Giải bài tập HĐTN 8: Tuyên truyền phòng chống thiên tai giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Cánh diều trang 68, 69, 70.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời các câu hỏi Hoạt động 2 Chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Cánh diều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
1. Giới thiệu tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương
– Trình bày những tài liệu đã sưu tầm được về các loại hình thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
– Chia sẻ cách thức sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương.
Trả lời:
– Một số loại hình thiên tai ở địa phương em:
– Bão, lũ, hạn hán, sét,..
– Cách thức sưu tầm: Tìm hiểu trên sách, báo, mạng xã hội,..
2. Viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương
– Thảo luận về dàn ý báo cáo
– Viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương trong một số năm
– Trình bày báo cáo
Dù Đắk Lắk đã bước vào mùa mưa nhưng năm này trời vẫn chưa đổ mưa. Tại huyện Cư M’gar, hàng nghìn hécta hoa màu của người dân có nguy cơ chết trắng vì thiếu nước tưới. Gia đình anh Y Kốp K’Bua (46 tuổi, trú xã Ea Kuế, huyện Cư M’gar) mấy ngày đầu tháng 6 quay quắt tìm nguồn nước tưới cho 8 sào cà phê đang độ ra trái. Anh Y Kốp K’Bua cho biết, vì khô hạn nên một ngày anh phải chia ra 3 lần tưới nước. Dù vậy nhưng cũng chẳng thể cứu vãn tình hình.
“Không có nước nên nhiều sào cà phê đang trong độ ra trái chết héo. Nghĩ cũng tiếc nhưng tôi đành chặt bỏ để chuyển sang trồng các cây ngắn ngày” – anh Y Kốp K’Bua nói.
Bên cạnh chuyện thiếu nước tưới cây trồng, nông dân Đắk Lắk mấy ngày tháng 6 phải đỏ mắt tìm nguồn nước sinh hoạt. Như tại xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, người dân địa phương cho biết từ tháng 2 đến nay, trời không có giọt mưa khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân cạn kiệt.
Gia đình anh Y Zol Êban (38 tuổi, trú buôn Niêng 1, xã Ea Nuôi) nhiều ngày nay có thuê một nhóm thợ về đào giếng. Theo anh Y Zol Êban, phần lớn nguồn nước từ suối, hồ trên địa bàn đã bị khô cạn từ hai tháng trước. “Để có nguồn nước phục vụ trong sinh hoạt của gia đình, hằng ngày chúng tôi phải dùng máy cày chở theo thùng, can nhựa để đi xin nước.
Chịu không nổi tình cảnh thiếu nước, gia đình tôi đành dồn toàn bộ tiền bạc trong nhà để đào giếng” – anh Y Zol Êban tâm sự.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NNPTNT Đắk Lắk, tính đến giữa tháng 5 vừa qua, toàn tỉnh có hơn 12.000ha cây trồng bị hạn; trong đó, khoảng 6.000ha cây công nghiệp dài ngày, hơn 5.000 hécta cây ngắn ngày bị ảnh hưởng giảm năng suất, có diện tích mất trắng; gần 3.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, ước tính thiệt do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tới thời điểm này hơn 180 tỉ đồng.
Số liệu của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nguồn nước các sông suối và nước ngầm so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước đang duy trì mức thấp hơn; lượng dòng chảy mặt thiếu hụt khoảng 50-70% so với trung bình nhiều năm. Nhiều suối nhỏ trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt; mực nước ngầm các tháng đầu năm 2020 phổ biến thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019, cục bộ một số vùng giảm rất sâu.
3. Thực hiện kế hoạch truyền thông về phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai
– Thực hiện kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
– Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 8: Tuyên truyền phòng chống thiên tai Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Cánh diều trang 68, 69, 70 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.