Giáo án Mĩ thuật 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới bài soạn mẫu Chủ đề 1: Vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng Việt Nam. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 4 năm 2023 – 2024 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật của mình. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Mĩ thuật lớp 4 trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Chủ đề 1: VẺ ĐẸP TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
(Thời lượng 4 tiết – Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Nhận định được một số hình thức biểu hiện của điêu khắc đình làng (chạm khắc gỗ, tượng tròn).
- Biết và giới thiệu về vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng.
- Biết về giá trị thẩm mĩ của di sản mĩ thuật.
2. Năng lực.
- Biết mô phỏng, khai thác vẻ đẹp của tượng, phù điêu ở đình làng bằng vật liệu sẵn có.
- Khai thác được vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng để thiết kế một món quà lưu niệm.
- Sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D bằng hình thức nặn hoặc đắp nổi.
3. Phẩm chất.
- Có tình cảm yêu quý những di sản mĩ thuật của quê hương, đất nước.
- Yêu thích vận dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với GV:
- Một số hình ảnh, clip giới thiệu về chạm khắc gỗ, tượng tròn ở đình làng để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
- Hình ảnh SPMT mô phỏng hoặc khai thác vẻ đẹp từ điêu khắc đình làng với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.
- Giáo án, SGV Mĩ thuật 4, Máy tính, trình chiếu trên PowerPoint Clip có liên quan đến chủ đề bài học.
2. Đối với HS:
- SGK Mĩ thuật 4.
- Vở bài tập Mĩ thuật 4.
- Đồ dùng học tập môn học: bút chì, bút lông (Các cỡ), hộp màu, sáp màu dầu, mài acrylic (hoặc màu goat, màu bột pha sẵn), giấy vẽ, giấy màu các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. QUAN SÁT.
– Giúp HS tri nhận đối tượng thẩm mĩ theo hướng dẫn của GV. Phần này giúp HS làm quen và tiếp cận ban đầu với chủ đề.
Hoạt động giáo viên. |
Hoạt động học sinh. |
* Hoạt động khởi động. |
|
– GV cho HS sinh hoạt đầu giờ. – Tổ chức cho HS chơi trò chơi. |
– HS sinh hoạt. |
1. Hoạt động 1: Quan sát. – Hoạt động giúp học sinh có nhận thức ban đầu về nội dung chủ đề. |
|
a) Mục tiêu. – HS nhận biết được hình thức thể hiện trong điện đình làng. – HS nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng. b) Nội dung. – GV cho HS quan sát vẻ đẹp của điêu khắc đình làng qua: + Hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4, + Ảnh tư liệu về vẻ đẹp điêu khắc đình làng ở địa phương (nếu có). + Ảnh tư liệu về điêu khắc đình làng (do GV chuẩn bị thêm). – GV cho HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT. c) Sản phẩm. – Có hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng, có ý thức khi khai thác hình ảnh để thực hành, sáng tạo SPMT. d) Tổ chức thực hiện. * Vẻ đẹp tạo hình trong chạm khắc gỗ ở đình làng. – GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa trang 5 trong SGK Mĩ thuật 4. hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm. – Qua hoạt động quan sát và thảo luận, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 4. Trang 5 để HS nhận ra tạo hình nhân vật trong các bức chạm khắc gỗ, cũng như chủ đề thường được thực hiện trong điêu khắc đình làng. – GV có thể đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung hoạt động: + Ngoài các hình minh họa, em còn biết đến những bức chạm khắc gỗ nào? Ở đình làng nào? + Hình tượng nhân vật trong bức chạm khắc gỗ nào ấn tượng với em? Vì sao? + Em sẽ mô phỏng hình ảnh ở bức chạm khắc nào trong phần thực hành của mình? – GV nhận xét bổ sung (theo các hình minh họa đã được chuẩn bị) để khắc sâu hơn về tạo hình, chủ đề trong các bức chạm khắc gỗ. * Vẻ đẹp tạo hình trong tượng tròn ở đình làng. – GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu tượng chó đá trong khu vực quần thể đình, chùa Địch Vi, trong SGK Mĩ thuật 4. trang 6. – GV có thể chuẩn bị thêm một số hình ảnh về tượng trong đình làng. – Tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi nhận ra: + Chất liệu để làm tượng là gì? + Tượng có giống hình ảnh con chó thật không? Vì sao? + Tượng con chó đặc điểm là gì? – GV tóm tắt và bổ sung theo nội dung ở phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 4. trang 6. * GV chốt. Vậy là chúng ta đã biết cách nhận biết được hình thức thể hiện trong điện đình làng, và nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng ở hoạt động 1. * Củng cố dặn dò. – Chuẩn bị tiết sau. |
– HS cảm nhận, ghi nhớ. – HS quan sát vẻ đẹp của điêu khắc đình làng qua: – HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT. – HS hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng, phát huy lĩnh hội. – HS quan sát hình minh họa trang 5 trong SGK Mĩ thuật 4 – HS trả lời câu hỏi. – HS trả lời. – HS trả lời. – HS quan sát hình tìm hiểu và phát huy lĩnh hội. – HS trả lời câu hỏi. – HS trả lời. + HS trả lời. – HS ghi nhớ. – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS ghi nhớ. |
Bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Mĩ thuật 4 KNTT!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Mĩ thuật 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 4 năm 2023 – 2024 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.