Giáo án Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích, mang tới đầy đủ các tiết học cả năm theo phân phối chương trình năm 2023 – 2024. Giáo án môn Lịch sử – Địa lí 7 bao gồm các mục tiêu học tập, nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, các hoạt động và bài tập, đánh giá kết quả học tập, và các tài liệu tham khảo.
Kế hoạch bài dạy Lịch sử – Địa lí 7 được thiết kế nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học một cách chuẩn mực, đồng thời giúp các giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức mời các bạn tải tại đây.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức
CHƯƠNG I. TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
Bài 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
(… tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
– Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
– Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
– Phong trào văn hóa phục hung và cải cách tôn giáo.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung
– Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.
– Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.
* Năng lực chuyên biệt
– Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
– Trình bày được các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
– Trình bày được phong trào văn hóa phục hung và cải cách tôn giáo.
3. Về phẩm chất:
– Bài học giúp học sinh trân trọng thành tựu của nhân loại trong quá khứ và tôn trọng lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV.
– Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
– Máy chiếu, máy tính
– Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
– Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS – Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. – Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: d) Tổ chứcthực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – Chiếu một số công trình kiến trúc cổ ở Châu Âu và đặt câu hỏi: ? Đây là công trình kiến trúc nào? Ở đâu? ? Qua những hình ảnh vừa rồi, em nhớ đến châu lục nào trên thế giới và ở thời kì nào của lịch sử nhân loại? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: – Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. – Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: – Đại diện trả lời câu hỏi – HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. – Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – HS đọc thông tin trong SGK T.5 – GV chia nhóm lớp – Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những việc làm của người Giec-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã. ? Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. – Thời gian: 5 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: – Đọc SGK và làm việc cá nhân – Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. |
– Thế kỉ thứ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các cuộc đấu tranh cảu nô lệ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, xã hội ngày càng rối ren. – Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476). => Chế độ phong kiến từng bước được hình thành ở Tây Âu. |
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu. b) Nội dung: – GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. – HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – HS đọc thông tin trong SGK T.6 – GV chia nhóm lớp – Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những hiểu biết của em về lãnh địa phong kiến? ? Trình bày cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong xã hội? Từ đó em có nhận xét gì về quan hệ xã hội phong kiến Tây Âu? – Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: – Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. – Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: – Trả lời câu hỏi của GV. – Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. – HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. – Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. |
a. Lãnh địa phong kiến – Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn bị các quý tộc biến thành những vùng đất riêng của họ, được cha truyền con nối. – Thời gian hình thành: giữa thế kỉ IX. – Lãnh chúa xây dựng lãnh địa bằng đài kiên cố, dinh thự, nhà thờ…với hào sâu và tường bao quanh. Xung quanh là đất đai canh tác, đồng cỏ, ao hồ, rừng và khu nhà ở của nông nô. – Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa riêng, toàn quyền cai quản như một ông vua nhỏ. – Hoạt động kinh tế trong lãnh địa: Chủ yếu là nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp. Ngoài ra có nghề thủ công: dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí… b. Quan hệ xã hội – Lãnh chúa: là người sở hữu nhiều ruộng đất. Họ không phải lao động mà vẫn sống một cuộc sống sung sướng, xa hoa. – Nông nô: là người thuê ruộng đất của lãnh chúa để cấy cầy, trồng trọt và nộp tô thuế rất nặng cho lãnh chúa. => Đây là quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô (quan hệ gia cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột) |
3. Thành thị Tây Âu thời trung đại |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vai trò của thành thị thời trung đại. b) Nội dung: – GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. – HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – HS đọc thông tin trong SGK Tr.7 & Tr.8 – GV chia nhóm lớp – Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nguyên nhân, quá tình hình thành và ý nghĩa của thành thị Tây Âu thời trung đại? – Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: – Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. – Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: – Trả lời câu hỏi của GV. – Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. – HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. – Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. |
– Thời gian: Cuối thế kỉ XI – Nguyên nhân: do sản xuất phát triển đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa gắn liền với hoạt động sản xuất của thợ thủ công và buôn bán của thương nhân. – Quá trình hình thành: thợ thủ công và thương nhân đến những nơi thuận lợi về giao thông để mở xưởng và cửa hàng dẫn đến các thị trấn, thị tứ hình thành và phát triển thành thành thị. – Đặc điểm: có phố xá, bến càng, rạp hát, nhà thờ… – Kinh tế chủ đạo: thủ công nghiệp và thương nghiệp. – Ý nghĩa: + Thành thị góp phần xóa bỏ chế độ P.K phân quyền. + Tạo điều kiện cho các trường ĐH lớn ở Tây Âu hình thành. |
4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được sự ra đời của Thiên Chúa giáo. b) Nội dung: – GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. – HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
HĐ của thầy và trò |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – HS đọc thông tin trong SGK Trc .8 – GV chia nhóm lớp – Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những hiểu biết của em về lãnh địa phong kiến? ? Trình bày cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong xã hội? Từ đó em có nhận xét gì về quan hệ xã hội phong kiến Tây Âu? – Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: – Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. – Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: – Trả lời câu hỏi của GV. – Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. – HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. – Chuyển dẫn sang phần luyện tập. |
– Thời gian: Thế kỉ I – Địa điểm: Giu-đê (Vùng Giê-ru-sa-lem) hiện nay thuộc Palestin (La Mã) – Nguồn gốc: kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái – Quá trình: + Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị đế quốc La Mã ngăn cản. + Thời trung đại, Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến. à Thiên Chúa giáo trở thành thế lực rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Âu. |
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
D |
B |
C |
B |
D |
A |
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Câu 1: Bộ tộc nào đưa đến sự diệt vong của đế quốc La-mã?
A. Bộ tộc Lạc Việt
B. Bộ tộc Tây Âu
C. Bộ tộc người La-mã
D. Bộ tộc người Giéc-man
Câu 2: Lãnh địa phong kiến hình thành vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ VII
B. Thế kỉ VIII
C. Thế kỉ IX
D. Thế kỉ X
Câu 3: Lãnh địa phong kiến thuộc quyền cai quản của ai?
A. Nông nô
B. Nhà vua
C. Lãnh chúa
D. Địa chủ
Câu 4: Lãnh chúa ở Tây Âu sống cuộc sống như thế nào?
A. Sống cực khổ
B. Sống sung sướng, xa hoa
C. Làm thuê cho nhà vua
D. Sống bình dân
Câu 5: Kinh tế chủ đạo của thành thị Tây Âu thời trung đại là gì?
A. Nông nghiệp
B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Câu 6: Kinh tế chủ đạo của lãnh địa phong kiến Tây Âu thời trung đại là gì?
A. Nông nghiệp tự túc, tự cấp
B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
B2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
– GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
– GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
– HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Em có nhận xét gì về Lãnh địa phong kiến và thành thị Tây âu thời trung đại?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
– GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
– HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
– GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
– HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
– Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
……………
Giáo án Địa lí 7 Kết nối tri thức
TÊN BÀI DẠY – BÀI 1:
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày được đặc điểm vị tri địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
– Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hoá khí hậu; xác định được trên bản đổ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.
– Năng lực Địa lí
+ Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (xác định vị trí, phạm vi, sự phần bố), giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên; phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các đối tượng tự nhiên.
+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, video).
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
– Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
– Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
– Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Bản đồ tự nhiên châu Âu.
– Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu.
– Hình ảnh, video về thiên nhiên chầu Âu.
– Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
a. Mục tiêu
– Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b. Nội dung
– Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học.
c. Sản phẩm
– Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Tham gia trò chơi NHÌN HÌNH ĐOÁN QUỐC GIA
Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 2 phút.
Bước 3: HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức và vào bài mới.
GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học: Châu Âu là nơi được biết đến có thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bài học này sẽ giúp các em có hiểu biết về đặc điểm tự nhiên của châu Âu.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu.
a. Mục tiêu
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu.
b. Nội dung
– Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, hãy:
– Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
– Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu.
c. Sản Phẩm: Câu trả lời của học sinh.
– Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu:
+ Vị trí địa lí: Châu Âu nằm ở phía tây lục địa Á – Âu, ngăn cách với chầu Á bởi dãy núi U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa các vĩ tuvến 36°B và 71°B, chủ yếu thuộc đới ôn hoà của bán cẩu Bắc.
+ Hình dạng: Châu Âu có đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền.
+ Kích thước: Châu Âu có diện tích trên 10 triệu km2, so với các châu lục khác thì chỉ lớn hơn châu Đại Dương.
– Châu Âu có phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tầy giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen, phía đông giáp châu Á.
d. Cách thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục và sử dụng bản đồ hình 1 để trả lời các câu hỏi sau: – Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu? – Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm cặp đôi. Bước 3: Báo cáo kết quả – HS trả lời câu hỏi. – Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức – Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh |
1. Vị trí địa lí, + Vị trí địa lí: Châu Âu nằm ở phía tây lục địa Á – Âu, ngăn cách với chầu Á bởi dãy núi U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa các vĩ tuyến ến 36°B và 71°B, chủ yếu thuộc đới ôn hòa của bán cẩu Bắc. + Hình dạng: Châu Âu có đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền. + Kích thước: Châu Âu có diện tích trên 10 triệu km2, so với các châu lục khác thì chỉ lớn hơn châu Đại Dương. – Châu Âu có phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tầy giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen, phía đông giáp châu Á. |
…………..
Mời các bạn tảI File tài liệu để xem thêm nội dung giáo án Lịch sử – Địa lí 7
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Lịch sử – Địa lí 7 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.