Bạn đang xem bài viết Hở van tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hở van tim tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh hở van tim là một bệnh lý tim mạch thường gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Vì vậy, những người khi bị bệnh hở van tim thường rất lo lắng và bất an. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Bệnh hở van tim là gì?
- Thuật ngữ y khoa: Hở van hai lá – mitral incompetence
- Tên thường gọi: Bệnh hở van tim
- Chuyên khoa: Tim mạch
- Đối tượng bệnh nhân: Mọi lứa tuổi
Hở van tim xảy ra khi các van tim đóng không chặt, dẫn đến máu chảy ngược lại trong quá trình đóng van. Tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị cạn kiệt do trào ngược. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như phù nề, rối loạn nhịp tim, suy tim.
Tim người có 4 van bao gồm: van động mạch chủ, van hai lá, van động mạch phổi và van ba lá có nhiệm vụ mở và đóng van cho phép máu chảy trực tiếp qua tim. Van có thể bị hư hại bởi một loạt các nguyên nhân dẫn đến hẹp, bị hở hoặc đóng không đúng cách, tùy thuộc vào hoạt động của van.
Trong số 4 van tim thì van 2 lá và van động mạch chủ cần quan tâm nhất. Hở van tim mức độ nhẹ là không đáng ngại, bệnh nhân chỉ cần khám định kỳ hàng năm để theo dõi. Hở van tim chia làm 4 mức độ.
- Mức 1: nhẹ.
- Mức 2: trung bình.
- Mức 3: nặng.
- Mức 4: rất nặng.
Bệnh được chia thành 4 loại, tương ứng với 4 van tim:
- Hở van 2 lá: máu trào ngược từ tâm thất trái về tâm nhĩ trái.
- Hở van 3 lá: máu trào ngược từ tâm thất phải về tâm nhĩ phải.
- Hở van động mạch chủ: máu trào ngược từ động mạch chủ về tâm thất trái.
- Hở van động mạch phổi: máu trào ngược từ động mạch phổi về tâm thất phải.[1]
Bệnh hở van tim là gì?
Nguyên nhân gây ra hở van tim
Nguyên nhân
- Do bẩm sinh: Rất nhiều trẻ em khi sinh ra đã bị hở van tim. Đây là do bào thai đã bị lỗi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Bị bệnh tim: Những người có bệnh lý liên quan đến tim rất có nguy cơ bị hở van tim rất cao.
- Do cấu tạo của cơ tim: Cơ tim có thể đã được cấu tạo và hình thành trong quá trình mang thai gây nên sự biến chứng tạo nên hở van tim.
- Bị nhồi máu cơ tim: Những bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim sẽ bị tổn thương dẫn đến việc bị hở van tim.
- Và một số nguyên nhân khác như do bệnh thấp tim, quá trình biến đổi… tạo nên hở van tim vô cùng nguy hiểm đến cuộc sống của con người.
Các yếu tố nguy cơ
- Lớn tuổi.
- Tiền sử mắc một số bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tim.
- Tiền sử mắc một số bệnh tim hoặc đau tim.
- Huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim khác.
- Bệnh tim bẩm sinh.
Triệu chứng của bệnh hở van tim
Một số người bị bệnh van tim có thể không có triệu chứng trong nhiều năm. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra, chúng có thể bao gồm:
- Tiếng rít (tiếng thổi của tim) khi bác sĩ đang nghe tim bằng ống nghe.
- Đau ngực.
- Chướng bụng (phổ biến hơn với hở van ba lá tiến triển).
- Mệt mỏi.
- Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động hoặc nằm xuống.
- Sưng mắt cá chân và bàn chân.
- Chóng mặt.
- Ngất xỉu.
- Nhịp tim không đều.
Triệu chứng của bệnh hở van tim
Các bệnh liên quan khi bị hở van tim
Khi các van hoạt động không tốt, tim của bạn phải bơm máu nhiều hơn để đủ máu đi nuôi toàn bộ cơ thể. Nếu không được điều trị, tim phải hoạt động ở tần suất cao hơn, điều này có thể dẫn đến:
- Suy tim.
- Đột quỵ.
- Các cục máu đông.
- Ngừng tim đột ngột hoặc tử vong.
Các bệnh liên quan khi bị hở van tim
Biến chứng nguy hiểm
Hở van tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Suy tim.
- Hình thành cục máu đông.
- Rối loạn nhịp tim.
- Tăng huyết áp động mạch phổi.
Biến chứng nguy hiểm
Cách chẩn đoán hở van tim
Để chẩn đoán tình trạng hở van tim, chúng ta cần thăm khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng phù hợp.
Triệu chứng lâm sàng có dấu hiệu biểu hiện của bệnh lý:
- Khó thở.
- Tức ngực.
- Choáng ngất.
- Tiền sử bệnh lý: bẩm sinh, nhồi máu cơ tim, chấn thương,…
Ở người bị hở van tim, khi nghe tim thường nghe có tiếng thổi do dòng máu phụt ngược bất thường trong tim. Để bổ sung tính chính xác cho các kết luận lâm sàng, các bác sĩ thường chỉ định thêm những phương thức chẩn đoán cận lâm sàng như sau:
- Điện tâm đồ: Phương pháp chẩn đoán này có thể cho thấy các biểu hiện không đặc hiệu như dày nhĩ trái, dày thất trái, rung nhĩ,…
- Chụp X-quang ngực: Có thể thấy hình ảnh bóng tim to, phù kẽ, phù phế nang thường gặp khi hở van cấp tính hoặc khi suy tim nặng.
- Siêu âm Doppler tim: Là phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán chính xác tình trạng hở van tim, giúp xác định và đánh giá mức độ hở van, ảnh hưởng của bệnh tới các chức năng của tim. Phương pháp này cũng có thể giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch khác của thai nhi.
- Thông tim và chụp mạch: Phương pháp chẩn đoán này thường chỉ được áp dụng khi các phương pháp cận lâm sàng khác không thể kết luận được về mức độ hở của van tim, đánh giá chức năng tim hoặc khi dự định phẫu thuật.
Ngoài ra, còn có một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như: Chụp cộng hưởng từ, chụp CT scanner, xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu… Tùy vào tình trạng của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể để củng cố tính chính xác của các chẩn đoán bệnh.
Cách chẩn đoán hở van tim
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn có các triệu chứng dưới đây thì hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.
- Khó thở.
- Mệt mỏi.
- Tim đập nhanh.
- Tức ngực
Nơi khám chữa bệnh tim uy tín
Nếu có các dấu hiệu nêu trên bạn có thể đến các phòng khám chuyên khoa tim mạch hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số bệnh viện uy tín và nổi tiếng.
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115.
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Quân Y 108.
Các cách điều trị bệnh hở van tim
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đối với từng trường hợp bệnh.
- Mức độ 1: triệu chứng rất nhẹ thì chưa cần thiết can thiệp điều trị.
- Mức độ 2: Người bệnh cần tiến hành kiểm tra sớm để xác định nguyên nhân nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các bác có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu (furosemide, spironolactone), thuốc làm giảm hậu gánh, thuốc giãn mạch nhóm nitrate, nhóm thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta giao cảm…
- Mức độ 3 trở lên: Người bệnh phải điều trị tích cực, theo dõi sát sao.
- Mức độ 4: Bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật tim hay can thiệp tim qua da dựa trên mức độ tổn thương van.
Trong đó, phẫu thuật tim thường được áp dụng với trường hợp van tim cần thay thế, phương pháp can thiệp qua da có thể áp dụng trong một số trường hợp (sửa van hai lá qua đường ống thông). [2]
Áp dụng biện pháp thay van tim
Phẫu thuật thay van tim là phương pháp sử dụng với trường hợp van tim bị hở mức độ nặng. Các bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ van bị hỏng và thay thế bằng van cơ học hoặc van làm từ mô bò, lợn hoặc tim người.
Nếu bạn được thay van bằng van cơ học, bạn cần dùng thuốc chống đông máu trong suốt quãng đời còn lại để ngăn ngừa cục máu đông.
Biện pháp thay van tim cho người hở van tim
Biện pháp phòng ngừa
- Có lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên.
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp và điều trị tốt bệnh cao huyết áp.
- Không hút thuốc lá, rượu bia, ma túy.
- Giảm cân nếu bạn bị béo phì.
- Cân bằng cuộc sống, công việc để loại bỏ căng thẳng.
- Tránh lo lắng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến bệnh.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn hàng ngày.
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp và nhiều chất béo.
- Giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh tim làm việc quá sức và giảm huyết áp cao.
Bệnh hở van tuy khó chữa nhưng người bệnh có thể giảm thiểu được những biến chứng nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Ngoài ra, cần chủ động tầm soát tim mạch định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để phát hiện bệnh sớm, theo dõi tình trạng bệnh và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Suy tim
- 9 nguyên nhân suy tim thường gặp có thể bạn chưa biết
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh lý hở van tim. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!
Nguồn tham khảo
-
Heart valve disease
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-valve-disease/symptoms-causes/syc-20353727
-
Heart Valve Repair or Replacement Surgery
https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/heart-valve-repair-or-replacement-surgery
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hở van tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hở van tim tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.