Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 1: Truyện ngắn theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Văn 8 Cánh diều giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.
Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giáo án Văn 8 Cánh diều năm 2023 – 2024
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG THCS………
BÀI MỞ ĐẦU
CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 8
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– HS hiểu được những nội dung chính của sách Ngữ văn 8.
– Biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
– Học sinh nắm được các yêu cầu về đọc các kiểu văn bản sẽ được học trong sách Ngữ văn 8: truyện, thơ, hài kịch, văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
– Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.
– Học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe về một vấn đề nào đó trong xã hội cũng như trong văn học.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS hứng thú với môn học Ngữ văn và có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn? – GV chuẩn bị 05 câu hỏi và chiếu câu hỏi lên bảng, HS xung phong trả lời, ai có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc. Câu 1: Ngoài bìa cuốn sách tập 1 của môn học có hình ảnh liên quan đến văn bản nào trong sách? Câu 2: Môn học này rèn cho các em những kĩ năng cơ bản nào? Câu 3: Các kĩ năng đó giúp em như thế nào trong việc học môn này? Câu 4: Bài mở đầu giúp em hiểu được điều gì? Câu 5: Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi đọc? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS làm việc cá nhân Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – GV kiểm tra trực tiếp một số học sinh, còn lại nộp sản phẩm về cho cô theo yêu cầu trên. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Dựa vào kết quả sản phẩm: – HS đánh giá sản phẩm của mình. – Đánh giá lẫn nhau. – GV đánh giá, nhận xét, chốt phương án trả lời. – GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Các em thân mến! Trải qua hai năm học vừa rồi, các em đã có cơ hội làm quen và học tập theo phương pháp mới về môn học Ngữ văn. Bởi vậy, chúng ta đều biết để học tốt môn học này thì trước hết các em phải có cái nhìn khái quát về những gì được học trong môn học đó. Bài học mở đầu hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và khám phá những nội dung cơ bản có trong cuốn sách thú vị này nhé! |
– HS trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: 1. Nắng mới (Lưu Trong Lư) 2. Các kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe 3. Giúp việc học trở nên thú vị, sáng tạo, đồng thời giúp phát triển năng lực của học sinh. 4. Bài mở đầu giúp hiểu được nội dung khái quát, cấu trúc sách và các bài học trong sách. 5. Dễ dàng nắm bắt được những kiến thức, bao gồm những nhiệm vụ và yêu cầu của từng phần như thế nào. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về hình thức, bố cục và các nội dung lớn của cuốn sách
a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về cuốn sách qua tìm hiểu về hình thức, bố cục và các nội dung lớn trong sách. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ Văn.
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
I. Hình thức sách Ngữ văn 8 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát toàn bộ sách từ bìa, Lời nói đầu, các bài học bên trong và xem phần cuối sách, phần Mục lục. – GV nêu câu hỏi: + Sách Ngữ văn 8 có hình thức và bố cục như thế nào? + Tại sao HS phải làm quen với sách này? + Làm quen sẽ có tác dụng gì cho việc học tập? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS nghe và theo dõi – GV hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 3: HS báo cáo, thảo luận – GV tổ chức học sinh báo cáo kết quả thực hiện hoạt động. – HS thực hiện báo cáo, nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Kết luận – GV kết luận, chốt lại nhiệm vụ. II. Tìm hiểu nội dung sách Ngữ văn 8 1. Học đọc Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 5 phút. + Liệt kê tên các văn bản được học trong chương trình theo các thể loại. + Nêu nội dung chính của các văn bản đó. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – GV yêu cầu HS nộp sản phẩm. Bước 4: Nhận xét – GV nhận xét sản phẩm, chốt kiến thức. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Đọc mục 6. Rèn luyện tiếng Việt (Trang 8/SGK): + Sách Ngữ văn 8 gồm những loại bài tập tiếng Việt nào? + Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trả lời câu hỏi. – GV kiểm tra sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận định sản phẩm, nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. |
I. Hình thức sách Ngữ văn 8 – Hình thức đẹp, bố cục khoa học, rõ ràng. – HS cần làm quen với sách nhằm: + Có cái nhìn tổng thể về chương trình Ngữ văn 8. + Xác định được năng lực, phẩm chất, kĩ năng hình thành cho bản thân. + Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp. – Tác dụng: + Xác định được trọng tâm của chương trình. + Xây dựng kế hoạch học tập cho bộ môn. II. Tìm hiểu nội dung sách Ngữ văn 8 1. Học đọc a. Các thể loại văn bản đọc hiểu – Văn bản truyện: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư), Chuỗi hạt cườm màu xám (Đỗ Bích Thúy),… – Văn bản thơ: Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan),… – Văn bản hài kịch: Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e). – Văn bản nghị luận: Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Viễn), Chiều sâu trong truyện “Lão Hạc” (Văn Giá), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn),… – Văn bản thông tin: Sao băng (Hồng Nhung), Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (Lưu Quang Hưng),… b. Rèn luyện tiếng Việt – Các loại bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8: + Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt (bài tập nhận biết câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định,…) + Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt (bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ trong tác phẩm văn học và đời sống,…) + Bài tập lập đơn vị tiếng Việt (viết các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp) |
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN
Văn bản 1: Tôi đi học (Thanh Tịnh)
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện;…) của truyện ngắn.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tôi đi học.
– Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của truyện ngắn.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng những tình cảm đẹp ấy.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Thiết bị trình chiếu
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chiếu video bài hát Ngày đầu tiên đi học (tác giả Nguyễn Ngọc Thiện) cho HS lắng nghe và trả lời câu hỏi: Ngày đầu tiên đi học, bạn nhỏ trong bài hát có tâm trạng như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét câu trả lời của HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dặt vào bài học mới: Các em thân mến! Trong cuộc đời mỗi con người những kỷ niệm về tuổi học trò, đặc biệt là những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được ôn lại những kỷ niệm đó cùng nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Tôi đi học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Tôi đi học.
c. Sản phẩm: HS nêu được một số nét về tác giả Thanh Tịnh và thông tin tác phẩm Tôi đi học.
d. Tổ chức thực hiện:
………..
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.