Giáo án Mĩ thuật lớp 2 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Mỹ thuật lớp 2 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 2 của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Giáo án Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội lớp 2 trọn bộ. Mời thầy cô tải miễn phí giáo án Mĩ thuật lớp 2 sách mới trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
CHỦ ĐỀ 1:
MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết được hình thức và sự xuất hiện đa dạng của mĩ thuật trong cuộc sống.
2. Năng lực:
- HS nhận biết hình thức và tên gọi một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.
- HS nhận biết được sự biểu hiện phong phú của mĩ thuật trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống xung quanh.
- HS có ý thức về việc giữ gìn cảnh quan, sự vật, đồ vật có tính mĩ thuật trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số tác phẩm MT, clip (nếu có điều kiện)…có nội dung liên quan đến sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.
- Một số sản phẩm MT gần gũi tại địa phương.
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 2.
- Vở bài tập MT 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: – GV cho HS chơi TC “Tranh và tượng”. – GV nêu luật chơi, cách chơi. – Nhận xét, tuyên dương đội chơi biết lựa chọn đúng. – GV giải thích thế nào là tranh và tượng. – GV giới thiệu chủ đề. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: – GV mời một số HS nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT qua một số câu hỏi kiểm tra, củng cố kiến thức đã học: + Những tác phẩm MT được biết đến bởi yếu tố nào? + Những sản phẩm MT thường xuất hiện ở đâu? – GV ghi tóm tắt các câu trả lời của HS lên bảng (không đánh giá). – GV yêu cầu HS mở SGK MT 2 trang 5, quan sát hình minh họa và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì. – GV căn cứ những ý kiến HS đã phát biểu để bổ sung, làm rõ hơn về sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống với những hình thức khác nhau như: + Pa nô, áp phích ở ngoài đường vào những dịp kỷ niệm, ngày lễ… + Cờ trang trí ở trường học nhân dịp khai giảng, chào đón năm học mới… + Những sản phẩm thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm… – GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những sản phẩm MT được làm từ vật liệu tái sử dụng. Khi giải thích cần phân tích ngắn gọn trên vật thật để HS liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình. – Sau khi giải thích, GV yêu cầu HS quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống. – Sau đó GV mời từng HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà HS đã đến. – GV khen ngợi, động viên HS. *Củng cố: – Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. – Khen ngợi HS *Liên hệ thực tế cuộc sống: – GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống. *Dặn dò: – Về nhà xem trước chủ đề 2: SỰ THÚ VỊ CỦA ĐƯỜNG NÉT. – Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh liên quan đến NÉT… |
– Hai nhóm HS lên chơi, mỗi nhóm 3-4 HS. Sau khi xem xong clip, nhóm nào xác định được nhiều tranh, tượng đúng hơn thì thắng cuộc. – Tiếp thu – Mở bài học – HS lắng nghe câu hỏi và nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình biết. – HS nêu – HS nêu – Quan sát, ghi nhớ – Thực hiện, quan sát và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì. – Lắng nghe, tiếp thu kiến thức mà GV truyện đạt. – Tiếp thu – Quan sát, ghi nhớ – Tiếp thu – Lắng nghe, nắm bắt kiến thức mà GV truyền đạt và liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình. – Quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống. – HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà mình đã đến. – Phát huy – HS nêu – Phát huy – Lắng nghe, mở rộng kiến thức – Về nhà xem trước chủ đề 2 – Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho bài học sau. |
Giáo án môn Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo
Chủ đề: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG
Bài 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN
(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.
- Kể tên được một số màu đậm, màu nhạt, nêu được cách phối hợp các màu đậm, nhạt trong các sản phẩm mĩ thuật.
- Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của chấm, nét, hình, màu,…trong các sản phẩm mĩ thuật.
- Tạo được sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo hình thức vẽ, xé và cắt, dán.
- Nhận ra vẻ đẹp của đại dương, yêu thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp.
2. Năng lực.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực chuyên biệt:
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.
3. Phẩm chất.
- Bồi dưỡng tình yêu thương giữa con người và các con vật sống dưới đại dương mênh mông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
- Giáo án, SGK, SGV.
- Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương.
2. Đối với học sinh.
- SGK.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết màu sắc. | |
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
* Hoạt động khởi động: – GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. – Tổ chức cho HS chơi trò chơi. a.Mụctiêu: – Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu cho cảm giác đậm, nhạt. b. Nhiệm vụ của GV. – Khuyến khích HS quan sát các loại màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt. c. Gợi ý cách tổ chức. – Khuyến khích HS: – Quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt trong đó. – Pha các màu cơ bản thành những màu khác và chỉ ra nhóm màu nhạt. – Đặt câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời. – GV yêu cầu HS quan sát hình SGK (Trang 6) và trả lời câu hỏi? d. Câu hỏi gợi mở: – Theo em có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và mặt biển. – Bước nào được vẽ bằng nhiều nét? – Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt? – Câu 1: Theo em, màu đậm là những màu nào? – Câu 2: Theo em, màu nhạt là những màu nào? – GV yêu cầu HS pha các cặp màu cơ bản, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: – Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta được những màu gì? – Câu 4: Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm hay nhạt? – Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác gì? – Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác gì + Bước 1: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. * GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. + Bước 2: GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời. * GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. + Bước 3:GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau. * GV chốt:Vậy là các em đã hiểu và thực hành các bước vẽ tranh về biển, có các khối màu đậm, màu nhạt ở hoạt động 1. |
– HS hát đều và đúng nhịp. – HS cùng chơi. – HS ghi nhớ. – HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu – HS quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt. – HS trả lời: – HS trả lời: – HS thực hành, và trả lời. – Câu 1: Màu đậm là những màu: đen, nâu, da cam, xanh da trời, tím,.. – Câu 2: Màu nhạt là những màu: trắng, vàng, hồng,… – Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta sẽ có màu: Vàng + đỏ = cam Xanh dương + vàng = lục Xanh dương + đỏ = nâu – Câu 4: Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm. – Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác nhạt. – Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác đậm. – HS thực hiện yêu cầu. – HS trả lời. – HS lắng nghe, cảm nhận. – HS lắng nghe, ghi nhớ. |
*GVdẫndắtvấnđề:
– Bầu trời, biển cả cũng như đại dương xanh bao la ẩn chứa biết bao điều diệu kì và mới lạ. Đã bao giờ các em vẽ cho mình những bức tranh về đại dương xanh mênh mông? Các em có biết phối màu cho bức tranh về bầu trời và biển thêm lung linh và rực rỡ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học đầu tiên Bài 1: Bầu trời và biển để vẽ được một bức tranh về bầu trời và biển sinh động hơn.
B. KIẾN THẠO KIẾN THỨC –KĨ NĂNG:
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh bầu trời và biển. | |
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
a.Mụctiêu: – Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt. b. Nhiệm vụ của GV. – Khuyến khích HS quan sát các loại màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt. c. Gợi ý cách tổ chức. – GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 7 và trả lời câu hỏi? – Khơi gợi để HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hành vẽ tranh với màu đậm, và màu nhạt. d. Câu hỏi gợi mở: – Theoem,cómấybướcđểvẽtranhvềbầu trời và biển? – Bước nào được vẽ bằng nhiều nét? – Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt? + HS thực hiện nhiệm vụ học tập. – HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. – GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. + Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận – Nhóm khác nhận xét, bổ xung. + Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập. – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: – Màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh. * GV chốt:Vật là các em đã biết màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh ở hoạt động 2. * Nhận xét, dặn dò. – Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành. – Chuẩn bị tiết sau. |
– HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS quan sát các loại màu pha màu và thảo luận. – HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi? – HS trả lời. – Theoem,có3bướcchínhđểvẽ một bức tranh về bầu trời và biển? – Vẽ nét tạo ranh giới trời và biển. – Vẽ hình mặt trời và sóng nước bằng nét màu. – Vẽ màu cho phù hợp với bầu trời và mặt biển. – Bước được vẽ bằng nhiều nét là bước 2. – Bước có vẽ màu đậm, màu nhạt là bước 3. – HS lắng nghe, cảm nhận. – HS lắng nghe, ghi nhớ. |
Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 2 sách Cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC (4 TIẾT)
BÀI 1: VUI CHƠI VỚI MÀU (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc tên các màu cơ bản
- Sử dụng được các màu cơ bản, màu đậm và màu nhạt trong thực hành sáng tạo
- Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm
2. Năng lực:
– Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù như: tìm hiểu vẻ đẹp của các hình ảnh trong tự nhiên, đời sống có các màu cơ bản.
– Năng lực mĩ thuật:
- Nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản ở hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Sử dụng được các màu cơ bản để sáng tạo sản phẩm theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
- Trưng bày, giới thiệu được màu cơ bản ở sản phẩm và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng các màu cơ bản và các màu khác.
3. Phẩm chất
+ Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu: chăm chỉ, trung thực, góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, ý thức tôn trọng, được biểu hiện như: yêu thích vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên, đời sống; tôn trọng ý thích về màu sắc của bạn bè và những người xung quanh
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
1. Học sinh: SGK, Vở thực hành, màu vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy chì, giấy trắng
2. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, giấy màu, màu vẽ, bút chì, hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới b. Cách thức tiến hành: – GV gợi mở HS kể tên một số màu có ở trong lớp học như: Trên tường, trên bảng, đồ dùng học tập, trang phục, (hoặc ở hộp màu, đất nặn, giấy màu,…) và liên hệ giới thiệu nội dung bài học. – GV giới thiệu: Có rất nhiều màu khác nhau trong thế giới xung quanh, trong đó có 3 màu cơ bản. Ở bài học này chúng mình cùng sáng tạo những màu đó. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
a. Mục tiêu: HS quan sát hình và nhận biết được các màu cơ bản b. Cách thức tiến hành: * Hình ảnh để cùng học tập mĩ thuật (tr.5) Bước 1: Hoạt động cả lớp – GV tổ chức HS quan sát, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ nêu trong SGK – GV nhận xét HS thực hiện nhiệm vụ, gợi mở HS giới thiệu các đố học tập ở hình ảnh; kết hợp hướng dẫn HS quan sát lớp học và giới thiệu những hình ảnh, đồ dùng trang phục có màu cơ bản và đọc tên các màu đó. – GV gợi nhắc HS: Trong học mĩ thuật, các màu: đỏ, vàng, lam (xanh lam) là những màu cơ bản. Bước 2: Hoạt động cá nhân – GV yêu cầu HS lần lượt chỉ và đọc tên các màu có trong hình – GV nhận xét, khen ngợi HS * Hình ảnh bắp ngô, cái ô (dù) và cánh diều (tr.6)
– GV tổ chức HS quan sát, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ nêu trong SGK. – GV nhận xét HS trả lời, kết hợp gợi mở HS chia sẻ điều biết được về mỗi hình ảnh. – GV tóm tắt những chia sẻ của HS, giới thiệu, bổ sung thêm thông tin và liên hệ mỗi hình ảnh với đời sống. – GV gợi mở HS kể lại những hình ảnh trong thiên nhiên, đời sống hiện màu cơ bản (Mặt Trời, mây, biển, biển báo giao thông, phương tiện giao thông…). * Hình ảnh tác phẩm “Căn phòng đỏ” của hoạ sĩ Ma-tit-xơ (t.6)
– GV giới thiệu tên tác phẩm và giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát, trao đổi và chỉ ra chi tiết hình ảnh thể hiện màu cơ bản và đọc tên các màu đó. – GV tổng kết nội dung trả lời của HS, kết hợp giới thiệu thêm một số thông tin: Họa sĩ Ma-tit-xơ (1869 – 1954) là nghệ sĩ người Pháp. Bức tranh được ông vẽ năm 1908. Trong bức tranh, các màu cơ bản được ông sử dụng là chủ yếu, trong đó màu đỏ được sử dụng nhiều nhất (trên mặt bàn, bức tường, ghế,…), màu vàng thể hiện màu sắc của một số quả, đồ vật đặt trên bàn, bông hoa trong vườn cây ngoài cửa sổ; màu lam thể hiện ở những hoạ tiết hoa, trên bản, trên tường. Ngoài ra, các màu xanh lá cây, màu trắng, màu cam được ông sử dụng để mô tả vườn cây ngoài cửa sổ. Ông là một trong những danh hoạ nổi tiếng nhất thế giới của thế kỉ XX. * Hình ảnh sản phẩm mĩ thuật trong Vở thực hành
– GV sử dụng hình ảnh một số bức tranh để giới thiệu, gợi mở HS nhận ra chủ để thể hiện và các màu cơ bản trong mỗi bức tranh – GV hỏi HS một số câu hỏi: + Trong tranh vẽ phong cảnh gì + Màu sắc trong bức tranh + Em thích nhất bức tranh nào? * Hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật sưu tầm (nếu có) hoặc nguyên mẫu – GV giới thiệu thêm tranh của thiếu nhi/HS năm học trước, sản phẩm mĩ thuật trong đời sống và tác phẩm mĩ thuật của hoạ sĩ gợi mở HS chỉ ra màu cơ bản – GV tóm tắt và chốt nội dung hoạt động (sử dụng hình ảnh trực quan, sơ đồ tư duy). – GV sử dụng câu hỏi, nêu vấn đề,… kích thích HS suy nghĩ và hứng khởi trước khi vào hoạt động thực hành. Nhiệm vụ 2: Thực hành sáng tạo a. Mục tiêu: Giúp HS sáng tạo cùng các màu cơ bản b. Cách thức tiến hành 2.1 Trò chơi
Bước 1: Hoạt động cả lớp – Gọi tên các màu còn thiếu ở nhóm 2, nhóm 3 (tr.7). Bước 2: Hoạt động theo nhóm – GV giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc tên màu sắc ở mỗi thẻ. + Nêu thứ tự sắp xếp ba màu cơ bản ở các thẻ nhóm 1 + Vận dụng cách sắp xếp thứ tự ba thể thể hiện ba màu cơ bản ở nhóm 1 và gọi nên màu còn thiếu ở thẻ có dấu “?” trong nhóm 2, nhóm 3. 2.2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung Sáng tạo cùng các màu cơ bản Bước 1: Hoạt động cả lớp
– GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận và giới thiệu: + Sản phẩm có nhiều màu vàng màu đỏ màu/lam? + Màu vàng/màu đỏ/màu lam được thể hiện ở chi tiết hình ảnh nào sản phẩm? – Hình ảnh nào là chỉnh ở mỗi sản phẩm? – Hình ảnh các sản phẩm: Buổi sáng, Bóng bay, Trang trí vải (tr.8), – GV tổ chức HS quan sát, trao đổi và gợi mở Bước 2: Hoạt động cá nhân – GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân + Giới thiệu hình ảnh chi tiết thể hiện màu cơ bản và màu sắc khác trên m sản phẩm. + Giới thiệu hình ảnh chi tiết thấy rõ nhất, thích nhất ở mỗi sản phẩm + Giới thiệu sản phẩm thể hiện nhiều màu vàng/màu đỏ/ màu lam. – GV nhận xét, bổ sung nội dung HS giới thiệu và gợi nhắc 2.3. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và trao đổi, thảo luận:
+ GV giao nhiệm vụ cho HS: Vẽ bức tranh thể hiện hình ảnh yêu thích bằng các màu cơ bản, vẽ thêm một số màu khác. + GV gợi mở HS lựa chọn hình ảnh như: hoa, quả, con vật, đồ chơi, đồ dùng cá nhân,… và tham khảo một số sản phẩm (tr.8), hình của sản phẩm trong Vở thực hành để sáng tạo sản phẩm theo ý thích + GV gợi mở HS: Dùng bút chì vẽ hình ảnh yêu thích bằng nét và vẽ màu cơ bản màu khác cho bức tranh tạo thêm chấm, thêm hình… theo ý thích. – GV nhắc HS kết hợp thực hành với quan sát các bạn trong nhóm và trao đổi chia sẻ hoặc góp ý, nhận xét và học hỏi bạn thực hành. + GV gợi ý HS nội dung trao đổi, thảo luận ? Bạn sẽ vẽ hình ảnh gì ở bức tranh? ? Bức tranh của bạn sẽ vẽ màu cơ bản nào nhiều, màu cơ bản nào ít. ? Bạn có thích bức tranh của mình/tôi tớ không? ? Tên bức tranh của bạn là gì? Nhiệm vụ 3: Cảm nhận, chia sẻ a. Mục tiêu: HS thể hiện được sự yêu thích các bức tranh của bạn học, biết được các màu chủ đạo của mỗi bức tranh b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp – Trưng bày sản phẩm: GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc theo nội dung thể hiện,… Bước 2: Hoạt động cá nhân + GV tổ chức HS quan sát lần lượt các sản phẩm trong lớp + Nội dung gợi mở HS giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn nên vận dụng một số gợi ý trong SGK, kết hợp quá trình thực hành, thảo luận, sản phẩm cụ thể của HS và liên hệ sử dụng sản phẩm vào đời sống. – GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét các sản phẩm (cá nhân nhóm toàn lớp); kết hợp bồi dưỡng cho HS ý thức làm đẹp cho các đồ dùng cá nhân và mọi vật xung quanh bằng cách sử dụng màu sắc theo ý thích. – GV giới thiệu hình ảnh về “Làng bích hoạ” ở miền Trung hoặc địa phương và nơi khác, giúp HS thấy được sử dụng màu sắc để góp làm đẹp cho cuộc sống xung quanh LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS: GV giới thiệu bức tranh, yêu cầu HS nhận biết màu đậm màu nhạt – GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Giúp HS sử dụng màu sắc để sáng tạo nên sản phẩm yêu thích b. Cách thức tiến hành: Bước 1:Hoạt động cả lớp – GV tổ chức HS quan sát các bức tranh: “Em và gia đình đi bơi” của Phùng Minh Khuê, “Khu tập thể” của Trần Lưu Du, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ Bước 2:Hoạt động cá nhân – GV yêu cầu HS chia sẻ các nội dung + Nêu tên mỗi bức tranh. + Kể tên các màu cơ bản, các màu khác trong mỗi bức tranh. + Giới thiệu các hình ảnh chi tiết được thể hiện bằng các màu cơ bản – GV tóm lược ý kiến của HS, kết hợp bổ sung hoặc giới thiệu rõ hơn hình ảnh chi tiết trong mỗi bức tranh hiện màu cơ bản, màu khác. Từ đó, GV gợi nhắc HS: sử dụng màu cơ bản và màu sắc khác để vẽ bức tranh thể hiện các hình ảnh theo ý thích về cuộc sống xung quanh. – GV giới thiệu thêm một số bức tranh vẽ bằng màu sáp/ màu dạ màu của HS thiếu nhi, hoạ sĩ và sản phẩm thủ công, gợi mở HS nhận ra các màu cơ bản một số màu khác có ở sản phẩm/tác phẩm. – GV tóm tắt nội dung chính của bài học; nhận xét kết quả học – GV tổng kết, giúp HS ghi nhớ nội dung bài học. |
– HS kể các màu có trong lớp – HS lắng nghe giáo viên giới thiệu – HS quan sát, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ – HS nhận biết được 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, lam – HS chăm chú lắng nghe – HS trả lời: + Bắp ngô màu vàng + Cánh diều có cả 3 màu: đỏ, vàng, lam. Các màu xen kẽ nhau + Ô: màu lam là chủ yếu, màu vàng và đỏ chỉ tô điểm thêm cho ô – HS chăm chú lắng nghe – HS quan sát tranh – HS trả lời câu hỏi – HS quan sát tranh ảnh mà GV cung cấp – HS chú y GV – HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV – HS quan sát tranh màu và trả lời câu hỏi – HS cùng GV trao đổi – HS thực hiện nhiệm vụ GV giao – HS chú ý lắng nghe – HS chú y lắng nghe – HS trao đổi, thảo luận và chia sẻ trong thực hành – HS trả lời dựa vào câu hỏi hướng dẫn của GV – HS trưng bày sản phẩm lên bảng – HS tạo sản phẩm cá nhân – HS nghe yêu cầu của GV – HS thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát tranh, nêu tên các bức tranh – HS nhận diện và phát biểu câu hỏi – HS chú y lắng nghe – HS quan sát các bức tranh, trao đổi, chia sẻ – HS trả lời câu hỏi |
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Mĩ thuật 2 Cả năm!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Mĩ thuật lớp 2 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.