Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 1: Lịch sử phát triển máy tính theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Tin học lớp 8 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.
Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy tính.
- Nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của máy tính.
- Nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tiếp thu những ý tưởng sáng tạo qua những phát minh công nghệ.
- Phát triển năng lực tư duy sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề công nghệ.
- Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí vào trao đổi thông tin để tìm hiểu về lịch sử phát triển của các tiến bộ trong công nghệ tính toán.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.
- Yêu nước và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập
- Giấy khổ lớn (A2).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 8.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
- Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.
- Tiết 2: mục 3 phần Khám phá, phần Luyện tập, phần Vận dụng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV dẫn dắt: Từ thời nguyên thủy, loài người đã biết sử dụng các ngón tay, viên sỏi, lá cây,… làm công cụ hỗ trợ việc tính toán. Khoảng 5000 năm trước, con người đã chế tạo ra bàn tính để thực hiện các phép tính số học.
– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
+ Con người tạo ra công cụ tính toán để làm gì? Những công cụ tính toán nào đã được con người sử dụng từ thời xa xưa?
+ Theo em, máy tính điện tử có từ bao giờ? Các máy tính ngày nay khác gì với những công cụ tính toán trước đây?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin đoạn văn bản.
– HS trả lời câu hỏi
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Con người tạo ra công cụ tính toán để hỗ trợ việc tính toán thuận tiện và dễ dàng hơn. Những công cụ tính toán đã được sử dụng từ thời xa xưa: ngón tay, viên sỏi, lá cây, bàn tính,…
+ Theo em máy tính điện tử có từ đầu thế kỉ 20. Các máy tính ngày này tính toán khoa học, nhanh chóng và dễ dàng hơn công cụ tính toán trước đây.
– GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu xem máy tính được phát triển như thế nào và được sử dụng ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Lịch sử phát triển máy tính.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu để minh họa sơ lược quá trình phát triển từ máy tính cơ học đến máy tính điện cơ, từ mô hình máy tính đa năng đến kiến trúc Von Neumann.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1 – SGK.5, 6 và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Các mốc thời gian của Máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy vẽ Đường thời gian mô tả các giai đoạn phát triển của máy tính điện cơ. – GV yêu cầu HS quan sát Hình 2, 3 thảo luận nhóm (4 HS) và điền vào Phiếu bài tập số 1, 2(đính kèm cuối mục): + Nhóm chẵn: Em hãy nêu những khác biệt giữa: máy tính Pascaline, máy phân tích, máy Turing, máy tính Z1 và máy tính Z2. Hình 2. Máy tính cơ học Pascaline + Nhóm lẻ: Những bộ phận nào trong máy tính ngày nay có trong kiến trúc Von Neumann. – GV đặt thêm câu hỏi: + Theo em, tại sao Z2 được gọi là máy tính cơ học? Máy tính Z2 có bộ phận nào là điện, bộ phận nào là cơ học? + Tại sao máy tính Z1 không được gọi là máy tính điện cơ? – GV chốt kiến thức tại Hộp ghi nhớ – SGK tr.6. + Năm 1642, Pascal sáng chế ra máy tính cơ học dựa trên hệ thống bánh răng. + Năm 1939, Zuse sáng chế ra máy tính điện cơ với bộ nhớ cơ học và sử dụng rơ le điện cho bộ xử lí số học và logic. + Năm 1945, kiến trúc máy tính Von Neumann được đề xuất và là cơ sở của thiết kế máy tính ngày nay. – GV cho HS theo dõi video sau để biết thêm về Alan Turing – người được coi là cha đẻ của ngành Khoa học máy tính: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin SGK.5-6 và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trình bày về: Lịch sử máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann. – GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann * Hoạt động 1: Đọc (và quan sát): (phiếu bài tập và đường thời gian đính kèm cuối mục). * Hoạt động 2: Làm: – Z2 được gọi là máy tính cơ học vifcos bộ xử lí số học và logic được chế tạo bằng các rơ le điện, các bộ phận khác vẫn là thiết bị cơ học. – Z1 không được gọi là máy tính điện cơ vì các bộ phận cơ bản của máy tính như bộ điều khiển, bộ nhớ, thiết bị vào – ra vẫn là thiết bị cơ học. * Hoạt động 3: Ghi nhớ: SGK tr.6 |
Đường thời gian máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann.
PHIẾU HỌC TẬP 1. MÁY TÍNH ĐIỆN CƠ Nhóm:…… |
||||||
Thời gian |
Tên sản phẩm phát minh, sáng chế |
Đặc điểm |
||||
Bộ phận xử lí, điều khiển |
Bộ nhớ |
Có thể lập trình |
Cơ học |
Điện |
||
1642 |
Máy tính Pascaline |
X |
X |
X |
V |
X |
1837 |
Máy phân tích |
V |
X |
V |
X |
|
1936 |
Máy Turing |
V |
V |
V |
V |
X |
1938 |
Máy tính Z1 |
V |
V |
V |
V |
|
1939 |
Máy tính Z2 |
V |
V |
V |
V |
V |
PHIẾU HỌC TẬP 2. CÁC BỘ PHẬN TRONG KIẾN TRÚC VON NEUMANN VÀ MÁY TÍNH NGÀY NAY Nhóm:…… |
||||
Các bộ phận |
||||
Bộ phận xử lí trung tâm |
Bộ nhớ trong |
Bộ nhớ ngoài |
Thiết bị vào, ra |
|
Kiến trúc Von Neumann |
V |
V |
V |
V |
Máy tính ngày nay |
V |
V |
V |
V |
Hoạt động 2: Lịch sử phát triển máy tính điện tử
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy tính điện tử
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK mục 2 – SGK tr.6,7 và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS biết lịch sử ra đời của máy tính điện tử.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV quan sát mục 2 và trả lời câu hỏi: Máy tính điện tử phát triển qua mấy thế hệ? – GV yêu cầu HS đọc mục 2 – SGK tr.6, 7, luận theo nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 3 (đính kèm cuối mục): Em hãy nêu thông tin của máy tính điện tử qua từng thế hệ: + Nhóm 1: Thế hệ thứ nhất + Nhóm 2: Thế hệ thứ hai + Nhóm 3: Thế hệ thứ ba + Nhóm 4: Thế hệ thứ tư + Nhóm 5: Thế hệ thứ năm – GV gợi ý: Các nhóm trình bày theo các ý sau: + Khoảng thời gian xuất hiện. + Đặc điểm về công nghệ, tốc độ, bộ nhớ. + Nêu tên máy tính đại diện của mỗi thế hệ. – GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Máy vi tính thuộc thế hệ nào? Tại sao chúng được gọi là máy vi tính? + Tại sao máy tính thế hệ thứ năm trở lên thông minh hơn? – GV cho HS xem video sau để hiểu thêm về các sự ra đời của máy tính: – GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK tr.7 và thực hiện: Em hãy sắp xếp các thiết bị dưới đây theo trình tự của quá trình phát triển các thế hệ máy tính điện tử. – GV tiếp tục đặt câu hỏi: Những máy tính thế hệ sau có ưu điểm gì so với những máy tính thế hệ trước? – GV kết luận: + Thời gian ra đời: những năm 1940. + Năm thế hệ máy tính gắn liền với các tiến bộ công nghệ: • Đèn điện tử chân không • Bóng bán dẫn • Mạch tích hợp • Vi xử lí • Vi xử lí mật độ tích hợp siêu cao. + Càng về sau, các máy tính càng nhỏ, nhẹ; tiêu thụ ít điện năng; tốc độ, độ tin cậy cao hơn; dung lượng bộ nhớ lớn hơn; thông minh hơn và giá thành hợp lí hơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin SGK mục 2 – SGK tr. 6, 7 và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trình bày về: Lịch sử ra đời của máy tính điện tử. – GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. – GV chuyển sang Hoạt động mới. |
2. Lịch sử phát triển máy tính điện tử * Hoạt động 1: Đọc (và quan sát): a) Thế hệ thứ nhất – Thời gian: 1945 – 1955 – Đặc điểm: + Công nghệ: đèn điện tử chân không. + Tốc độ: vài nghìn + Bộ nhớ: thẻ đục lỗ – Ví dụ: ENIAC (1945),… ENIAC 1945 b) Thế hệ thứ hai – Thời gian: 1955 – 1965 – Đặc điểm: + Công nghệ: bóng bán dẫn + Tốc độ: vài chục nghìn + Bộ nhớ: lõi từ – Ví dụ: IBM 1602 (1959), Minsk 22 (1965),… IBM 1602 (1959) Minsk 22 (1965) c) Thế hệ thứ ba – Thời gian: 1965 – 1974 – Đặc điểm: + Công nghệ: mạch tích hợp + Tốc độ: hàng triệu + Bộ nhớ: RAM (hàng MB) + Ví dụ: IBM 370 (1970),… IBM 370 (1970) d) Thế hệ thứ tư – Thời gian: 1974 – 1989 – Đặc điểm: + Công nghệ: bộ vi xử lí VLSI + Tốc độ: hàng tỉ + Bộ nhớ: hàng GB. – Ví dụ: Altair 8800 (1975),… Altair 8800 (1975) e) Thế hệ thứ năm – Thời gian: 1990 – nay – Đặc điểm: + Công nghệ: bộ vi xử lí ULSI + Tốc độ: Hàng triệu tỉ. + Bộ nhớ: Hàng TB – Ví dụ: trợ lí ảo, siêu máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… Siêu máy tính Trợ lí ảo – Máy vi tính thuộc thế hệ thứ 4. Chúng được gọi là máy vi tính vì chúng sử dụng công nghệ vi sử tích hợp mật độ rất cao. – Máy tính thế hệ thứ năm trở nên thông minh hơn vì sự phát triển của công nghệ phần cứng tạo điều kiện cho AI ra đời. * Hoạt động 2: Làm – Sắp xếp từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ năm: d – b – c – a – e. – Máy tính thế hệ sau có nhiều cải tiến tốt hơn so với máy tính thế hệ trước: + Kích thước: ngày càng nhỏ gọn hơn. + Trọng lượng: ngày càng nhẹ hơn. + Tốc độ: nhanh hơn. + Độ tin cậy: cao hơn. + Dễ sử dụng hơn. + Giá cả hợp lí hơn. + Dung lượng bộ nhớ: lớn hơn. + Tiêu thụ ít điện năng hơn * Hoạt động 3: Ghi nhớ – SGK tr.7 |
PHIẾU HỌC TẬP 3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Nhóm: …… |
|||||
Thế hệ |
Khoảng thời gian xuất hiện |
Công nghệ |
Tốc độ xử lí |
Vật liệu nhớ, dung lượng |
Ví dụ (máy tính điển hình) |
Thứ nhất |
1945 – 1955 |
Đèn điện tử chân không |
Vài nghìn |
Thẻ đục lỗ |
ENIAC (1945) |
Thứ hai |
1955 – 1965 |
Bóng bán dẫn |
Vài chục nghìn |
Lõi từ, hàng chục nghìn bit |
IBM 1620 (1959) |
Thứ ba |
1965 – 1974 |
Mạch tích hợp |
Hàng triệu |
Bán dẫn, hàng MB |
IBM 370 (1970) |
Thứ tư |
1974 – 1989 |
Vi xử lí VLSI |
Hàng tỉ |
Hàng GB |
Altair 8800 (1975) |
Thứ năm |
1990 – nay |
Vi xử lí ULSI |
Hàng triệu tỉ |
Hàng TB |
Siêu máy tính, điện thoại thông minh,… |
TIẾT 2
Hoạt động 3: Máy tính mang lại thay đổi cho xã hội loài người
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 3 – SGK.8, 9, quan sát Hình 4 – Hình 9 và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở:
– Những thay đổi mà máy tính mang đến cho xã hội loài người.
– Vai trò của thiết bị thông tin, hệ thống thông tin đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tri thức.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc mục 3 – SGK tr.8, 9, quan sát Hình 4 – Hình 9, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những thay đổi mà Tin học mang lại cho xã hội loài người trong các lĩnh vực sau: + Nhóm 1: Xã hội thông tin. + Nhóm 2: Nông nghiệp thông minh. + Nhóm 3: Công nghiệp thông minh. – GV cho HS xem video sau để hiểu hơn về các trang trại thông minh ở Hàn Quốc: youtu.be/fpiwgyiTuP0 – GV cho HS xem video sau về giải pháp nhà máy thông minh thời đại 4.0: youtu.be/QeSBs0E-YKw – GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em hãy nêu vai trò của thiết bị thông minh, hệ thống thông minh đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tri thức. Theo em, cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tri thức đã, đang và sẽ mang lại những thay đổi gì cho xã hội loài người? – GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy trao đổi với bạn và cho biết: + Vai trò của máy tính trong việc hình thành, phát triển xã hội thông tin, nông nghiệp, công nghệ thông minh. + Nêu ví dụ về máy tính làm thay đổi các lĩnh vực khác như: văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, thương mại, du lịch, giải trí,… – GV nhấn mạnh: Từ ảnh hưởng của máy tính, con người cũng phải tự mình thay đổi để thích nghi với môi trường công nghệ. Sự thay đổi của con người trong mọi hoạt động chính là sự thay đổi lớn. – GV gọi HS trả lời và bổ sung. – GV chốt kiến thức: Con người thúc đẩy sự phát triển của máy tính và chính sự phát triển của máy tính đã mang đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người như việc hình thành, phát triển xã hội thông tin, nông nghiệp, công nghiệp thông minh, Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế tri thức. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin SGK.8, 9, quan sát Hình 4 – Hình 9 và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trình bày về: Ảnh hưởng của máy tính với sự thay đổi của xã hội loài người. – GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập. |
3. Máy tính mang lại thay đổi cho xã hội loài người. * Hoạt động 1: Đọc (và quan sát) a. Xã hội thông tin: – Hình thành, phát triển xã hội thông tin. – Con người dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận, chia sẻ thông tin trên mọi lĩnh vực. – Thay đổi cách thức thu thập, lưu trữ, xử lí, chia sẻ thông tin. – Cung cấp nền tảng, phương tiện kết nối, khai thác thông tin. – Ví dụ: Đọc báo điện tử Tương tác trên mạng xã hội Trò chuyện trực tuyến Gửi thư điện tử b. Nông nghiệp, công nghiệp thông minh Nông nghiệp thông minh: – Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. – Các thiết bị thông minh tạo thành hệ thống tự thu thập, truyền, xử lí,… – Ví dụ: trang trại thông minh cho phép tự động tưới tiêu, cung cấp thức ăn cho vật nuôi, dưỡng chất cho cây trồng,… Điều khiển tưới tiêu bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh. Công nghiệp thông minh – Xuất hiện nhà máy thông minh được tự động hóa hoàn toàn. – Hệ thống thông minh thực hiện các công đoạn: nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, tối ưu hóa,… Nhà máy sản xuất ô tô tự động hóa c. Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế tri thức – Thiết bị thông minh: ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động đời sống → Tạo nền tảng cho cách mạng 4.0 phát triển. – Hệ thống thông minh: khai thác, sử dụng tri thức. → Là cơ sở hình thành, phát triển kinh tế tri thức. ⇨ Cách mạng 4.0 và kinh tế tri thức đã, đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi to lớn cho xã hội loài người. * Hoạt động 2: Làm – Vai trò của máy tính: + Là nền tảng cho sự ra đời và phát triển của tin học. + Tin học là nền tảng cho việc hình thành, phát triển xã hội thông tin, nông nghiệp, công nghiệp thông minh. – Ví dụ về máy tính trong một số lĩnh vực khác: + Giáo dục: học tập trực tuyến, tra cứu thông tin, từ điển,… + Y tế: khám chữa bệnh trực tuyến,… + Du lịch: đặt vé máy bay, khách sạn trực tuyến, tham quan bảo tàng 3D,… + Giải trí: xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi,… + Thương mại: mua hàng qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki,… |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm.
Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1.Nhà bác học Blaise Pascal đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ học dựa trên nguyên lí nào?
A. Hệ thống hơi nước
B. Hệ thống bánh răng
C. Hệ thống điện.
D. Hệ thống nhiệt.
Câu 2. Bộ vi xử lí là linh kiện máy tính dựa trên công nghệ nào?
A. Đèn điện tử chân không
B. Bóng bán dẫn.
C. Mạch tích hợp
D. Mạch tích hợp mật độ rất cao VLSI.
Câu 3. Đâu là chiếc máy tính thế hệ thứ hai được đưa vào nước ta?
A. Minsk22
B. ENIAC 1945
C. IBM PC
D. IBM 370
Câu 4. Đâu là yếu tố giúp các máy tính thế hệ thứ năm trở nên thông minh hơn?
A. Sự phát triển của công nghệ phần cứng.
B. Sự ra đời của Internet..
C. Sự thay đổi của cuộc cách mạng công nghệ
D. Sự xuất hiện của trợ lý ảo.
Câu 5. Máy tính đã ảnh hưởng như thế nào đến xã hội thông tin?
A. Giúp con người chia sẻ thông tin.
B. Giúp con người xem tin tức trên báo điện tử.
C. Giúp con người tương tác trên Facebook.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1.Đáp án B.
Câu 2.Đáp án D.
Câu 3.Đáp án A.
Câu 4.Đáp án A.
Câu 5.Đáp án D.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.9
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV nêu yêu cầu:
Câu 1. Em hãy nêu sơ lược lịch sử phát triển của máy tính. Theo em, điều gì giúp máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn?
Câu 2. Theo em các tên gọi khác nhau của máy vi tính thể hiện điều gì? (ví dụ như: máy tính cơ học, máy tính điện cơ, máy tính điện tử, máy vi tính, máy tính cá nhân, máy tính thông minh).
Câu 3. Em hãy nêu ví dụ cho thấy sự thay đổi lớn lao mà máy tính mang đến cho xã hội loài người.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm đôi, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
Câu 1. Sơ lược lịch sử phát triển của máy tính:
Thế hệ |
Khoảng thời gian xuất hiện |
Công nghệ |
Tốc độ xử lí |
Vật liệu nhớ, dung lượng |
Ví dụ (máy tính điển hình) |
Thứ nhất |
1945 – 1955 |
Đèn điện tử chân không |
Vài nghìn |
Thẻ đục lỗ |
ENIAC (1945) |
Thứ hai |
1955 – 1965 |
Bóng bán dẫn |
Vài chục nghìn |
Lõi từ, hàng chục nghìn bit |
IBM 1620 (1959) |
Thứ ba |
1965 – 1974 |
Mạch tích hợp |
Hàng triệu |
Bán dẫn, hàng MB |
IBM 370 (1970) |
Thứ tư |
1974 – 1989 |
Vi xử lí VLSI |
Hàng tỉ |
Hàng GB |
Altair 8800 (1975) |
Thứ năm |
1990 – nay |
Vi xử lí ULSI |
Hàng triệu tỉ |
Hàng TB |
Siêu máy tính, điện thoại thông minh,… |
– Máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn là nhờ sự phát triển của công nghệ (từ đèn điện tử chân không – bóng bán dẫn – mạch tích hợp – VLSI – ULSI) và sự phát triển của thiết bị phần cứng tạo điều kiện để phát triển trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp máy tính trở nên thông minh hơn.
Câu 2: Các tên gọi khác nhau của máy vi tính thể hiệncông nghệ được sử dụng để sản xuất máy tính đó (cơ học, cơ điện, điện tử, bộ vi xử lí), đối tượng sử dụng (máy tính cá nhân), tính thông minh (trí tuệ nhân tạo).
Câu 3: Ví dụ cho thấy sự thay đổi lớn lao mà máy tính mang đến cho xã hội loài người:
+ Giúp con người kết nối, tương tác với nhau thông qua các trang mạng xã hội.
+ Giúp con người học tập và làm việc từ xa.
+ Giúp con người mua sắm hàng hóa trực tuyến mà không cần đi chợ truyền thống.
+ Giúp con người tìm kiếm thông tin, kiến thức.
+ Giúp con người giải trí: nghe nhạc, xem phim,…
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong phần Vận dụng SGK tr.9
Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau:
Bài tập 1: Những máy tính em đang sử dụng thuộc thế hệ nào?
Bài tập 2: Hãy nêu những thay đổi mà máy tính mang lại cho bản thân em, gia đình em.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trả lời:
Bài tập 1: Gợi ý: Máy tính em đang sử dụng là máy tính xách tay và máy tính bảng: là các máy tính thuộc thế hệ thứ năm.
Bài tập 2: Gợi ý: Những thay đổi mà máy tính mang lại cho bản thân em, gia đình em:
+ Trao đổi thông tin và liên lạc với bạn bè, người thân ở xa.
+ Tìm kiếm, tra cứu thông tin để giúp cho việc học tập.
+ Giải trí: xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi,…
+ Mua sắm hàng hóa trực tuyến,…
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 1 trong Sách bài tập Tin học 8.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Thông tin trong môi trường số.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Tin học 8 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Tin học 8 năm 2023 – 2024 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.