Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 55, 56, 57, 58 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite thuộc Chương 4: Polymer.
Soạn Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 10 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 10 – Luyện tập
Luyện tập trang 56
Viết phản ứng điều chế PE, PP, PVC từ các monomer tương ứng.
Lời giải:
Phương trình hoá học:
Luyện tập trang 57
Nêu ưu điểm của vật liệu composite so với các polymer ban đầu.
Lời giải:
So với các polymer ban đầu, vật liệu composite có nhiều tính chất quý như nhẹ hơn, cách nhiệt và cách điện tốt hơn, độ bền cao hơn,…
Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 10 – Vận dụng
Thuật ngữ 3R bao gồm Reduce (tiết giảm), Reused (tái sử dụng) và Recycle (tái chế) nhằm hạn chế rác thải (trong đó chủ yếu là vật liệu polymer) đã xuất hiện và thực hiện từ lâu trên thế giới. Những năm gần đây, ở Việt Nam khẩu hiệu này cũng đã được tuyên truyền và áp dụng. Tuy nhiên, khâu tái chế rác vẫn còn rất hạn chế. Hãy nêu những hạn chế trong quá trình tái chế rác thải ở địa phương em.
Lời giải:
Những hạn chế trong quá trình tái chế rác thải ở địa phương em:
+ Người dân chưa có nhiều nhận thức về việc tái chế rác thải, khâu phân loại rác thải tại nguồn chưa được nhiều hộ gia đình phối hợp thực hiện.
+ Chưa có nhiều công ty hay tổ chức thu gom và tái chế rác thải.
+ Cơ sở thu gom rác thải tái chế mang tính cá nhân, có hiệu suất thu gom thấp, trong khi lượng rác thải có thể tái chế phát thải ngày càng nhiều…
Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 10 – Bài tập
Bài 1
Hãy nêu một số biện pháp tránh lạm dụng chất dẻo trong cuộc sống thường ngày.
Lời giải:
Một số biện pháp tránh lạm dụng chất dẻo trong cuộc sống thường ngày:
– Tiết giảm: Hạn chế sử dụng túi nylon nếu không cần thiết; sử dụng túi cói, túi vải thay cho túi nylon; sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa, cốc nhựa dùng một lần, …
– Tái sử dụng: Khi đã sử dụng các túi nylon, chai nhựa, cố gắng tái sử dụng chúng vào các mục đích phù hợp.
– Tái chế: Phân loại và tái chế rác thải nhựa cũ hỏng hoặc đã qua sử dụng …
Bài 2
Các polymer thiên nhiên như tinh bột, cellulose có khả năng phân huỷ sinh học rất tốt. Hơn nữa, chúng được xem là các vật liệu xanh, có thể tái tạo. Hãy tìm hiểu và liệt kê một số vật dụng được làm từ loại polymer này.
Lời giải:
Một số vật dụng được làm từ polymer thiên nhiên: túi nylon tự huỷ sinh học làm từ tinh bột; chai nước tự phân huỷ sinh học làm từ tảo biển; chỉ khâu sinh học tự tiêu; đĩa, thìa, muỗng ăn một lần làm từ cellulose,…
Bài 3
Trong công nghiệp, PVC được dùng làm chất dẻo được sản xuất từ ethylene với hiệu suất giả định cho từng bước theo sơ đồ sau:
Cần bao nhiêu tấn ethylene để sản xuất 1 tấn PVC theo sơ đồ và hiệu suất trên?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa 12 Bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo trang 55, 56, 57, 58 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.