Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học cả học kì 1, kì 2 theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Lý 10 Kết nối tri thức giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Vật lí lớp 10 cho học sinh của mình.
Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu nhanh chóng xây dựng hoàn thiện giáo án dạy học cho riêng mình. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.
Giáo án Vật lý 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp 10
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.
– Nắm được các giai đoạn phát triển của Vật lí
– Nêu được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
– Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau
– Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình).
– Nêu được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
– Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
– Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
– Năng lực thực nghiệm.
– Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học.
– Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
– Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
– Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau
– Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu vật lí trong một số hiện tượng vật lí cụ thể
3. Phẩm chất
– Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý.
– Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
– Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
– Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Bài giảng Powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học
– Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.
– Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Hãy xem bảng hướng dẫn sử dụng sách ở trang 2 SGK. Sau đó nối các biểu tượng ở cột A sao cho tương ứng với các ý nghĩa ở cột B:
Câu 2: Hãy xem bảng các đơn vị của hệ SI trang 5 SGK. Sau đó nối các đơn vị tương ứng với các đại lượng vật lý:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hình bên dưới là các nhà vật lí tiêu biểu cho mỗi giai đoạn phát triển khoa học và công nghệ của nhân loại. Em biết gì về các nhà khoa học này?
Câu 2: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lí mà em đã được học ở cấp Trung học cơ sở.
Câu 3: Em thích nhất lĩnh vực nào của vật lí? Tại sao?
Câu 4: Vật lí phát triển qua mấy giai đoạn chính? Đó là những giai đoạn nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3A
Câu 1: Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của vật lí?
Câu 2: Kiến thức về từ trường Trái đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú?
Câu 3: Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích dựa vào định luật vật lí nào của Newton?
Câu 4: Hãy nêu thêm ví dụ về việc dùng kiến thức vật lí để giải thích hiện tượng tự nhiên mà các em đã học.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3B
Câu 1: Nếu không có các thành tựu nghiên cứu của vật lý thì không có công nghệ. Lịch sử loài người đã trải qua mấy cuộc cách mạng công nghiệp? Đó là những cuộc cách mạng nào?
Câu 2: Hãy nêu tên một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?
Câu 3: Theo em, việc sử dụng máy hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung có những hạn chế nào?
Câu 4: Theo em sử dụng động cơ điện có những ưu điểm vượt trội nào so với sử dụng máy hơi nước?
Câu 5: Hãy kể tên một số nhà máy tự động hóa quá trình sản xuất ở nước ta?
………………
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: 1 – e; 2 – a; 3 – f; 4 – c; 5 – b; 6 – h; 7 – g; 8 – d.
Câu 2: 1 – c; 2 – f; 3 – e; 4 – d; 5 – b; 6 – a; 7 – g.
Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện |
Nội dung các bước |
Bước 1 |
– Giáo viên nêu vấn đề: Khoa học công nghệ ngày nay có sự phát triển vượt bậc, đó là nhờ sự góp mặt không nhỏ của bộ môn khoa học Vật lí. Trước khi tìm hiểu từng nội dung cụ thể của môn học, ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng sách và đơn vị đo lường hệ SI nhé! – Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Hãy đọc sách giáo khoa trang 2 và trang 5 hoàn thành phiếu học tập số 1. (Có thể cho các nhóm thi đua xem nhóm nào nhanh hơn) |
Bước 2 |
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm |
Bước 3 |
Báo cáo kết quả và thảo luận – Các nhóm đưa kết quả lên bảng. – Học sinh các nhóm xem kết quả của các nhóm khác, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của các nhóm khác |
Bước 4 |
Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. |
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – Nhiệt kế: dùng để đo nhiệt độ của nước, hoạt động dựa trên cơ sở dãn nở vì nhiệt của các chất như: thủy ngân, rượu, … được làm bằng thủy tinh dễ vỡ => Khi tiến hành thí nghiệm cần cẩn thận, không để làm rơi, vỡ do thủy ngân trong nhiệt kế là một chất rất độc hại. – Bình thủy tinh chịu nhiệt: có thể chịu được nhiệt độ rất cao => không dùng tay cầm trực tiếp vào bình. – Đèn cồn: dùng để đun sôi nước. Được thiết kế gồm: + 1 bầu đựng cồn bằng thủy tinh + 1 sợi bấc thường được dệt bằng sợi bông + 1 chiếc chụp đèn bằng thủy tinh hoặc kim loại. => Lưu ý: + Không nên kéo sợi bấc quá dài + Không trực tiếp thổi tắt ngọn lửa đèn cồn vì sẽ làm ngọn lửa cháy dữ dội hơn. Cách tốt nhất để tắt đèn là đậy nắp đèn cồn lại. |
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 – Đèn chiếu sáng: có kính tụ quang để tạo chùm tia song song, vỏ bằng nhôm hợp kim, có khe cài bản chắn sáng, có các vít điều chỉnh đèn. => Tránh rơi, vỡ; để nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp, gần chất gây cháy nổ. – Thấu kính: bằng thủy tinh, được lắp trong khung nhựa, gắn trên trụ nhôm => Mỏng, dễ vỡ cần để trên cao, cất gọn gàng khi sử dụng xong. – Màn ảnh: có màu trắng mờ, gắn trên trụ nhôm => Để nơi khô thoáng, tránh bụi bẩn. – Gương phẳng: bằng thủy tinh, dễ vỡ, sắc, nhọn => Khi sử dụng cần cẩn thẩn, tránh để rơi, vỡ. |
- Tổ chức thực hiện
Bước thực hiện |
Nội dung các bước |
Bước 1 |
– GV đặt vấn đề: Trong Vật lí, việc tiến hành các hoạt động trong phòng thí nghiệm nhằm khảo sát, kiểm chứng kiến thức có vai trò quan trọng. Em hãy kể tên một số thiết bị thí nghiệm mà em biết: HS: Thiết bị thí nghiệm điện: Ampe kế, Vôn kế, dây điện, bóng đèn, công tắc, ổ cắm,… Thiết bị thí nghiệm nhiệt: Đèn cồn Thiết bị thí nghiệm thủy tinh: Ống nghiệm Thiết bị thí nghiệm quang: Đèn, thấu kính, màn hứng GV: Tuy nhiên quá trình hoạt động trong phòng thí nghiệm Vật lí phổ thông có thể xảy ra nhiều sự cố nguy hiểm. Trong các thí nghiệm thì các thiết bị điện có nguy cơ mất an toàn cao nhất. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và thông số trên thiết bị GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 |
Bước 2 |
– HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. – GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. – HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. – GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ: Khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện, cần quan sát kĩ các kí hiệu và thông số trên thiết bị |
Bước 3 |
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hoàn thành phiếu học tập số 2 – Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). Báo cáo kết quả và thảo luận – Đại diện mỗi nhóm trình bày – Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện |
Bước 4 |
– GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ: ♦ Khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị nhiệt và thủy tinh, chú ý khi đun nóng có thể gây bỏng với người sử dụng, gây nứt vỡ các bộ phận làm bằng thủy tinh |
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hoàn thành phiếu học tập số 3 – HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. – GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. – HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. |
|
Bước 5 |
– GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ: ♦ Các thiết bị quang học có thể bị xước nứt vỡ và dính bụi bẩn làm ảnh hưởng đến đường truyền tia sáng và sai lệch kết quả thí nghiệm |
Hoạt dộng 2.2. Tìm hiểu những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí
Mục tiêu:
– Biết được những nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng các thiết bị thí nghiệm vật lí
– Biết được những nguy cơ hỏng các thiết bị do điện
– Biết được những nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành
Nội dung:Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
* Những nguy cơ có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành Vật lí ở hình 2.4 là:
Cắm phích điện vào ổ: tay chạm vào phần kim loại dẫn điện ở phích điện ®bị giật
Rút phích điện: cầm vào phần dây điện, cách xa phích điện ®có thể làm dây điện bị đứt
Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ ®rất dễ bị giật điện
Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây nguy hiểm cho mắt
Đun nước trên đèn cồn: để lửa to, kẹp cốc thủy tinh quá gần với đèn cồn ®hư hỏng thiết bị thí nghiệm.
* Một số thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành là:
– Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện
– Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao
– Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn
– Để hóa chất lộn xộn, làm dính vào quần áo
– Để nước, các dung dịch dễ cháy gần các thiết bị điện,….
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
– Giới hạn đo của ampe kế ở hình 2.5 là 3A.
– Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt quá giới hạn đo thì có thể làm cho ampe kế bị hư hỏng.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Điều chỉnh kim đo, thang đo trên đồng hồ vạn năng bằng cách vận núm điều chỉnh ở giữa đồng hồ về vị trí cần tìm, vặn núm quay về bên phải để đo cường độ dòng điện, vặn núm về bên trái để đo hiệu điện thế.
Chú ý: DC là đo dòng một chiều, AC là đo dòng xoay chiều.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Để các kẹp điện gần nhau: có thể gây ra chập điện
Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện: rất dễ làm các tia điện bén vào gây cháy nổ
Không đeo găng tay cao su khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao: có nguy cơ bị bỏng.
Tổ chức thực hiện
Bước thực hiện |
Nội dung các bước |
Bước 1 |
GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4 |
Bước 2 |
– HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. – GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. – HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. |
Bước 3 |
– GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ: ♦Việc thực hiện sai thao tác các thiết bị có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy khi tiến hành thí nghiệm cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui định trong phòng thực hành và hướng dẫn của giáo viên |
GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 5 – Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). Báo cáo kết quả và thảo luận – Đại diện mỗi nhóm trình bày – Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện |
|
– GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ: ♦ Khi sử dụng các thiết bị điện cần chọn đúng thang đo, không nhầm lẫn khi thao tác để đảm bảo an toàn cho thiết bị đo |
|
GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 6 – HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. – GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. – HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. |
|
– GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ – GV lưu ý cho HS: ♦Khi phòng thực hành có đám cháy, cần ngắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy. Cần lưu ý: + Ngắt toàn bộ hệ thống điện + Đưa toàn bộ hóa chất, chất dễ cháy ra khu vực an toàn + Không sử dụng nước dập tắt đám cháy nơi có các thiết bị điện, đám cháy hyđrocacbon hoặc các chất lỏng nhẹ hơn nước như dầu, cồn,… + Không sử dụng CO2 để dập tắt các đám cháy trên người hoặc cháy kim loại kiềm,… |
|
GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 7 – HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. – GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. – HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. |
|
– GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ: ♦ Khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và những hóa chất, chất dễ cháy nổ trong phòng thực hành cần tuân thủ qui tắc an toàn , nhất là những qui tắc an toàn về phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng các hóa chất dễ cháy nổ |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của vật lí, mục tiêu của môn vật lí và quá trình phát triển của vật lí
a. Mục tiêu:
– Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.
– Nắm được các giai đoạn phát triển của Vật lí
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm:
A. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VẬT LÍ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÍ
1. Đối tượng nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng
– Các lĩnh vực nghiên cứu: Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối.
2. Mục tiêu của môn Vật lí:
Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính:
+ Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí.
+ Vận dụng được kiến thức kỹ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.
+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
B. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÍ
– Giai đoạn 1: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan: từ năm 350 trước Công nguyên đến thế kỉ XVI (tiền Vật lí)
– Giai đoạn 2: Các nhà vật lý dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên: từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Vật lí cổ điển)
– Giai đoạn 3: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng: Từ cuối thế kỉ XIX đến nay (Vật lí hiện đại)
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện |
Nội dung các bước |
Bước 1 |
– Giáo viên nêu vấn đề: Vật lí được ra đời và phát triển như thế nào? Các phương pháp nghiên cứu vật lí có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phát triển năng lực của học sinh? Ta sẽ tìm hiểu điều này qua chương đầu tiên Chương I: Mở đầu Bài 1: Làm quen với vật lí. – Giáo viên về đối tượng nghiên cứu Vật lí cho học sinh, giới thiệu hình ảnh 3 nhà bác học tiêu biểu và chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh đọc mục I, II và hoàn thành phiếu học tập số 2. |
Bước 2 |
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm |
Bước 3 |
Báo cáo kết quả và thảo luận – Đại diện 1 nhóm trình bày. Câu 1: * Galileo Galilei (1564-1642) sinh ra ở thành Pisa, là một nhà thiên văn học, toán học, vật lý học và triết học người Italia. Ông là người có những đóng góp rất lớn trong thiên văn học và vật lí học. Ông có những câu nói rất nổi tiếng như: “Tôi cho rằng trên thế giới này không gì đau khổ hơn là không có tri thức”, “Chân lý luôn hàm chứa một sức mạnh, anh càng muốn công kích nó thì nó lại càng vững chắc, và cũng là anh đã chứng minh cho nó”, “Dù sao Trái đất vẫn quay”. * Isaac Newton (1642 – 1726) là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà thần học người Anh, người được công nhận rộng rãi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và nhà khoa học ảnh hưởng nhất mọi thời đại với n hững phát minh để đời – Đặc biệt phải kể đến kính thiên văn phản xạ. Thông qua phân tích quang phổ của ánh sáng Isaac Newton là người đầu tiên giúp chúng ta hiểu và xác định được, cầu vồng trên bầu trời có 7 màu sắc khác nhau. – Ông cũng là người đầu tiênđặt ra Định luật chuyển động đặt nền tảng cho cơ học cổ điển. – Định luật vạn vật hấp dẫn và phép tính vi phân, tích phân cũng ghi công của Newton. * Albert Einstein (1879 – 1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ “thiên tài”. Với 7 phát minh làm thay đổi thế giới 7. Sóng hấp dẫn Câu 2: Các lĩnh vực vật lí mà em đã được học ở cấp Trung học cơ sở: Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học. Câu 3: Em thích nhất lĩnh vực … vì … Câu 4: Vật lí phát triển qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan: từ năm 350 trước Công nguyên đến thế kỉ XVI (tiền Vật lí) Giai đoạn 2: Các nhà vật lý dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên: từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Vật lí cổ điển) Giai đoạn 3: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng: Từ cuối thế kỉ XIX đến nay (Vật lí hiện đại) – Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. |
Bước 4 |
– Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. – Giáo viên bổ sung thêm các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí: Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối. – Lưu ý những mục tiêu mà học sinh đạt được sau khi học môn Vật lí: + Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí. + Vận dụng được kiến thức kỹ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống. + Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp |
………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Vật lí 10 sách Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Vật lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Vật lí 10 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.