Ngày nay, khi con người chú trọng hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ thì gluten được nhắc đến ngày càng nhiều vì nó có trong các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày, tham khảo bài viết dưới đây để biết gluten là gì nhé.
Gluten là khái niệm được nhắc đến nhiều gần đây, đặc biệt với các bà nội trợ vì phải lựa chọn thực phẩm hằng ngày để chăm sóc gia đình. Vậy gluten là gì? Công dụng và gluten có trong các thực phẩm nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Gluten là gì?
Gluten là một loại protein hoạt động như một chất kết dính, liên kết thực phẩm lại với nhau làm cho thực phẩm tăng độ đàn hồi, gluten thường có nhiều trong bột mì, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì spenta, theo tạp chí sức khoẻ Healthline.
Được sử dụng để làm bánh, chế biến súp, bánh kẹo, thay thế thịt trong nhiều món ăn chay, chế biến nước tương.
Công dụng của gluten
Gluten cũng có thể hoạt động giống một chất prebiotic giúp nuôi dưỡng những vi khuẩn “có lợi” trong cơ thể, nhất là hệ tiêu hoá.
Gluten được sử dụng phổ biến trong làm bánh giúp tăng thêm độ dẻo, độ đàn hồi, định hình cấu trúc và hình dạng của sản phẩm được tốt hơn.
Gluten có đặc tính hút nước và giữ nước cao giúp cho bánh được mềm, tăng hương vị và thời gian bảo quan được lâu.
Trong ngủ cốc cũng có sử dụng gluten để tăng tính dẻo dai và tăng hương vị.
Ngoài ra glueten dùng làm đặc trong các món súp, bánh kẹo, chè, mạch nha và một số thực phẩm khác.
Các thực phẩm chứa gluten
Gluten có nhiều trong các sản phẩm làm từ hạt lúa mì, lúa mạch như:
- Bánh ngọt
- Bánh mỳ
- Mỳ ống
- Các loại ngũ cốc.
Gluten cũng có trong một số thực phẩm khác như:
Gluten free là gì?
Khái niệm gluten free là xu hướng nói không với Gluten, xuất hiện chính là do những người mắc bệnh celiac không dung nạp được gluten. Một căn căn bệnh qua trung gian miễn dịch di truyền ở người, dẫn đến chứng viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu. Triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy và khó chịu vùng bụng.
Để phòng bệnh cách tốt nhất là tránh tất cả thức ăn có chứa gluten trong thành phần. Các loại thực phẩm gluten free bao gồm: Ngũ cốc, quinoa, gạo nâu, hạt kê, kiều mạch và rau dền, trái cây, rau, đậu, thịt, trứng, các loại hạt và hầu hết các sản phẩm từ sữa.
Ban đầu, khái niệm này chỉ áp dụng cho thực phẩm nhưng sau đó đã lan sang cả các lĩnh vực mỹ phẩm như: Xà phòng hay thuốc tạo kiểu.
Đối tượng nào không nên dung nạp gluten?
Hầu hết các nguồn tin đều cho rằng gluten an toàn với mọi người, tuy nhiên nó có thể không thích hợp để sử dụng đối với một số người có bệnh trạng nhất định như: Bệnh nhân mắc bệnh celiac, dị ứng với gluten, dị ứng lúa mì và một số bệnh khác.
Bệnh celiac:Hay còn gọi là coeliac – hội chứng không dung nạp gluten. Bệnh celiac có thể rất khó chẩn đoán. Trong thực tế, có đến 80% những người bị bệnh celiac không biết mình mắc bệnh. Biểu hiện của người mắc bệnh là cơ thể tự xem gluten là kẻ xâm lược từ bên ngoài và hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các gluten cũng như niêm mạc ruột gây hại cho thành ruột, khiến cơ thể gặp các vấn đề tiêu hóa nặng và nguy cơ gia tăng của nhiều bệnh.
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh celiac liên quan tiêu hóa như: Nhức đầu, mệt mỏi, phát ban da, trầm cảm, giảm cân, do các mô tế bào trong ruột non bị tổn hại dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và phân có mùi hôi. Một số người bị bệnh celiac có các triệu chứng khác như mệt mỏi hoặc thiếu máu.
Dị ứng với gluten (không gây bệnh celiac): Đây là triệu chứng sau khi chẩn đoán chứng không dung nạp gluten dù không dương tính với bệnh celiac nhưng lại phản ứng tiêu cực với gluten.
Hội chứng ruột kích thích (IBS), dị ứng lúa mì và một số bệnh khác: Một số nghiên cứu cho thấy người mắc IBS sẽ có thể có lợi khi ăn chế độ không có gluten.
Một số lưu ý khi sử dụng gluten
Một số người dị ứng với lúa mì, lúa mạch, mạch nha,… thì không nên sử dụng các sản phẩm có chứa gluten vì sẽ gây dị ứng.
Khi lựa chọn sản phẩm cho những người dị ứng với glueten thì nên chọn sản phẩn có in chữ “Gluten free” trên bao bì.
Không nên lạm dụng quá nhiều gluten trong chế biết thực phẩm vì có thể gây phản ứng phụ có hại cho hệ tiêu hoá và đường ruột.
Gluten cũng có nhiều công dụng tốt, hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu thêm được về gluten là gì? Công dụng và các thực phẩm chứa gluten, cũng như một số lưu ý để tốt cho sức khoẻ.
Nguồn: Healthline
>> Protein là gì? Chức năng của Protein và Protein có nhiều trong thực phẩm nào?
>> Uống ngũ cốc có tác dụng gì?
Neu-edutop.edu.vn