Giáo án Mĩ thuật 3 Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 3 Cánh diều của mình.
Giáo án Mĩ thuật 3 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 3. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh diều:
Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 3 sách Cánh diều
BÀI 1: NHỮNG MÀU SẮC KHÁC NHAU (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực mĩ thuật: Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:
- Biết được các màu thứ cấp và cách tạo các màu đó từ màu cơ bản. Bước đầu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp và biết được màu thứ cấp có ở xung quanh.
- Tạo được sản phẩm có các màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số NL chung và NL ngôn ngữ, khoa học… thông qua: Trao đổi, chia sẻ trong học tập; biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên và đời sống; sử dụng đồ dùng, vật liệu, họa phẩm… phù hợp với hình thức thực hành, sáng tạo sản phẩm…
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái… thông qua một số biểu hiện, như: Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có các màu thứ cấp; yêu thích, tôn trọng những sáng tạo của bạn bè và người khác; chuẩn bị đồ dùng giấy màu hoặc màu vẽ để thực hành, sáng tạo…
II. Đồ dùng, thiết bị DH: màu (màu sáp hoặc màu dạ, màu goát), giấy màu, bút chì, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phân bố nội dung mỗi tiết học
Tiết 1 |
– Nhận biết: Màu thứ cấp, cách tạo màu thứ cấp từ các cặp màu cơ bản. – Thực hành: Tạo màu thứ cấp. Vẽ hình ảnh yêu thích (lọ hoa, quả, đồ vật, con vật,…) bằng nét bút chì/màu. |
Tiết 2 |
–Nhắc lại: Nội dung tiết 1, giới thiệu nhiệm vụ tiết 2. – Thực hành: Tiếp tục vẽ màu hoặc xé, dán hoàn thành sản phẩm. |
TIẾT 1
HĐ chủ yếu của GV |
HĐ chủ yếu của HS |
Hoạt động khởi động (khoảng 3 phút) |
|
Tổ chức trò chơi “Màu sắc em thích” Nội dung: Viết tên các màu đã biết, kết hợp nhắc lại màu cơ bản và gợi mở nội dung bài học. |
– Viết tên một số màu – Giới thiệu màu cơ bản có trong và giới thiệu |
1. Quan sát, nhận biết (khoảng 9 phút) |
|
1.1. sử dụng hình minh họa tr.5, sgk: – Yêu cầu HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK – Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; Gv nhận xét…). – Giới thiệu các màu cơ bản và kết quả pha trộn ở mỗi cặp màu (Xem thêm gợi ý trong SGV) |
– Quan sát, thảo luận (nhóm… HS), trả lời câu hỏi. Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung. – Lắng nghe, quan sát GV giải thích/thị phạm |
1.2. Sử dụng hình ảnh tr.6, sgk: – Tổ chức HS quan sát mỗi hình 1, 2, 3 và trao đổi, chỉ ra màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh. – Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…) – Giới thiệu màu thứ cấp và một số thông tin về hình 1, 2, 3 (tác giả, tác phẩm, sản phẩm, nét văn hóa ẩm thực…). – Gợi mở Hs quan sát, tìm màu thứ cấp trong lớp, trường; liên hệ với đời sống thực tiễn – Tóm tắt nội dung quan sát, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, kết hợp sử dụng câu chốt trong SGK, tr.6. |
– Quan sát, trao đổi – Giới thiệu màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh – Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – Chia sẻ, lắng nghe |
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 16 phút): |
|
2.1. Hướng dẫn cách thực hành a. Tạo màu thứ cấp từ các màu cơ bản (tr.6, sgk). – Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa, giới thiệu cách tạo màu mỗi thứ cấp từ các màu cơ bản bằng màu sáp. – Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…) – Hướng dẫn Hs trộn màu theo từng cặp màu cơ bản để tạo màu tím, màu xanh lá, màu cam |
– Quan sát – Giới thiệu cách tạo mỗi màu thứ cấp – Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung – Thực hành theo hướng dẫn của thầy/cô |
b. Tạo sản phẩm tranh bằng cách vẽ màu; xé, cắt xé dán giấy (Tr.7, Sgk) – Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa và trao đổi: Kể tên một số hình ảnh trong mỗi bức tranh? Hình ảnh nào là chính, phụ? Nêu cách vẽ màu; cách vẽ, xé, cắt dán? Mỗi bức tranh có màu thứ cấp nào? Có màu nào khác?… – Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…) – Giới thiệu, hướng dẫn cách vẽ màu; vẽ, xé, cắt dán tạo bức tranh tĩnh vật có các màu thứ cấp là chính, có thể thêm màu khác. Nhấn mạnh bước vẽ hình. |
– Quan sát, trao đổi, tìm hiểu cách vẽ tranh – Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn – Lắng nghe, quan sát thầy/cô thị phạm, hướng dẫn – Có thể nêu câu hỏi, ý kiến |
2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận – Giới thiệu thời lượng của bài học: Gồm 2 tiết – Giao nhiệm vụ tiết 1 cho HS: + Thực hành: Vẽ hình ảnh (hoa, quả, đồ vật… yêu thích) bằng nét. + Quan sát bạn thực hành và trao đổi/nêu câu hỏi…, chia sẻ về hình ảnh sẽ được vẽ trong tranh của mình. , hình ảnh nào vẽ trước, ở giữa bức tranh… – Gợi mở HS: Sắp xếp hình ảnh trên khổ giấy/trang vở thực hành; có thể vẽ bằng nét bút chì hoặc bút màu. – Quan sát HS thực hành, trao đổi, gợi mở: chọn, sắp xếp hình ảnh phù hợp với khổ giấy; các hình ảnh cần có to, có nhỏ… – Nếu còn thời gian, có thể gợi mở HS vẽ màu hoặc xé, cắt dán, sử dụng màu thứ cấp (màu vẽ, giấy màu) là chính. |
– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân – Quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm |
3. Cảm nhận, chia sẻ(khoảng 5 phút): – Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát, gợi mởgiới thiệu: Sản phẩm có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào to, hình ảnh nào nhỏ? Thích hình vẽ của bạn nào nhất?… – GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hành; gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sẽ hoàn thành sản phẩm bằng cách vẽ màu hay xé, cắt, dán?… |
– Trưng bày SP của mình – Quan sát SP của mình, của các bạn – Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận, ý tưởng… |
4. Vận dụng(khoảng 2 phút): – Gợi mở HS liên hệ hình ảnh yêu thích trên sản phẩm của mình hoặc của bạn với đời sống, VD: tên loài hoa, quả, đồ vật, cách sử dụng…. ; kết hợp bồi dưỡng phẩm chất. – Nhắc Hs bảo quản sản phẩm và mang đến lớp vào tiết học tiếp theo để hoàn thành sản phẩm. – Lưu ý HS: Chuẩn bị màu hoặc giấy màu phù hợp với cách thực hành vẽ hoặc xé, cắt dán. Có thể kết hợp vẽ màu với giấy màu. |
– Chia sẻ – Lắng nghe dặn dò của thầy/cô |
Nội dung điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có):
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
TIẾT 2
HĐ chủ yếu của GV |
HĐ chủ yếu của HS |
Hoạt động khởi động (khoảng 2 phút): Trò chơi tiếp sức: “Ai nhanh, ai đúng” |
|
– Nội dung: Giới thiệu màu thứ cấp – Hình thức: Làm việc nhóm (6 thành viên/nhóm) – Chuẩn bị Một số tờ giấy (theo số lượng nhóm chơi), trên tờ giấy (A3) có sẵn 3 ô hình (tròn hoặc vuông, hình quả, lá…) và dán trên bảng. – Cách chơi: Mỗi thành viên lên vẽ một màu thứ cấp vào ô hình có sẵn (có thể không cần vẽ kín màu); thành viên khác viết tên màu vào phần bên cạnh mỗi ô hình đã vẽ màu. – Đánh giá: Nhanh, đúng 3 màu thứ cấp ở hình và tên màu. => Tổng kết trò chơi, nhắc lại kiến thức của bài học đã tìm hiểu ở tiết 1. Gợi mở nội dung tiết 2. |
– Một số nhóm tham gia chơi – Các nhóm khác/học sinh khác cỗ vũ, nhận xét. |
1. Quan sát, nhận biết (khoảng 5 phút) |
|
– Tổ chức HS quan sát một số sản phẩm tham khảo ở tr.8, Sgk và sản phẩm/tác phẩm sưu tầm; gợi mở HS nêu theo cảm nhân: + Hình ảnh, màu thứ cấp, màu khác có trên mỗi sản phẩm + Hình thức thực hành (vẽ; xé, cắt, dán, nặn, in). – Thực hiện đánh giá – Giới thiệu rõ hơn: hình ảnh, hình thức, chất liệu thực hành ở mỗi SP – Tổ chức HS đặt trên bàn sản phẩm đã vẽ bằng nét ở tiết 1 và gợi mở HS quan sát. Kích thích HS mang sản phẩm lên bục và giới thiệu một số hình ảnh vẽ trên sản phẩm, chia sẻ ý tưởng hoàn thành sản phẩm bằng cách nào (vẽ; cắt, xé, dán…). – Tóm tắt nội dung quan sát. Gợi mở HS: Có thể vẽ màu; có thể xé, cắt, dán hoặc kết hợp vẽ màu với xé dán để hoàn thành bức tranh đã vẽ nét ở tiết 1. |
– Quan sát, trao đổi – Giới thiệu màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh – Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – Chia sẻ, lắng nghe |
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 20 phút): |
|
2.1. Hướng dẫn cách thực hành – Nhắc lại cách thực hành vẽ màu; xé, cắt dán và hoàn thành tạo sản phẩm – Lưu ý HS: Dùng màu thứ cấp (màu vẽ, giấy màu) là chính và nhiều hơn màu khác. |
– Quan sát, lắng nghe – Có thể nêu câu hỏi |
2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận – Giao nhiệm cho HS: + Sử dụng màu vẽ hoặc giấy màu để hoàn thành sản phẩm đã vẽ nét ở tiết 1. Gợi mở HS: Có thể vẽ màu; có thể xé, cắt, dán hoặc kết hợp vẽ màu với xé dán; có thể vẽ, xé, dán thêm hình ảnh khác (mây, trời, ô cửa sổ…). + Quan sát bạn thực hành và trao đổi/nêu câu hỏi…, chia sẻ về cách thực hành, sử dụng màu cho mỗi hình ảnh và phần nền xung quanh… – Quan sát HS thực hành, trao đổi và có thể hướng dẫn một số thao tác, cách giữ vệ sinh hoặc hỗ trợ HS thực hành tốt hơn… |
– Thực hành: vẽ màu hoặc cắt, xé, dán giấy màu để hoàn thành sản phẩm đã vẽ nét ở tiết 1. – Quan sát, trao đổi với bạn |
3. Cảm nhận, chia sẻ(khoảng 5 phút): – Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát, gợi mởgiới thiệu: Cách thực hành? Hình ảnh nào có màu thứ cấp, màu khác? Thích sản phẩm của bạn nào nhất?… – Tóm tắt nhận xét chia sẻ của HS, kết quả thực hành và nội dung bài học. |
– Trưng bày SP của mình – Quan sát SP của mình, của các bạn – Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận… |
4. Vận dụng(khoảng 3 phút): – Hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh và gợi mở: nêu tên sản phẩm, giới thiệu một số hình ảnh, màu sắc… – Tóm tắt chia sẻ của HS, gợi nhắc HS: Có thể sử dụng màu thứ cấp và các màu khác để vẽ thêm bức tranh về phong cảnh, về khám chữa bệnh và các hoạt động khác trong đời sống hàng ngày. – Tổng kết bài học, hướng dẫn HS chuẩn bị học bài 2. |
– Chia sẻ – Lắng nghe dặn dò của thầy/cô |
Nội dung điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ( nếu có)
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
BÀI 2: SÁNG TẠO VỚI VẬT LIỆU CÓ MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:
- Nêu được màu đậm, màu nhạt ở vật liệu sẵncó và cách tạo sản phẩm thủ công bằng cách cắt, đan, dán giấy hoặc bìa giấy…
- Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt từ vật liệu sẵn có… và tập trao đổi, chia sẻ.
- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chỉ ra được màu đậm, màu nhạt trên sản phẩm của mình, của bạn và chia sẻ cảm nhận.
2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số NL chung và NL ngôn ngữ, tính toán… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; xác định độ dài, rộng của các nan giấy, khổ giấy dùng làm nan đan, khung tranh đểtạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt…
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện: Có ý thức sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu… phù hợp với bài học; yêu thích, tôn trọng những sản phẩm thủ công do bạn bè và người khác tạo ra; giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành…
II. CHUẨN BỊ CỦA HS VÀ GV: Vật liệu sẵn có có màu đậm, màu nhạt, màu, bút chì, giấy màu….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết
Tiết 1 |
– Nhận biết: Màu đậm, đậm vừa, nhạt qua các thẻ màu và một số vật liệu sẵn có. – Thực hành: Sử dụng vật liệu có màu đậm, màu nhạt để tạo sản phẩm bằng cách đan nong mốt |
Tiết 2 |
–Nhắc lại: Nội dung tiết 1, giới thiệu nhiệm vụ tiết 2. – Thực hành: Sử dụng vật liệu có màu đậm, màu nhạt để tạo sản phẩm khung tranh, ảnh bằng cách cắt, dán, ghép… |
TIẾT 1
HĐ chủ yếu của GV |
HĐ chủ yếu của HS |
Hoạt động khởi động (khoảng 3 phút) |
|
– Sử dụng bảng màu (vòng tròn màu sắc) gồm các màu cơ bản và thứ cấp (hoặc chỉ 3 màu thứ cấp). – Kích thích HS giới thiệu màu thứ cấp, màu cơ bản và gợi mở nội dung bài học. |
– Quan sát, trao đổi, chia sẻ – Nhận xét, bổ sung trả lời, chia sẻ của bạn. |
1. Quan sát, nhận biết (khoảng 8 phút) |
|
1.1. Trò chơi: Tìm màu đậm, màu nhạt (tr.9, sgk): – Yêu cầu các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ nêu trong Sgk. – Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; Gv nhận xét…). – Nhận xét kết quả và thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. – Gợi nhắc HS: Màu sắc có màu đậm, màu nhạt |
– Quan sát, thảo luận nhóm, thực hiện trò chơi – Báo cáo kết quả; Nhận xét kết quả của nhóm bạn. – Nghe GV đánh giá kết quả |
1.2. Sử dụng hình ảnh tr.10, sgk: – Tổ chức HS quan sát hình 1, 2, 3 và trao đổi, trả lời câu hỏi trong Sgk. – Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…) – Giới thiệu rõ hơn mỗi sản phẩm thủ công: tên, vật liệu, màu đậm, màu nhạt và công dụng. – Gợi mở Hs quan sát, giới thiệu vật liệu sẵn màu đậm, màu nhạt có trong lớp (hoặc trong đời sống). – Giới thiệu thêm một số sản phẩm sưu tầm/có trong lớp và được tạo nên từ vật liệu có màu đậm, màu nhạt. – Tóm tắt nội dung quan sát, kết hợp sử dụng câu chốt trong SGK, tr.6. |
– Quan sát, trao đổi – Trả lời câu hỏi trong Sgk theo cảm nhận. – Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – Chia sẻ, lắng nghe |
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 16 phút): Giới thiệu thời lượng của bài học (2 tiết) và nội dung mỗi tiết: – Tiết 1: Tìm hiểu cách tạo sản phẩm từ cách đan nong mốt – Tiết 2: Tìm hiểu cách tạo sản phẩm khung tranh, ảnh |
|
2.1. Hướng dẫn HS cách tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt bằng cách đan nong mốt (tr.10, sgk). – Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa và trao đổi, giới thiệu màu đậm, màu nhạt của giấy màu và cách đan. – Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…) – Hướng dẫn Hs thực hành (thị phạm minh họa/trình chiếu clip): + Chuẩn bị giấy màu/bìa giấy có màu đậm, màu nhạt; + Các thao tác (bước) thực hành – Giới thiệu một số cách tạo hình ảnh theo ý thích (quả, lá cây, hình tròn, hình trái tim, con vật…) và sử dụng cách đan nong mốt để tạo sản phẩm. – Tổ chức HS quan sát một số sản phẩm tham khảo trong sgk và sản phẩm sưu tầm, gợi mở HS chỉ ra màu đậm, màu nhạt, hình dạng của mỗi sản phẩm. |
– Quan sát, trao đổi – Chỉ ra màu đậm, màu nhạt của giấy và giới thiệu cách đan theo cảm nhận. – Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung – Quan sát, lắng nghe Gv hướng dẫn thực hành. |
2.2. Tổ chức HS thực hành: – Bố trí HS ngồi theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân: + Sử dụng giấy màu hoặc bìa giấy, giấy báo… có màu đậm, màu nhạt để tạo nan đan và đan tạo sản phẩm theo ý thích. Gợi mở HS: Có thể cắt giấy tạo hình ảnh theo ý thích như: hình tròn, hình tam giác…; quả táo, quả cam, trái tim, lá cây, con vật,… và cắt các nan giấy có màu đậm, màu nhạt để đan tạo sản phẩm. + Trao đổi (hỏi/chia sẻ) với bạn và quan sát, tìm hiểu, học hỏi cách thực hành… của bạn – Quan sát HS thực hiện nhiệm vụ…. |
– Quan sát, trao đổi – Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn – Lắng nghe, quan sát thầy/cô thị phạm, hướng dẫn – Có thể nêu câu hỏi, ý kiến |
3. Cảm nhận chia sẻ (khoảng 5 phút) |
|
– Hướng dẫn HS trưng bày, quan sát sản phẩm – Gợi mở nội dung HS trao đổi, chia sẻ – Tóm tắt trao đổi, chia sẻ của HS, nhận xét kết quả học tập, thực hành; liên hệ bồi dưỡng phẩm chất (tham khảo trong SGV). |
|
4. Vận dụng và hướng dẫn chuẩn bị học tiết 2 của bài học (khoảng 3 phút) |
|
– Sử dụng hình 1, 2 và gợi mở HS nhận ra: những ứng dụng của sản phẩm vào đời sống. – Sử dụng hình 3, gợi mở và giới thiệu đến HS cách đan khác – Hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2: Tạo khung tranh ảnh. – Nhắc HS: bảo quản sản phẩm đan nong mốt để có thể cho sản phẩm vào khung tranh ảnh. |
– Quan sát, trao đổi, chia sẻ theo cảm nhận – Lắng nghe thầy cô hướng dẫn học tiết 2 của bài học |
Nội dung điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án Mĩ thuật 3 sách Cánh diều (Cả năm)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Mĩ thuật 3 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 3 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.