Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn HĐTN 1 Cánh diều của mình.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Cánh diều cả năm gồm soạn ngang, chia cột, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Giáo dục thể chất, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Hoạt động trải nghiệm 1 Cánh diều:
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cánh Diều – Chia cột
TUẦN 1:
SINH HOẠT DƯỚI CỜ:
LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. MỤC TIÊU:
– Học sinh được tham gia và làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ.
II. CHUẨN BỊ:
– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
- Ổn định tổ chức.
- Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
- Đứng nghiêm trang
- Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
- Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
- Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
– GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
- Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
- Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
- Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
– Làm quen với trường học mới – trường tiểu học.
– Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường.
– Vui vẻ phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới.
II. CHUẨN BỊ:
– Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của nhà trường.
– Các dụng cụ phục vụ trò chơi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
– Ổn định: | – Hát |
– Giới thiệu bài | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và làm quen với quang cảnh và các hoạt động của nhà trường tiểu học. |
– Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: – Làm quen với trường học mới – trường tiểu học. – Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường. |
|
Hoạt động 1. Tham quan trường học | |
* Quan sát tranh – GV cho HS quan sát tranh – Bức tranh có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này? – Em thích những gì trong bức tranh? |
– HS quan sát – HS quan sát và trình bày những gì quan sát được. – HS trình bày |
* Tham quan trường học | |
– GV cho HS tập hợp dưới sân trường | – HS tập hợp thành 3 hàng dọc |
– GV đưa ra các quy định khi học sinh đi tham quan: + Giữ trật tự, đi theo hàng. + Lắng nghe hướng dẫn và giới thiệu của cô giáo. + Quan sát những nơi đi qua. – GV hướng dẫn học sinh quan sát khi đi tham quan: + Em thấy quang cảnh trường có đẹp không? + Em thấy ở trường có những phòng nào? Phòng ấy để làm gì? + Em thích nơi nào ở trường mình nhất? + Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học. |
– Lắng nghe giáo viên |
– GV đưa học sinh đi tham quan trường. | – HS tham quan theo hướng dẫn của GV. |
– GV cho HS trở về nơi tập hợp ban đầu. | |
*GV kết luận. | – Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. Mục tiêu: – Giúp HS vui vẻ phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới. |
|
Hoạt động 2. Chia sẻ cảm xúc | |
– GV cho HS làm việc theo nhóm đôi. – GV Y/C các thành viên trong nhóm chia sẻ những điềm. – GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp. – GV cùng HS nhận xét về cảm nhận và cảm xúc của các bạn |
– Làm việc theo nhóm – HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm. – Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp. – HS nhận xét nhóm bạn |
* Kết luận: Qua hoạt động này chúng ta biết cách làm việc tập thể hoặc làm việc theo nhóm trong các hoạt động chung của cả lớp. Chúng ta biết cách chia sẻ những cảm xúc của mình. |
– Lắng nghe, ghi nhớ |
Hoạt động 3. Trò chơi: Cùng về đích.
|
|
– GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi: | – Theo dõi |
Mỗi đội chơi cần 5 người chơi xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “ Xuất phát” , các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà không bị bạn nào tuột tay thì đội đó thắng cuộc. – GV cho HS chơi thử. – GV cho các đội chơi trong thời gian 15 phút. |
– Lớp chia thành các đội 5 người. – Chơi thử 1 lần |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) – GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. – Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về trường tiểu học của chúng ta. |
– Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP:
CÁC BẠN CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
– Học sinh bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với 1 số bạn trong lớp
II. CHUẨN BỊ:
– Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 – GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài,đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: – GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: – GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 2 – Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. – Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. – Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Bạn của em. – Tổ chức cho HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau. – GV cho các nhóm lên chia sẻ, giới thiệu. – GV nhận xét và tổng kết chung. |
– Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi – Lắng nghe để thực hiện. – Lắng nghe để thực hiện. – Lắng nghe để thực hiện. – HS làm quen với nhau qua một số trao đổi: + Tên bạn là gì? Nhà bạn ở đâu? Bạn thường tham gia những hoạt động nào ngoài giờ học? Bạn đã biết những bạn nào trong lớp? – Các nhóm lên trao đổi, giới thiệu |
TUẦN 2: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: XÂY DỰNG ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN
I. MỤC TIÊU:
– HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện.
II. CHUẨN BỊ:
– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 2:
- Ổn định tổ chức.
- Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
- Đứng nghiêm trang
- Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
- Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
- Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
– GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
- Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
- Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
- Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
( – Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến. Có thể có những hoạt động như sau:
– Nhắc nhở HS tham gia giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học tập và rèn luyện.
– Các lớp đăng kí thành lập những đôi bạn cùng tiến để cùng giúp đỡ nhau học
tập tốt, khuyến khích những bạn ở gần nhà nhau có thể đăng kí thành một đôi.
– Hướng dẫn một số việc làm để HS thực hiện: hăng hái tham gia xây dựng bài;
giảng bài cho bạn khi bạn không hiểu, tranh thủ hướng dẫn, giúp đỡ bạn làm các bài GV vừa dạy trong giờ ra chơi, nghỉ giải lao, cùng nhau chuẩn bị bài nhà.)
…..
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cánh Diều – Soạn ngang
Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tuần 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1. Mục tiêu
HS được tham gia và làm quen với hoạt động Sinh hoạt dưới cờ
2. Gợi ý cách tiến hành
– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức
+ Chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục
+ Đứng nghiêm trang.
+ Thực hiện nghi lễ: chào cờ, hát Quốc ca.
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường
– GV giới thiệu và nhấn mạnh hơn cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục HS tình yêu Tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức; rèn luyện kĩ năng sống; gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của HS
+ Một số hoạt động trong tiết chào cờ: thực hiện nghi lễ chào cờ, nhận xét thi đua của các lớp trong tuần; tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho HS, góp phần giáo dục một số nội dung: an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
Tiết 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Làm quen với trường học mới, trường tiểu học
– Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường
– Vui vẻ, phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới
2. Chuẩn bị
– Tranh ảnh về ngôi trường tiểu học
– Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của trường tiểu học – nơi HS bắt đầu đến trường
– Các dụng cụ vui chơi tuỳ thuộc vào trò chơi GV lựa chọn
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Tham quan trường học
a. Mục tiêu
Giúp HS nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động, vui chơi của HS ở trường tiểu học
b. Cách tiến hành
– GV hướng dẫn HS xem các bức tranh có trong danh sách; gợi ý cụ thể để các em biết cách quan sát tranh/ảnh với các câu hỏi như:
+Bức tranh này có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?
+ Em thích những gì có trong các bức tranh?
+ Vào học lớp 1 rồi, em cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động như các bạn trong tranh. Em có muốn được tham gia hoạt động với các bạn không? Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
– GV đưa HS đi tham quan trường: khu lớp học, các phòng chức năng (phòng âm nhạc, phòng mĩ thuật, phòng máy tính), sân tập thể dục, phòng ăn, thư viện, vườn trường. Sau đó, GV có thể đặt cho HS các câu hỏi như:
+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học?
+ Em thích nơi nào nhất trường?
c. Kết luận
HS quan sát trường học và các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường. Qua đó, các em bước đầu có hiểu biết về trường tiểu học của mình. Trường tiểu học khác xa với trường mẫu giáo các em học trước đây, có nhiều phòng học, phòng chức năng và nhiều hoạt động học tập, vui chơi đa dạng
Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc
a) Mục tiêu
Giúp HS tập luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã được biết về trường tiểu học
b) Cách tiến hành
– GV hướng dẫn HS chia sẻ theo bàn hoặc theo từng cặp đôi về những điều mà các em nhận biết được sau khi được tham quan trường học hoặc xem ảnh GV giới thiệu
– GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những bàn/cặp đôi HS còn đang lúng túng
c) Kết luận
– HS rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể hoặc theo nhóm trong các hoạt động chung của lớp
– HS biết cách chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình
Hoạt động 3: Trò chơi “ cùng về đích”
a) Mục tiêu
Giúp HS biết cách cùng vui chơi với nhau qua việc chơi các trò chơi của HS tiểu học
b)Cách tiến hành
– GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS làm mẫu. HS làm thử theo hướng dẫn của HS
– Luật chơi:
+ Mỗi đội chơi có 5 em xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “Xuất phát”, các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà vẫn giữ nguyên hàng (không em nào bị tuột tay) thì đội đó thắng cuộc
+ HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV và làm theo đúng luật chơi. Các em nhắc nhở và giúp đỡ nhau thực hiện trò chơi thật vui vẻ
– GV theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ những đội chơi còn lúng túng
c) Kết luận
HS làm quen được với nhau thông qua trò chơi tập thể, qua đó các em biết được những trò chơi của HS tiểu học
Tiết 3: SINH HOẠT LỚP
CÁC BẠN CỦA EM
1. Mục tiêu
HS bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với một số bạn mới trong lớp
2. Gợi ý cách tiến hành
– GV ổn định và sắp xếp, đổi lại chỗ ngồi của các HS trong lớp (nếu cần)
– Tổ chức cho HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau. GV có thể gợi ý một số câu hỏi: Tên bạn là gì? Nhà bạn ở đâu? Bạn thường tham gia những hoạt động nào ngoài giờ học? Bạn đã biết những bạn nào trong lớp?
– Một số cặp HS lên trước lớp và giới thiệu về bản thân
– GV nhận xét và nhấn mạnh với HS về việc làm quen với các hoạt động học tập, vui chơi và thân thiện, đoàn kết với các bạn khi ở trường
Tuần 2: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
XÂY DỰNG ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN
1. Mục tiêu
HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện
2. Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Có thể có những hoạt động như sau:
– Nhắc nhở HS tham gia giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học tập và rèn luyện
– Các lớp đăng kí thành lập những đôi bạn cùng tiến để cùng giúp đỡ nhau học tập tốt, khuyến khích những bạn ở gần nhà nhau có thể đăng kí thành một đôi
– Hướng dẫn một số việc làm để HS thực hiện: hăng hái tham gia xây dựng bài; giảng bài cho bạn khi bạn không hiểu; tranh thủ hướng dẫn, giúp đỡ bạn làm các bài GV vừa dạy trong giờ ra chơi, nghỉ giải lao, cùng nhau chuẩn bị bài ở nhà
Tiết 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Nhanh chóng làm quen với các bạn học mới ở lớp 1 và ở trường tiểu học
– Biết trò chuyện, trao đổi với các bạn cùng lớp về cảm xúc của bản thân mình.
– Phấn khởi, mạnh dạn, tự tin khi làm quen, trò chuyện cùng các bạn trong lớp
2. Chuẩn bị
– Tranh ảnh về khung cảnh buổi gặp gỡ của HS lớp 1 với các HS trong trường tiểu học
– Những bông hoa và những món quà nhỏ phục vụ cho các hoạt động 1 và 2
– Lựa chọn một số bài hát phù hợp với HS lớp 1
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Giới thiệu và làm quen
a) Mục tiêu
Giúp HS làm quen, tìm hiểu về nhau và gắn mối quan hệ bạn bè trong lớp học
b) Cách tiến hành
– GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Giới thiệu cà làm quen” ở ngay tại sân trường. HS đứng thành vòng tròn, GV làm mẫu: cầm một bông hoa giới thiệu về mình (họ tên, tuổi, sở thích, thói quen). Sau đó, GV mời em lớp trưởng tự giới thiệu về bản thân mình rồi tặng hoa cho bạn khác
– Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến khi hết lượt HS trong lớp. Sau đó GV có thể gọi bất kì một HS nào đó và yêu cầu em nói tên bạn bên cạnh hoặc tên bạn lớp trưởng hay tên cô giáo
c) Kết luận
Trong lớp có nhiều bạn với những đặc điểm, tính cách, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu về cô giáo và các bạn trong cả lớp qua các hoạt động tự giới thiệu và nhận diện nhau giúp HS tự tin trước tập thể, bước đầu tạo những gắn kết trong mối quan hệ bạn bè
Hoạt động 2: Tìm bạn cùng sở thích
a) Mục tiêu
Giúp HS biết cách chia sẻ, thể hiện sở thích của bản thân để kết bạn cùng sở thích
b) Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Tìm bạn cùng sở thích” như sau:
– HS cùng nhau đứng ở một góc sân trường để thực hiện hoạt động. GV hỏi để tìm đại diện một vài em với các sở thích khác nhau như: thích hát, thích múa, thích đá bóng, thích nhảy dây. GV nêu hiệu lệnh “ Hãy về với bạn cùng sở thích với mình”. HS tự động di chuyển về phía bạn có cùng sở thích
– GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ HS còn đang lúng túng chưa biết chọn bạn nào
c) Kết luận
HS bước đầu biết thể hiện sở thích của mình khi tham gia vào hoạt động này và tìm được những người bạn có sở thích giống mình để cùng chia sẻ
Tiết 3: SINH HOẠT LỚP
HÁT VỀ TÌNH BẠN
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
-Tự đánh giá việc thực hiện phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”
– Yêu quý, đoàn kết với bạn bè
2. Gợi ý cách tiến hành
(1) Nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến” của lớp:
– GV tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi và chia sẻ trước lớp về những việc bản thân đã làm được và những mong muốn tiếp tục thực hiện những việc làm đúng để cùng giúp đỡ nhau học tập
– Tuyên dương những tấm gương đôi bạn cùng tiến ở trong lớp
(2) Tổ chức HS hát về tình bạn
– GV lựa chọn và chuẩn bị một số video, đĩa nhạc về một số bài hát tình bạn. Gợi ý một số bài hát về tình bạn có thể chuẩn bị như: Chào người bạn mới đến ( Sáng tác: Lương Bằng Vinh), Tình bạn tuổi thơ (Sáng tác: Kiều Hồng Phượng, Nguyễn Quốc Việt), Tình bạn(Sáng tác: Yêu Lam)
– Tổ chức cho HS hát tập thể hoặc có thể thi hát và biểu diễn giữa các tổ, nhóm
Tuần 3: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: TÌM HIỂU AN TOÀN TRƯỜNG HỌC
1. Mục tiêu
Sau một hoạt động, HS có khả năng:
– Biết một số quy tắc an toàn khi tham gia giao thông
– Có ý thức chấp hành đúng và tham gia giao thông an toàn, đặc biệt ở cổng trường
2. Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “An toàn trường học”, trong đó có thể thực hiện một số chủ đề có liên quan đến việc đảm bảo an toàn ở trường như “Cổng trường an toàn giao thông” (Có thể mời cảnh sát giao thông hướng dẫn cho HS)
– Giới thiệu cho HS biết ý nghĩa của việc tham gia thực hiện “ Cổng trường an toàn giao thông”, đảm bảo an toàn cho HS, xây dựng nhà trường văn minh, tránh gây ùn tắc ở cổng trường.
– Tuyên truyền và nhắc nhở HS một số lưu ý khi tham gia giao thông để xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”: xếp hàng ngay ngắn từng lớp khi ra về, để xe đúng nơi quy định theo hàng, lối; đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện; nhắc nhở bố mẹ, người thân đứng đón xếp hàng theo khu vực quy định, không dừng, đỗ xe ở ngay gần cổng trường để chờ đón HS
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG
1. Mục tiêu
Sau các hoạt động, HS có khả năng:
– Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi.
– Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường.
2. Chuẩn bị
Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Trò chơi “Kết bạn”
a)Mục tiêu:
HS nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi.
b)Cách tiến hành:
(1) Thực hiện trò chơi theo nhóm
– HS chia thành các nhóm 6- 10 người.
– GV phổ biến luật chơi: HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các HS xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quản trò có thể nêu số lượng tuỳ thích, ví dụ: “kết đôi, kết đôi”; “kết ba, kết ba”… Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy vào với nhau để tạo thành các nhóm có số người như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc.
(2) Làm việc cả lớp
– HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi: Em có vui khi tham gia trò chơi này không? Em có bị thua cuộc lần nào không? Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? Khi có bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì?…)
c) Kết luận
Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn, có bạn, chúng em sẽ vui hơn.
Hoạt động 2: Quan sát và liên hệ, chia sẻ về các hoạt động tự phục vụ khi ở trường
a)Mục tiêu:
– Liên hệ và tự đánh giá những việc bản thân đã thực hiện khi ở trường.
– Họcsinhhìnhthànhcáccảmxúctíchcựcvàbàytỏýkiếnvềviệcthamgiacác hoạt động tự phục vụ khi ở trường.
b) Cách tiến hành:
(1) Làm việc cả lớp
– HS quan sát các tranh trong SHS (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một số câu hỏi: Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó mang lại ích lợi gì?
(2) Làm việc theo nhóm 2 đến 4 học sinh
– HS ngồi các nhóm 2 hoặc 4 người. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
+ Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào?
+ Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường?
+ Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì?
– HS bày tỏ ý kiến; GV nhận xét và rút ra kết luận.
c) Kết luận:
Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn; gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch hơn; cất xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường…
SINH HOẠT LỚP: CHIA SẺ VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG Ở CỔNG TRƯỜNG
1. Mục tiêu
HS tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được để tham gia xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”.
2. Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS tham gia một số hoạt động như:
– Chơi các trò chơi: thi nhận biết nhanh về các biển báo giao thông đường bộ; thi sắm vai tham gia giao thông; sắm vai xử lí các tình huống khi tham gia giao thông đường bộ…
– Thảo luận và chia sẻ cặp đôi và toàn lớp về: những việc mà bản thân đã chứng kiến, quan sát được về tình huống không an toàn khi tham gia giao thông; những việc mà bản thân đã thực hiện khi tham gia phong trào Cổng trường an toàn giao thông; những lời khuyên tới các bạn trong lớp để tham gia giao thông an toàn….
– Múa hát theo chủ đề An toàn giao thông.
Tuần 4: AN TOÀN KHI VUI CHƠI
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: THAM GIA VUI TẾT TRUNG THU
1. Mục tiêu
HS hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày tết Trung thu, có xúc cảm tích cực về ngày tết Trung thu
2. Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường có thể triển khai một số nội dung liên quan đến ngày tết Trung thu
– Kể cho HS nghe những câu chuyện hay và ý nghĩa về tết Trung thu
– Tổ chức múa hát, rước đèn Trung thu cho HS toàn trường
– Thi bày mâm cỗ Trung thu
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: AN TOÀN KHI VUI CHƠI
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng
– Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi vui chơi
– Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi
– Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn
2. Chuẩn bị
– Một số vật dụng để HS tham gia trò chơi: 1 quả bóng nhựa để chơi chuyền bóng, 1 chiếc khăn để chơi trò Bịt mắt bắt dê; các bông hoa có dán ảnh hoặc ghi tên những trò chơi an toàn và không an toàn
– Thẻ mặt cười, mặt mếu
– Giấy A0, giấy màu, bút vẽ
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Cùng vui chơi
a. Mục tiêu
– HS khởi động tạo tâm thế vào hoạt động, bộc lộ cảm xúc và hành vi khi tham gia các trò chơi.
– HS liên hệ vè kể tên những hoạt động vui chơi khi ở trường
b. Cách tiến hành
– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS
– Mỗi nhóm HS tự chọn một trò chơi để cùng nhau tham gia: trò chơi chuyền bóng, trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi thả đỉa ba ba
– HS tham gia trò chơi và chia sẻ cảm xúc của bản thân sau khi tham gia trò chơi:
(1) Thảo luận cặp đôi:
– HS tạo thành các cặp đôi
– Các cặp HS chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý:
+ Bạn vừa tham gia trò chơi nào?
+ Khi tham gia trò chơi, bạn cảm thấy như thế nào?
+ Theo bạn, nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao trò chơi đó?
(2) Làm việc cả lớp:
– 2 đến 3 HS lên chia sẻ trước lớp
– GV nhận xét chung và đặt câu hỏi:
+ Ngoài những trò chơi vừa được tham gia, các em còn tham gia các trò chơi nào khác?
+ Những trò chơi nào chúng ta nên chơi ở trường? Vì sao?
c. Kết luận
Có rất nhiều trò chơi khác nhau, vui chơi giúp chúng ta giải toả căng thẳng, mệt mỏi. Tuỳ từng thời gian và địa điểm mà em nên chọn những trò chơi phù hợp đề đảm bảo an toàn
Hoạt động 2: Quan sát tranh và chọn☺ hoặc ☹
a. Mục tiêu
Hs nêu được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi vui chơi ở trường
b. Cách tiến hành
– HS quan sát các hình từ 1-4 trong SGK trang 13 và thảo luận cặp đôi:
+ Các bạn trong mỗi tranh đang tham gia trò chơi gì?
+ Em có đồng tình với các bạn trong tranh không? Vì sao? Chọn mặt cười dưới trò chơi em đồng tình và chọn mặt mếu dưới trò chơi em không đồng tình
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi vui chơi?
– Một số cặp HS lên trước lớp, chỉ tranh và bày tỏ thái độ của mình với việc làm của các bạn trong tranh. GV có thể đặt câu hỏi để HS liên hệ thêm về bản thân: Em đã từng tham gia trò chơi giống bạn chưa? Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói với các bạn điều gì?
c. Kết luận
Khi ở trường hoặc những nơi công cộng, đông người, em không nên chơi những trò chơi đuổi bắt. Khi tham gia trò chơi, em nên lưu ý: chọn chỗ chơi an toàn, không chơi vỉa hè, lòng đường; tránh chạy nhảy quá nhanh có thể gây ngã, bị thương; không nên chơi dưới trời nắng to hoặc trời mưa vì có thể bị ốm
Hoạt động 3: Thực hành cam kết “ Vui chơi an toàn”
a. Mục tiêu
HS liên hệ bản thân, thực hành làm cam kết lựa chọn và tham gia những trò chơi an toàn
b. Cách tiến hành
(1) Cá nhân chọn bông hoa vui chơi an toàn:
HS quan sát và lựa chọn những bông hoa vui chơi an toàn mà bản thân sẽ thực hiện sau bài học
(2) Cả lớp cùng làm bảng “Cam kết vui chơi an toàn”
– GV giới thiệu bảng “Cam kết vui chơi an toàn” được làm bằng tờ giấy A0 (hoặc mặt sau của tờ lịch cũ)
– Từng HS dán những bông hoa đã chọn về những việc sẽ làm để vui chơi an toàn lên bảng cam kết
(3)Trưng bày và giới thiệu về bảng “Cam kết vui chơi an toàn”
– Một số HS lên thuyết trình về bông hoa vui chơi an toàn của mình
– GV trưng bày bảng “Cam kết vui chơi an toàn” ở cuối lớp hoặc treo ở tường hoặc bên ngoài hành lang của lớp học
SINH HOẠT LỚP: CHIA SẺ ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ “ TRƯỜNG TIỂU HỌC”
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Quan sát và chia sẻ trước lớp về những hoạt động và cảm xúc của bản thân trong ngày tết trung thu
– Tự nhận xét và đánh giá bản thân về những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề “Trường tiểu học”
2. Gợi ý cách tiến hành
– GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, sau đó chia sẻ trước lớp về những hoạt động và cảm xúc của HS khi tham gia lễ hội tết Trung thu
– Tổ chức cho HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề “ Trường tiểu học”. Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi: Em thích hoạt động nào nhất trong chủ đề này? Tại sao? Sau chủ đề này, em đã làm được điều gì? Em thích những nơi nào trong trường học? Em đã làm gì để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp? Em đã làm gì để vui chơi an toàn?
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
1. Kết quả HS đạt được từ chủ đề
– HS phân biệt được các khu vực chính trong trường học, vị trí của lớp mình đang học trong trường
– Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô
– Nhận biết được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường
– Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ bản thân khi vui chơi
2. Gợi ý đánh giá và tự đánh giá
2.1 Các biểu hiện của HS mà GV có thể quan sát
– HS kể được các khu vực trong trường học và hoạt động của HS cùng các thành viên khác trong trường tại khu vực đó
– Nêu được cảm xúc của bản thân (thích hay không thích) khi tham gia các hoạt động trong trường
– Hoà đồng tham gia vui chơi cùng các bạn khi ở trường. Cam kết và thực hiện vui chơi an toàn
2.2 Một số câu hỏi và mẫu phiếu gợi ý để đánh giá
1. Kể với bạn về các khu vực trong trường học của em. Em thích nhất khu vực nào? Vì sao?
2. Em đã làm gì để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp?
3. Đánh dấu + vào cột phù hợp với lựa chọn của em khi tham gia các hoạt động ở trường
TT | Các hoạt động ở trường | Cảm xúc của em | ||
☺ | � | ☹ | ||
1 | Chào cờ đầu tuần | |||
2 | Học tập các môn | |||
3 | Tham quan trường học | |||
4 | Vui chơi cùng các bạn | |||
5 | Tập thể dục giữa giờ |
4. Kể tên những trò chơi em đã tham gia khi ở trường. EM đã vui chơi như thế nào để đảm bảo an toàn?
Chủ đề 2: EM LÀ AI?
Tuần 5: AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO “TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ”
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng
– Biết được nội dung phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí” đối với HS lớp 1.
– Sẵn sàng tham gia phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí
2. Gợi ý cách tiến hành
GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào tìm kiếm tài năng nhí đối với HS tiểu học nói chung, HS lớp 1 nói riêng. Nội dung chính tập trung vào:
– Khái quát mục đích ý nghĩa của phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí
– Tìm kiếm “Tài năng” tiểu học là một hoạt động nhằm khuyến khích sự tự tin, thể hiện sở thích và phát huy năng khiếu của HS trong một lĩnh vực nào đó như ca hát, múa, đọc thơ, thể thao
– Hướng dẫn các lớp triển khai các hoạt động tìm kiếm tài năng nhí trong tiết sinh hoạt lớp
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng
– Mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân
– Nêu được mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng
– Yêu quý bản thân và tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen cảu người khác; thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh
2. Chuẩn bị
– Tranh ảnh/tấm bìa vẽ trang phục
– Giấy A4, màu, bút vẽ
– Các bức ảnh của các nhân HS và gia đình
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Giới thiệu về những điểm đáng yêu của em
a. Mục tiêu
HS mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân
b. Cách tiến hành
– Từng HS quay sang bạn ngồi cạnh và giới thiệu cho bạn nghe về ít nhất một đặc điểm bên ngoài hoặc tính cách, thói quen của bản thân mà mình cảm thấy đáng yêu nhất
– Một số HS lên chia sẻ trước lớp về những điểm đáng yêu của mình
c. Kết luận
Ai cũng có những điểm đáng yêu và đáng tự hào: có người đáng yêu về ngoại hình, có người đáng yêu về tính cách, thói quen
Hoạt động 2: Nói về những điểm đáng yêu của bạn
a) Mục tiêu
HS nêu được và hiểu rằng mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng
b) Cách tiến hành
– HS nhớ về những đặc điểm bên ngoài và tính cách, thói quen của một người bạn mà em yêu quý (có thể trong lớp học hoặc ngoài lớp học của em)
– Thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh theo gợi ý:
+ Bạn của em tên gì?
+ Bạn có đặc điểm như thế nào về ngoại hình, tính cách, thói quen?
+ Em yêu quý đặc điểm nào nhất của bạn mình
c) Kết luận
Mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài: hình dáng, nét mặt, cử chỉ riêng, không giống với người khác. Chúng ta cần yêu quý bản thân và tôn trọng sự khác biệt đó
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS ở các địa phương khác nhau mà GV có thể tổ chức tách hoặc gộp hoạt động 1 và hoạt động 2
…..
>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cánh Diều!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cánh Diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 1 (Soạn ngang, chia cột) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.