Bạn đang xem bài viết HIV lây qua đường nào? 7 tình huống lây nhiễm cần lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
HIV là hội chứng vô cùng nguy hiểm do mắc phải một loại vi rút gây suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Vậy HIV là gì? HIV lây qua những đường nào? Các tình huống có thể lây nhiễm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như thế nào? Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu những thông tin quan trọng này qua bài viết sau đây.
HIV là gì?
HIV hay còn là vi rút gây hội chứng suy giảm dịch ở người (viết tắt là Human Immunodeficiency Virus). HIV tấn công và phá hủy hệ miễn dịch, khi đó cơ thể sẽ mất khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm hay ký sinh trùng.
Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân HIV có thể bị suy yếu đến mức họ dễ dàng mắc phải các căn bệnh tưởng là thông thường như viêm, nhiễm trùng hay cảm lạnh,… và rất lâu khỏi, có thể ngày càng trở nặng hơn và nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của họ.
Đây là căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội. Hiện nay, đây là một trong những căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thuốc hạn chế sự phát triển của vi rút để kéo dài sự sống.
HIV có thể lây nhiễm người sang người qua 3 con đường chính, bao gồm:
- Đường máu.
- Đường quan hệ tình dục.
- Đường truyền từ mẹ sang con.
Quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn
Bạn có khả năng bị nhiễm HIV nếu quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn với người nhiễm HIV mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ (như bao cao su, thuốc để điều trị dự phòng lây nhiễm HIV).
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Là kiểu quan hệ tình dục có khả năng dẫn đến lây nhiễm HIV cao nhất. Đặc biệt, khi bạn là đối tác tiếp nhận (Bot) thì rủi ro lây nhiễm sẽ cao hơn vì niêm mạc tại trực tràng khá mỏng, dễ trầy xước và tổn thương tạo điều kiện cho vi rút xâm nhập.
- Quan hệ tình dục qua đường âm đạo: Nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ ít nguy cơ hơn so với đường hậu môn. Nhưng tại âm đạo và cổ tử cung cũng có các vùng mô mỏng manh, dễ tổn thương, nên khi quan hệ với người có nhiễm HIV thì khả năng lây nhiễm sẽ vô cùng cao.
Dịch âm đạo và máu có thể mang HIV đi qua lỗ niệu đạo ở đầu dương vật, bao quy đầu, các vết cắt nhỏ, vết xước hay vết loét hở ở bất cứ đâu trên dương vật.
Dùng chung dụng cụ tiêm
Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV nếu bạn dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích ma túy khác với người nhiễm HIV.
Tuyệt đối không bao giờ được dùng chung kim tiêm hoặc các thiết bị dùng để tiêm thuốc, hormone, steroid hay silicone với người khác bởi vì:
- Kim tiêm, ống tiêm và các dụng cụ tiêm chích khác nếu đã qua sử dụng thì sẽ có khả năng bị dính máu của người khác và máu đó có thể mang HIV.
- Những người tiêm chích ma túy thường có nguy cơ lây nhiễm HIV cao do phong cách sống thác loạn cũng như hoạt động tình dục không an toàn (không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su,…). Không chỉ vậy, họ còn có khả năng mắc cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai,…
- Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C và các bệnh nhiễm trùng khác như Giardia hay vi khuẩn như Shigella, Salmonella, Campylobacter và E. coli..
Mang thai và cho con bú
HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi đang mang thai, khi sinh con hoặc khi cho con bú. Tuy nhiên, tình trạng này hiện đã được hạn chế và tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con cũng đã giảm đáng kể vì những tiến bộ trong điều trị và dự phòng HIV.
- Con đường lây nhiễm này thường được gọi là lây truyền chu sinh hoặc lây truyền từ mẹ sang con .
- Đây hiện là con đường phổ biến nhất khiến cho trẻ em bị nhiễm HIV.
- Tất cả phụ nữ mang thai hay trước khi quyết định có thai được khuyến nghị nên xét nghiệm HIV và bắt đầu điều trị ngay lập tức khi phát hiện, nhằm làm giảm số trẻ sinh ra nhiễm HIV.
- Nếu một phụ nữ nhiễm HIV uống thuốc điều trị dự phòng lây nhiễm theo chỉ định trong suốt quá trình mang thai và sinh nở, đứa trẻ cũng được cho uống đồng thời cho đến khi được 4 – 6 tuần sau khi sinh, thì nguy cơ lây truyền có thể dưới 1%.
Quan hệ tình dục bằng miệng
Quan hệ tình dục bằng miệng bao gồm việc đặt miệng tiếp xúc vào dương vật, âm đạo, âm hộ hoặc hậu môn.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm HIV bao gồm:
- Xuất tinh ở miệng kèm theo loét miệng, chảy máu nướu răng hoặc lở loét ở bộ phận sinh dục.
- Đối tác quan hệ có mắc phải của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
Tốt hơn hết, trước khi bạn quyết định quan hệ tình dục với ai đó thì hãy đảm bảo biết rõ tình hình sức khỏe của mình, đối tác và chuẩn bị một cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh trước khi thực hiện hoạt động này.
Truyền máu và hiến tạng bị nhiễm HIV
Ngày nay, tỷ lệ lây nhiễm qua tình huống này là khá nhỏ vì việc kiểm tra nghiêm ngặt nguồn cung cấp máu, cũng như các cơ quan và mô được hiến tặng. Bạn sẽ khó có thể nhiễm HIV khi hiến máu vì các thủ tục lấy máu được quản lý chặt chẽ, thường xuyên và an toàn.
Nhưng tất nhiên là mọi việc luôn chỉ nằm ở mức tương đối và không có gì là không thể và sự cẩn thận là luôn luôn cần thiết. Bạn hãy đi hiến máu, hiến tạng ở những cơ sở y tế có thẩm quyền và đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, hoạt động.
Bị người nhiễm HIV cắn
Tỷ lệ nhiễm HIV ở tình huống này cũng là khá nhỏ, trong đó các trường hợp được ghi nhận đều do có chấn thương nghiêm trọng với tổn thương mô rộng và có máu.
Sự lây truyền hiếm gặp này có thể xảy ra khi tiếp xúc giữa vết thương hở, màng nhầy, máu hoặc chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Nếu không có những sự tiếp xúc này thì xác suất lây nhiễm hầu như không có.
Hiện tại cũng chưa có tài liệu nào ghi nhận trường hợp HIV lây truyền qua khạc nhổ vì HIV không lây truyền qua nước bọt.
Hôn sâu và lở miệng
Về bản chất, việc hôn nhau với người bị nhiễm HIV là hoàn toàn an toàn kể cả có hôn sâu hay không vì HIV không lây qua nước bọt. Sự việc sẽ chỉ trở nên có nguy cơ cao nếu một trong hai người có vết thương hở, lở loét miệng hay chảy máu ở khoang miệng.
Xem thêm:
- Các bước xử lý khi bị kim tiêm nghi nhiễm HIV đâm trúng.
- Chữa khỏi ca nhiễm HIV thứ 3 theo phương pháp điều trị mới..
Trên đây là những hoạt động, tình huống lây nhiễm HIV phổ biến trong đời sống mà bạn cần biết và tuyệt đối không mắc phải để hạn chế khả năng lây nhiễm HIV thấp nhất có thể. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và nếu thấy hay thì hãy chia sẻ những điều này cho người thân của mình bạn nhé.
Nguồn: hiv.gov, CDC
Cảm ơn bạn đã xem bài viết HIV lây qua đường nào? 7 tình huống lây nhiễm cần lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.