HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O→ Ag + NH4NO3 + (NH4)2CO3 là phản ứng tráng gương của anđehit fomic, được Neu-edutop.edu.vn biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học Hóa 11 bài 44: Anđehit – Xeton…. cũng như thường xuyên xuất hiện ở các dạng bài tập anđehet. Hy vọng qua tài liệu này có thể giúp các bạn viết và cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác hơn.
1. Phương trình phản ứng tráng gương của Anđehit Fomic
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → 4Ag + 4NH4NO3 + (NH4)2CO3
2. Điều kiện phản ứng HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Điều kiện: Không có
3. Cách tiến hành phản ứng cho dung dịch HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Cho HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
4. Hiện tượng nhận biết HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Có kết tủa trắng Ag, có khí thoát ra chính là NH4NO3
5. Các chất tham gia phản ứng tráng gương
5.1. Chất tham gia phản ứng tráng gương Ank-1-in
(ankin có liên kết ba ở đầu mạch)
Đây là phản ứng thế H bằng ion kim loại Ag+ và sẽ có các phương trình phản ứng như sau:
R-C≡CH + AgNO3 + NH3→ R-C≡CAg + NH4NO3
Đặc biệt cần nhớ:
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3→ AgC≡CAg + 2NH4NO3
5.2. Chất tham gia phản ứng tráng gương Andehit
Trong phản ứng tráng gương này chất tham gia phản ứng tráng gương andehit sẽ đóng vai trò là chất khử.
Phương trình như sau:
R-(CHO)x + 2xAgNO3+ 3xNH3+ xH2O → R-(COONH4)x + 2xAg + 2xNH4NO3
Andehit đơn chức (x=1)
R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Tỉ lệ mol của (nRCHO : nAg) = (1:2)
Riêng với andehit fomic HCHO tỉ lệ mol (nHCHO : nAg) = 1:4
Phương trình: HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3
Chất tham gia phản ứng tráng gương: những chất có nhóm -CHO:
chất có nhóm -CHO sẽ tham gia phản ứng tráng gương với tỉ lệ mol: nAg = 1:2
+ axit fomic: HCOOH
+ Este,muối của axit fomic: HCOOR
+ Glucozo, fructozo: C6H12O6
+ Mantozo: C12H22O11
5.3. Một số hợp chất hữu cơ có phản ứng tráng gương
Andehyt
Acid Formic (HCOOH)
Este hoặc muối của Acid Formic
1 vài Glucid như Glucose, Fructose (trong kiềm chuyển thành Glucose), Mantose
– Phương trình tổng quát:
R- (CHO)n + 2n AgNO3 + 2n NH3 + n H2O → R – (COOH)n + 2n Ag + 2n NH4NO3
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Có bao nhiêu anđehit 2 chức có công thức đơn giản là C2H3O?
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
=> CTPT: C4H6O2
Có 2 công thức thỏa mãn là
OHC-CH2-CH2-CHO
CH3-CH(CHO)2
Câu 2. Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3
A. Anđehit fomic, but-1-in, axetilen
B. Axetilen, metan, etilen
C. Anđehit fomic, but – 1-en, axetilen
D. Butanol, phenol, but-1-in
Các phương trình hóa học xảy ra
C2H2+ 2AgNO3+ 2NH3 → Ag2C2↓ + 2NH4NO3
HCHO + 4AgNO3+ 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
C4H6 + AgNO3 + NH3→ C4H5Ag↓ + NH4NO3
Câu 3: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là
A. CH3COOH.
B. HCOOH.
C. C2H5COOH.
D. C3H7COOH.
Đáp án A
Hướng dẫn nNaOH = 0,112 mol
Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH = 0,112 mol
=> M = 6,72 / 0,112 = 60 => Y là CH3COOH
Câu 4. Chất nào không thể điều chế trực tiếp từ CH3CHO:
A. C2H2.
B. CH3COOH.
C. C2H5OH.
D. CH3COOC2H3.
CH3COOH + H2 → CH3CHO + H2O
C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
CH3COOC2H3+ NaOH → CH3COONa + CH3CHO + H2O
Câu 5. Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tao ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. Công thức cấu tạo thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là:
A. CH2=CHCOOH, OHC-CH2-CHO.
B. CH3CH2COOH, HCOOCH2CH3.
C. HCOOCH=CH2, CH3COOCH3.
D. HCOOCH=CH2, CH3CH2COOH.
2CH2=CHCOOH + CaCO3 →(CH2=CHCOO)2Ca + CO2 + H2O
OHC-CH2-CHO + 2Ag2O → HOOCCH2COOH + 4Ag
Câu 6: So sánh nhiệt độ sôi của các chất axit axetic, axeton, propan, etanol
A. CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH
B. C2H5OH > CH3COOH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3
C. CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3
D. C2H5OH > CH3COCH3 > CH3COOH > CH3CH2CH3
Nhiệt độ sôi của các chất giảm dần theo thứ tự CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3.
Câu 7: Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?
A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro
B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol
C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn
D. Vì axit có 2 nguyên tử oxi
Câu 8: Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic, etilen, saccarozơ, metyl fomat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
=> Có 4 chất có pư tráng bạc
HOCH2[CH2OH]4CH=O + 2AgNO3/NH3 + H2O → HOCH2(CHOH)4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
2 AgNO3+ H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2Ag ↓ + 2 NH4NO3
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3+ H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag ↓
30HCOOCH3 + 18AgNO3+ 40NH3+ 3H2O → 30CH3OCOONH4+ 9NH4NO3 + 18Ag
Câu 9: Chia a gam axit axetic thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: trung hòa vừa đủ bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4 M
Phần 2: thực hiện phản ứng este hóa với ancol etylic thu được m gam este ( giả sử hiệu suất phản ứng là 100%)
Vậy m có giá trị là:
A. 16,7 gam
B. 17,6 gam
C. 16,8 gam
D. 18,6 gam
Phương trình hóa học:
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
0,2 <——–0,2
=> mCH3COOH = 0,2.60 = 12 g
=> nCH3COOH = 0,2 (2 phần bằng nhau)
Phương trình hóa học:
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
0,2 ———–→ 0,2
=> m = 0,2.88 = 17,6 g
Câu 10. Để tách các chất ra khỏi nhau từ hỗn dung dịch chứa axit axetic và ancol etylic, có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây?
A. Dùng CaCO3, chưng cất, sau đó tác dụng với H2SO4
B. Dùng CaCCl2, chưng cất, sau đó tác dụng với H2SO4
C. Dùng Na2O, sau đó cho tác dụng với H2SO4
D. Dùng NaOH, sau đó cho tác dụng với H2SO4
2CH3COOH + CaCO3→ (CH3COO)2Ca + H2O + CO2
Chất rắn không bay hơi cho tác dụng với H2SO4, sau đó chưng cất thu được CH3COOH.
(CH3COO)2Ca + H2SO4 → 2CH3COOH + CaSO4
Câu 11. Ứng dụng nào sau đây không phải của HCHO.
A. Dùng để sản xuất nhựa phenol-fomanđehit.
B. Dùng để sản xuất nhựa ure-fomanđehit.
C . Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật.
D. Dùng để sản xuất axit axetic.
Câu 12. Cho 5,8 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 4,48 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
A. C3H7CHO.
B. C4H9CHO.
C. HCHO.
D. C2H5CHO
0,2 0,2
R-CHO → 2Ag
0,1 ← 0,2.
MRCHO = 5,8/0,1 = 58
R+ 29 = 58 → R= 29 (C2H5)
Câu 13. Cho các nhận định sau:
(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.
(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NH3tạo thành Ag.
(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Thí dụ:
Tính khử của andehit
CH3CHO + H2→ CH3CH2OH.
Tính oxi hóa
CH3CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
(b) Đúng
(c) Đúng
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
(d) Đúng
Câu 14. Cho chất anđehit fomic (HCHO) và axit axetic (CH3COOH), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
Công thức đơn giản nhất của axit axetic: CH2O
=> 2 chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất
Câu 15. Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:
A. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
D. nước brôm, anhidrit axetic, dung dịch NaOH.
C6H5OH + 3Br2→ C6H2Br3OH + 3HBr
C6H5OH + (CH3CO)2O ⟶ CH3COOH + CH3COOC6H5
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O