Bạn đang xem bài viết Hàm PRICE, PRICEDISC, PRICEMAT – Tính giá trị của chứng khoán trong Excel tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết ý nghĩa và cách sử dụng các hàm PRICE, PRICEDISC, PRICEMAT – Tính giá trị của chứng khoán trong excel.
1. Hàm PRICE
Mô tả: Trả về giá trị trên mỗi 100 $ của một chứng khoán thanh toán lợi tức theo chu kỳ.
Cú pháp: = PRICE(settlement, maturity, rate, yld, redemption, frequency, basis).
Trong đó:
– settlement: Ngày kết toán chứng khoán là ngày sau ngày phát hành chứng khoán được bán cho người mua, là tham số bắt buộc.
– maturity: Ngày đáo hạn hay hết hạn của chứng khoán, là tham số bắt buộc.
– rate: Lãi suất hàng năm của chứng khoán.
– yld: Lợi nhuận hàng năm của chứng khoán.
– redemption: Giá trị hoàn lại của chứng khoán tính theo đơn vị 100$.
– frequency: Số lần trả lãi trên năm, frequency=1 -> trả mỗi năm 1 lần, frequency =2 -> trả lãi mỗi năm 2 lần, frequency =4 -> trả lãi mỗi năm 4 lần.
– basis: Cơ sở dùng để đếm ngày, có các giá trị sau:
+ basis =0 hoặc bỏ qua: Một tháng có 30 ngày, một năm có 360 ngày dựa trên chuẩn US.
+ basis =1: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm bằng số ngày thực tế trên năm.
+ basis =2: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm là 360 ngày.
+ basis =3: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế mỗi tháng, số ngày trên năm = 365 ngày.
+ basis =4: Số ngày trên tháng =30 ngày, số ngày trên năm 360 ngày theo chuẩn châu Âu.
Chú ý:
– Nếu settlement, maturity, frequency là số thập phân hàm lấy giá trị nguyên của các tham số đó.
– Trường hợp nhập dữ liệu ngày không hợp lệ hàm trả về lỗi #NUM!
– Nếu yld hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
– Nếu giá trị của frequency không nằm trong tập {1, 2, 4} hoặc giá trị basis không nằm trong tập {0, 1, 2, 3, 4} hàm trả về giá trị lỗi.
– Trường hợp settlement > maturity hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
Ví dụ:
Tính giá trị của chứng khoán (dựa trên $100) biết ngày kết toán chứng khoán là 3/12/2016, ngày hết hạn chứng khoán là 2/19/2020, lãi suất hàng năm là 12.6%, lợi nhuận hàng năm là 5.9%, một năm trả lãi 2 lần, cơ sở để tính ngày là số ngày thực tế trên mỗi tháng và số ngày thực tế trên năm.
Tại ô cần tính nhập công thức: =PRICE(B8, C8, D8, E8, 100,F8,1).
Nhấn Enter -> giá trị chứng khoán theo mệnh giá 100$ là:
2. Hàm PRICEDISC
Mô tả: Hàm thực hiện tính giá trị mệnh giá 100$ của một chứng khoán đã chiết khấu.
Cú pháp: = PRICEDISC(settlement, maturity, discount, redemption, basis).
Trong đó:
– settlement: Ngày kết toán chứng khoán là ngày sau ngày phát hành chứng khoán được bán cho người mua, là tham số bắt buộc.
– maturity: Ngày đáo hạn hay hết hạn của chứng khoán, là tham số bắt buộc.
– discount: Tỷ lệ chiết khấu của chứng khoán.
– redemption: Giá trị hoàn lại của chứng khoán, tính theo đơn vị 100$.
– basis: Cơ sở dùng để đếm ngày, có các giá trị sau:
+ basis =0 hoặc bỏ qua: Một tháng có 30 ngày, một năm có 360 ngày dựa trên chuẩn US.
+ basis =1: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm bằng số ngày thực tế trên năm.
+ basis =2: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm là 360 ngày.
+ basis =3: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế mỗi tháng, số ngày trên năm = 365 ngày.
+ basis =4: Số ngày trên tháng =30 ngày, số ngày trên năm 360 ngày theo chuẩn châu Âu.
Chú ý:
– Hàm được tính bằng công thức:
– Nếu settlement, maturity, frequency là số thập phân hàm lấy giá trị nguyên của các tham số đó.
– Trường hợp nhập dữ liệu ngày không hợp lệ hàm trả về lỗi #NUM!
– Nếu yld hoặc rate hoặc frequency -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
– Nếu giá trị của frequency không nằm trong tập {1, 2, 4} hoặc giá trị basis không nằm trong tập {0, 1, 2, 3, 4} hàm trả về giá trị lỗi.
– Trường hợp settlement > maturity hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
Ví dụ:
Tính giá trị của chứng khoán (dựa trên $100) biết ngày kết toán chứng khoán là 3/12/2016, ngày hết hạn chứng khoán là 2/19/2020, tỷ lệ chiết khấu là 4.66% cơ sở để tính ngày là số ngày thực tế trên mỗi tháng và số ngày thực tế trên năm.
Tại ô cần tính nhập công thức:
Nhấn Enter kết quả trả về:
3. Hàm PRICEMAT
Mô tả: Hàm thực hiện tính giá trị dựa trên mệnh giá 100$ của một chứng khoán thanh toán lãi vào ngày đáo hạn hay hết hạn của chứng khoán.
Cú pháp: = PRICEMAT(settlement, maturity, issue, rate, yld, basis).
Trong đó:
– settlement: Ngày kết toán chứng khoán là ngày sau ngày phát hành chứng khoán được bán cho người mua, là tham số bắt buộc.
– maturity: Ngày đáo hạn hay hết hạn của chứng khoán, là tham số bắt buộc.
– issue: Ngày phát hành chứng khoán, là tham số bắt buộc.
– rate: Lãi suất hàng năm của chứng khoán.
– yld: Lợi nhuận hàng năm của chứng khoán.
– basis: Cơ sở dùng để đếm ngày, có các giá trị sau:
+ basis =0 hoặc bỏ qua: Một tháng có 30 ngày, một năm có 360 ngày dựa trên chuẩn US.
+ basis =1: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm bằng số ngày thực tế trên năm.
+ basis =2: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm là 360 ngày.
+ basis =3: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế mỗi tháng, số ngày trên năm = 365 ngày.
+ basis =4: Số ngày trên tháng =30 ngày, số ngày trên năm 360 ngày theo chuẩn châu Âu.
Chú ý:
– Công thức tính của hàm:
– Nếu settlement, maturity, frequency là số thập phân hàm lấy giá trị nguyên của các tham số đó.
– Trường hợp nhập dữ liệu ngày không hợp lệ hàm trả về lỗi #NUM!
– Nếu yld hoặc rate hoặc frequency -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
– Nếu giá trị của frequency không nằm trong tập {1, 2, 4} hoặc giá trị basis không nằm trong tập {0, 1, 2, 3, 4} hàm trả về giá trị lỗi.
– Trường hợp settlement > maturity hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
Ví dụ:
Tính giá trị của chứng khoán biết ngày kết toán chứng khoán là 3/12/2016, ngày hết hạn chứng khoán là 2/19/2020, ngày phát hành là 2/19/2014, lãi suất hàng năm là 12.8%, lợi nhuận hàng năm thu được là 6.9% cơ sở để tính ngày là số ngày thực tế trên mỗi tháng và số ngày thực tế trên năm.
Tại ô cần tính nhập công thức: =PRICEMAT(B8,C8,D8,E8,F8,G8).
Nhấn Enter kết quả trả về:
Trên đây là hướng dẫn chi tiết ý nghĩa và cách sử dụng các hàm tính giá trị chứng khoán.
Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hàm PRICE, PRICEDISC, PRICEMAT – Tính giá trị của chứng khoán trong Excel tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/ham-price-pricedisc-pricemat-tinh-gia-tri-cua-chung-khoan-trong-excel/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: