Giáo án STEM lớp 3 hay còn gọi là Kế hoạch bài dạy STEM, Bài học STEM lớp 3. Với nội dung tích hợp, lồng ghép các môn: Tự nhiên và xã hội, Toán, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật.
Kế hoạch bài dạy STEM lớp 3 giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức khi soạn giáo án STEAM lớp 3 năm học 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Kế hoạch dạy học STEM lớp 3 (Phân phối chương trình). Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy STEM lớp 3 năm 2023 – 2024
Kế hoạch dạy học: Bài học Stem 3
Bài 1. HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (Thời lượng: 2 tiết)
(Tiết 2)
Gợi ý thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung Họ hàng nội, ngoại (môn Tự nhiên và xã hội)
- Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình – Bộ sách KNTT
- Bài 1: Họ hàng nội, ngoại – Sách CD
- Bài 1: Họ nội, họ ngoại – Sách CTST
Mô tả bài học:
Bài học STEM Họ hàng nội, ngoại giúp học sinh tìm hiểu về mối quan hệ họ hàng nội, ngoại, xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại, thể hiện được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại, từ đó học sinh thảo luận, thiết kế cây gia đình bằng vật liệu đơn giản, tái sử dụng và đồ dùng học tập của các môn học. Dựa vào cây gia đình để giới thiệu về các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại.
I. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học
Môn học |
Yêu cầu cần đạt |
|
Môn học chủ đạo |
Tự nhiên và xã hội |
– Nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. – Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. – Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu. – Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại. |
Môn học tích hợp |
Toán học |
– Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật… thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. – Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét. – Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí. |
Mĩ thuật |
– Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm. – Thể hiện được chi tiết, hình ảnh làm trọng tâm ở sản phẩm. – Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
|
– Thông qua các hoạt động quan sát, nhận biết mối quan hệ họ hàng nội ngoại, cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình,… HS bước đầu hình thành năng lực nhận thức khoa học, năng lực tìm hiểu môi trường xung quanh. – Thông qua hoạt động nhóm để tạo ra sản phẩm, HS có cơ hội bồi dưỡng tình cảm, hiểu được sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại, từ đó bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực. |
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các phiếu học tập (như ở phụ lục).
- Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 HS).
STT |
Thiết bị/ học liệu |
Số lượng |
1 |
Giấy bìa A4 |
2 tờ |
2 |
Ống giấy (nếu có sẵn) |
01 |
3 |
Băng dính hai mặt hoặc hồ dán |
1 cuộn/1 lọ |
2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 học sinh)
STT |
Vật liệu/dụng cụ |
Số lượng |
1 |
Thước kẻ |
1 cái |
2 |
Kéo thủ công |
1 cái |
3 |
Hộp bút (lông) màu |
1 hộp |
4. |
Giấy màu |
1 tập |
5 |
Thông tin, tranh ảnh có các thành viên gia đình thuộc họ nội, họ ngoại để giới thiệu |
Tuỳ thuộc vào HS |
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức
2. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Khởi động : Các em hãy cùng hát và nhảy theo nhạc nhé |
– HS hát và nhảy theo nhạc. |
Hoạt động 4: Làm cây gia đình Cách tiến hành |
|
– Giáo viên giao dụng cụ và đồ vật liệu cho học sinh – GV chiếu các bước gợi ý làm “cây gia đình”. Bước 1: Làm thân cây Bước 2: Làm tán lá Bước 3: Làm các thẻ thành viên gia đình Bước 4: Hoàn thiện và trang trí sản phẩm (GV lưu ý học sinh: Các em có thể sử dụng thêm giấy màu, băng dính,… các đồ dùng có trong bộ đồ dùng Mĩ thuật, Toán, Tiếng việt hoặc vật liệu khác để thể hiện. Xác định số lượng thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại cần trình bày trước khi làm) – GV tổ chức cho HS làm cây gia đình của cá nhân. – GV chiếu các câu hỏi gợi ý cho học sinh: Các em có thể tham khảo các gợi ý sau: – Các em kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm của mình theo các tiêu chí nhé. – Nếu không đảm bảo theo đúng tiêu chí, em hãy làm lại nhé |
– HS thực hiện làm theo dự kiến. – HS nhận dụng cụ và vật liệu để làm “cây gia đình”. – HS theo dõi. – HS làm cây gia đình. – HS tham khảo các câu hỏi gợi ý. – HS kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm của mình. |
Hoạt động 5: Giới thiệu và trưng bày sản phẩm của mình |
|
– Các em hãy trưng bày sản phẩm của mình theo nhóm nhé. – Các em giới thiệu sản phẩm của mình theo các gợi ý sau: + Vật liệu sử dụng. + Các thành viên trong gia đình. + Tình cảm của em với các thành viên trong gia đình. – Cô mời cả lớp đi tham quan quanh lớp để xem các sản phẩm trưng bày của các nhóm. (Cô lưu ý nhóm trưởng: Mỗi nhóm phân công 2 bạn ở lại để giới thiệu sản phẩm, sau khi các bạn khác tham quan xong lại đổi chỗ cho 2 bạn để tất cả đều được tham quan nhé) – GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm nhận. – Cô mời các em chia sẻ cảm nhận của mình về cây gia đình mà em thích nhất và giải thích vì sao em thích cây gia đình đó? – GV phát phiếu đánh giá cho HS. – Các em hãy thực hiện tự đánh giá sản phẩm và vẽ ngôi sao tương ứng với những việc em đã làm nhé. – Cô mời các nhóm đánh giá, trao đổi với nhóm bạn về sản phẩm của nhóm mình. – Các em thân mến! trong giờ học với chủ đề họ hàng nội, ngoại, các em đã tham gia tích cực làm sản phẩm cây gia đình, thông qua sản phẩm các em đã thể hiện được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại, cô khen các nhóm có sản phẩm cây gia đình được nhiều bạn bè yêu thích. Một số cây gia đình của các bạn chưa được đẹp mắt lắm, các em hãy cố gắng tiếp tục hoàn thiện để cho đẹp hơn nhé. – GV nhận xét, tổng kết việc làm cây gia đình. – Cả lớp chúng ta đã làm tốt cây gia đình theo các tiêu chí đã đề ra. Cô chúc mừng cả lớp. |
– HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. – HS theo dõi. – HS tham quan sản phẩm trưng bày của các nhóm. – 2 HS mỗi nhóm giới thiệu sản phẩm. – HS chia sẻ. – HS hoàn thiện phiếu đánh giá. – HS trao đổi, góp ý về sản phẩm của nhóm bạn. – HS theo dõi. – HS theo dõi. |
IV. Nhiệm vụ tiếp theo
- Hoàn thiện sản phẩm của em cho tốt hơn.
- Sử dụng sản phẩm trong học tập và cuộc sống.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án STEM lớp 3
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án STEM lớp 3 Kế hoạch bài dạy STEM lớp 3 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.