Hoá 8 Bài 28: Không khí – Sự cháy giúp các em học sinh lớp 8 củng cố các kiến thức về về thành phần của không khí, sự cháy và sự oxi hóa chậm. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 8 chương 4 trang 99.
Việc giải bài tập Hóa học 8 bài 28 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Giải bài tập Hóa 8 Bài 28 trang 99
Bài 1 trang 99 SGK Hóa 8
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí:
A. 21% khí nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…).
B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.
C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác.
D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.
Gợi ý đáp án:
Câu trả lời đúng: C
Bài 2 trang 99 SGK Hóa 8
Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
Gợi ý đáp án:
Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống thực vật mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử…
Bảo vệ không khí trong lành ta phải làm:
Phải xử lí khí thải các nhà máy các lò đốt, các phương tiện giao thông … để hạn chế mức thấp nhất việc thải ra khí quyển các khí có hại như CO, CO2, bụi, khói,…
Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh, là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.
Bài 3 trang 99 SGK Hóa 8
Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.
Gợi ý đáp án:
Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn sự cháy trong oxi bởi vì không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 còn lại là nhiều chất khí khác ; do đó trong không khí khi cháy lượng oxi có thể cung cấp không đủ cho sự cháy hoặc cung cấp không liên tục. Mặt khác, nhiệt lượng cháy còn bị tiêu hao do làm nóng các khí khác ( như nitơ, cacbonic,…). Vì vậy nhiệt lượng tỏa ra cũng thấp hơn so với khi cháy trong oxi nguyên chất.
Bài 4 trang 99 SGK Hóa 8
Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?
Gợi ý đáp án
Sự cháy | Sự oxi hóa chậm | |
Giống nhau | Tỏa nhiệt | Tỏa nhiệt |
Khác nhau | Phát sáng | Không phát sáng |
Bài 5 trang 99 SGK Hóa 8
Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì?
Gợi ý đáp án:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
Bài 6 trang 99 SGK Hóa 8
Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?
Gợi ý đáp án:
Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.
Bài 7 trang 99 SGK Hóa 8
Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình:
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu?
(Giả sử các thể tích khí được đo ở đktc).
Gợi ý đáp án:
Đổi 0,5 m3 = 0,5.1000 = 500 dm3 = 500 (lít)
a) Tính thể tích không khí 1 người hít vào trong 1 ngày ( 24 giờ)
Vkk = Vkk/giờ. 24 = 500.24 = 12000 (lít)
b.
Do thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí nên thể tích oxi mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình là:
Do cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi trong không khí nên thể tích oxi cơ thể mỗi người giữ lại trong một ngày đêm là
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoá học 8 Bài 28: Không khí – Sự cháy Giải Hoá học lớp 8 trang 99 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.