Giáo án Sinh học 12 gồm 195 trang là tài liệu hữu ích đem tới đầy đủ các bài soạn theo phân phối chương trình trong năm học 2022 – 2023.
Kế hoạch bài dạy Sinh 12 được biên soạn đầy đủ các tiết học trong năm 2022 – 2023. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để soạn giáo án môn Sinh cho học sinh của mình theo hướng dẫn mới. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm: giáo án Hóa học 12, giáo án môn Ngữ văn 12. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Sinh học 12 năm 2022, mời các bạn cùng tải tại đây nhé.
Giáo án Sinh học 12 theo Công văn 5512
Chương I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 1 - Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải
- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.
- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Nêu được điểm khác nhau giữa sao chép ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn.
- Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợp mạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau.
2. Năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
-Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề…
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập…
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 1.1, 1.2 và bảng 1 SGK, bảng phụ.
- Phim( ảnh động) về sự tự nhân đôi của ADN, máy chiếu projector, máy tính…
2. Học sinh:
- Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về di truyền
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b) Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi dự đoán.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên cho học sinh xem ảnh so sánh sự giống nhau và khác nhau ở con cái và bố mẹ . Từ đó tạo tình huống trong sinh sản người ta bắt gặp hiện tượng con cái sinh ra giống bố mẹ và có những đặc điểm khác bố mẹ đó là hiện tượng di truyền và biến dị.
Vậy cơ chế di truyền nào đảm bảo cho con cái sinh ra giống bố mẹ? Vì sao lại có sự sai khác đó
⬄ SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
- Học sinh tập trung chú ý;
- Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
- Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
- Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm gen và cấu trúc chung của gen
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.
b) Nội dung: HS sử dụng sgk và kiến thức cá nhân để thực hiện, trao đổi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Yêu cầu học sinh đọc mục I kết hợp quan sát hình 1.1 SGK và cho biết: gen là gì? Gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực giống và khác nhau ở điểm nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs tiếp nhận, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trình bày kết quả+ GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định +GV chỉnh sửa và kết luận để học sinh ghi bài. GDMT : có rất nhiều loại gen như : gen điều hoà, gen cấu trúc…. Từ đó chứng tỏ sự đa dạng di truyền của sinh giới. |
I/ Gen: (10’) 1. Khái niệm: Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit hoặc một phân tử ARN. 2.Cấu trúc chung của gen: - Gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực đều có cấu trúc gồm 3 vùng : + Vùng điều hoà : mang tín hiệu khởi động và điều hoà phiên mã. + Vùng mã hoá : Mang thông tin mã hoá các axit amin. + Vùng kết thúc : mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục còn ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục. |
Hoạt động 2: Giải thích về bằng chứng về mã bộ 3 và đặc điểm của mã di truyền.
a) Mục tiêu: HS hiểu hơn về bằng chứng về mã bộ 3 và đặc điểm của mã di truyền.
b) Nội dung: HS tham khảo sgk, thực hiện hoạt động nhóm, cá nhân
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II và hoàn thành những yêu cầu sau: - Nêu khái niệm về mã di truyền. - Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba. - Nêu đặc điểm chung của mã di truyền - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs tiếp nhận, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, ghi lên bảng. |
II/ Mã di truyền. (10’) - Khái niệm: Là trình tự các nu trong gen quy định trình tự các axit amin trong prôtêin. - Bằng chứng về mã bộ ba, trong ADN có 4 loại nu là (A, T, G, X), nhưng trong prôtêin có 20 loại aa, nên : Nếu 1 nu xác định 1 aa thìo có 41 = 4 tổ hợp ( chưa đủ mã hoá 20 loại aa. Nếu 2 nu….42= 16 tổ hợp (chưa đủ mã hóa 20 loại aa) Nếu 3 nu ….43= 64 tổ hợp( thừa đủ) => mã bộ ba là mã hợp lí. - Đặc điểm chung của mã di truyền: + Mã di truyền được đọc từ một điểm xác đinh theo từng bộ ba nuclêôtít mà không gối lên nhau. + Mã di truyền mang tính phổ biến, túc là tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền( trừ một vài ngoại lệ). + Mã di truyền mang tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin. + Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin, trừ AUG và UGG. |
………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Giáo án Sinh học 12
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Sinh học 12 năm 2022 – 2023 Kế hoạch bài dạy Sinh 12 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.