hiện các hoạt động ở gia đình, lớp học, nhà trường như: làm việc nhà, thực hiện nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác của lớp, của trường,…
– Cảm xúc: vui vẻ, hào hứng, thấy mình trưởng thành hơn,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Tạo động lực cho bản thân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Kết nối tri thức trang 23, 24 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.