Bạn đang xem bài viết Giời leo có lây không? Triệu chứng và cách điều trị giới leo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giời leo hay còn gọi là bệnh zona thần kinh – một bệnh da liễu do nhiễm vi rút gây ra với những triệu chứng vô cùng đau đớn, khó chịu. Vậy những triệu chứng đó là gì, cách điều trị giời leo như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu thêm thông tin về giời leo qua bài viết sau đây nhé.
Giời leo là gì?
Bệnh zona là một bệnh viêm dây thần kinh gây ra bởi vi rút varicella zoster (VZV) – loại vi rút gây bệnh thủy đậu. Bất kỳ ai đã từng mắc bệnh thủy đậu đều có thể bị giời leo. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bạn (thường là vùng liên sườn, bên dưới tai,…).
Giời leo tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những triệu chứng đau đớn, nếu không nhanh chóng điều trị có thể dẫn đến các biến chứng. Biến chứng phổ biến nhất là đau dây thần kinh sau điều trị vì đã phải chịu những cơn đau trong một thời gian dài.
Giời leo có lây không?
Một người bị bệnh zona có thể lây cho bất kỳ ai không có miễn dịch với bệnh thủy đậu.
Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu và sức đề kháng kém, bao gồm những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Việc lây lan thường xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn nước của người bệnh zona. Tuy nhiên, khi bị nhiễm vi rút, người đó sẽ mắc bệnh thủy đậu chứ không phải bệnh zona.
Bệnh nhân bị zona nên tránh dùng tay chạm vào vùng da đang bị tổn thương rồi tiếp xúc với vùng da khác vì sẽ làm cho bệnh lan ra rộng hơn.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giời leo
Bất kỳ ai đã từng mắc bệnh thủy đậu đều có khả năng bị bệnh zona. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), trung bình mỗi năm có khoảng 1 triệu người mắc bệnh tại quốc gia này. [1]
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh zona bao gồm:
- Tuổi tác: Nguy cơ phát triển bệnh zona tăng lên theo độ tuổi. Bệnh zona thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi và những người trên 60 tuổi có nhiều khả năng gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn.
- Do bệnh lý: Các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, chẳng hạn như HIV/AIDS và ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona.
- Các phương pháp điều trị ung thư: Xạ trị hoặc hóa trị có thể làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi rút hoạt động.
- Do dùng thuốc làm suy giảm miễn dịch: Thuốc ngăn chặn đào thải các cơ quan được cấy ghép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona. Sử dụng steroid lâu dài, chẳng hạn như prednisone cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh zona.
Nguyên nhân gây bệnh giời leo
Bệnh zona là một bệnh nhiễm trùng do vi rút varicella zoster gây ra. Sau khi bạn bị thủy đậu, vi rút sẽ ở trong cơ thể bạn suốt phần đời còn lại với trạng thái không hoạt động.
Nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi do tuổi tác hoặc bệnh lý, vi rút có thể tái hoạt động trở lại. Chúng chạy dọc khắp các dây thần kinh gây viêm và khiến các vùng da xung quanh bị phồng rộp, phát ban đau đớn.
Triệu chứng giời leo
Triệu chứng đầu tiên của bệnh zona thường là đau, cơn đau có thể dữ dội hơn đối với một số người.
Tùy thuộc vào vị trí của cơn đau, đôi khi bệnh có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề về tim, phổi hoặc thận. Một số người vẫn có thể bị đau mặc dù không phát ban trên da.
Thông thường nhất, phát ban bệnh zona phát triển dưới dạng một dải mụn nước kéo dài. Ngoài ra, bệnh giời leo còn có thể có một số triệu chứng khác bao gồm:
- Đau, rát hoặc ngứa ran.
- Da nhạy cảm.
- Phát ban đỏ có thể bắt đầu sau cơn đau vài ngày.
- Các mụn nước chứa đầy dịch vỡ ra và đóng vảy.
- Sốt.
- Đau đầu.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Mệt mỏi.
Cách chẩn đoán & điều trị giời leo
Chẩn đoán
Các bác sĩ thường sẽ chẩn đoán bệnh zona dựa trên tình trạng các vết phát ban và mụn nước của bạn. Đồng thời, họ cũng sẽ tìm hiểu và đặt câu hỏi về tiền sử bệnh cũng như những loại thuốc bạn đang dùng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần xét nghiệm mẫu da hoặc dịch từ vết phồng rộp để kiểm tra sự hiện diện của vi rút.
Điều trị
Hiện nay bệnh giời leo chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị triệu chứng. Việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa các biến chứng và tăng tốc độ hồi phục.
Bệnh giời leo nên được điều trị trong vòng 72 giờ sau khi phát hiện các triệu chứng. Một số phương pháp được sử dụng điều trị triệu chứng như sau:
- Sử dụng thuốc theo tình trạng bệnh và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc kháng vi rút, kháng sinh nhằm tăng tốc độ phục hồi.
- Thuốc kháng viêm, giảm đau để giảm sưng, đau.
- Thuốc kháng histamin để điều trị ngứa.
- Một số phương pháp giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh giời leo có thể làm tại nhà:
- Tắm nước mát hoặc tắm vòi sen để làm sạch và làm dịu da của bạn.
- Chườm lạnh lên vùng phát ban để giảm đau và ngứa.
- Bôi kem dưỡng da calamine để giảm ngứa.
- Ăn các thực phẩm có vitamin A, B12, C và vitamin E.
- Bổ sung L-lysine để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Cách phòng ngừa giời leo
Để phòng ngừa mắc bệnh giời leo, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt vì bị thủy đậu dẫn đến bệnh giời leo.
- Tránh tiếp xúc gần với người đang bị giời leo.
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không dùng tay trần chạm vào vùng da phát ban.
Các lưu ý khi bị giời leo
Một số điều cần lưu ý để tránh lây lan vi rút cho người khác:
- Che vết ban.
- Tránh chạm hoặc gãi vào vùng phát ban.
- Rửa tay thường xuyên.
- Tránh tiếp xúc với những người sau đây cho đến khi phát ban của bạn đóng vảy:
- Phụ nữ có thai chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm vắc xin thủy đậu.
- Trẻ sơ sinh.
- Những người có hệ thống miễn dịch yếu như những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc đang hóa trị, những người cấy ghép nội tạng và những người bị nhiễm HIV.
Xem thêm:
- Viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả
- Cách trị ghẻ ngứa bằng nguyên liệu tự nhiên không tác dụng phụ
Bài viết trên đây đã giới thiệu khái quát về những thông tin cần biết về bệnh giời leo. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn điều hữu ích và nếu thấy hay bạn hãy chia sẻ đến cho những người thân của mình nhé.
Nguồn: Mayoclinic, CDC, Sciencedirect
Nguồn tham khảo
-
Shingles (Herpes Zoster)
https://www.cdc.gov/shingles/index.html
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giời leo có lây không? Triệu chứng và cách điều trị giới leo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.