Giáo án Giáo dục thể chất 8 Cánh diều được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 2: Kỹ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm) theo chương trình sách giáo khoa mới. Qua đó giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Giáo dục thể chất lớp 8 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.
Giáo án Giáo dục thể chất 8 Cánh diều giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Kế hoạch bài dạy Giáo dục thể chất 8 Cánh diều
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 2: KĨ THUẬT TRÊN KHÔNG VÀ RƠI XUỐNG CÁT (ĐỆM)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện được kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
- Biết một số điều luật cơ bản trong nhảy cao.
- Biết lựa chọn và tham gia các trò chơi vận động phù hợp với yêu cầu, nội dung bài học nhằm phát triển tố chất thể lực.
- Tham gia có trách nhiệm, trung thực, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động tập luyện.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất.
Năng lực giáo dục thể chất:
- Thực hiện được kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
- Có sự phát triển về năng lực phối hợp vận động và nhịp điệu.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính kiên trì, nỗ lực, tự giác trong tập luyện.
- Có ý thức hợp tác, giúp đỡ bạn bè.
- Thường xuyên tự học và rèn luyện thân thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Giáo án, SHS, SGV Giáo dục thể chất 8.
- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
- Còi, phấn viết, đồng hồ bấm giờ.
2. Đối với HS:
- SGK Giáo dục thể chất 8.
- Giày thể thao, quần áo thể dục.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng cho HS bước vào bài học mới.
– Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với nội dung bài học.
b. Nội dung: GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.
c. Sản phẩm: HS thực hiện bài tập khởi động chung, khởi động chuyên môn theo yêu cầu, hướng dẫn của GV và chuẩn động tác của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khởi động chung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
– GV tổ chức cho HS chạy với tốc độ chậm đến nhanh dần quanh sân trường.
– GV tập hợp HS thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau, chỉ định một HS lên để đếm nhịp và thực hiện mẫu bài tập tay không, khởi động các khớp và căng cơ cho các bạn khác thực hiện theo. Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp theo nhịp đếm hoặc 10 -15 giây.
– GV nhắc nhở HS thực hiện kĩ các động tác xoay hông, gập duỗi gối, xoay cổ chân và các động tác căng cơ liên quan đến chân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– HS thực hiện bài tập khởi động chung theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
– GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động chung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).
– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Khởi độngchuyên môn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
– GV tập hợp HS thành các hàng dọc, thực hiện thực hiện lần lượt các động tác khởi động chuyên môn:
– Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy hất cao gót, chạy tăng dần tốc độ trên cự li từ 15 – 20 m. Thực hiện từ 1 – 2 lần.
– Đá lăng chân trước, đá lăng chân ngang, lăng chân qua chướng ngại vật trên cự li từ 10 – 15 m. Thực hiện từ 1 – 2 lần.
– Chạy từ 1 – 3 bước đà giậm nhảy đá lăng liên tục trên cự li từ 15 – 20 m.
– GV yêu cầu HS thực hiện với cự li 15-20m, lặp lại 2-3 lần.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chuyên môn.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– HS thực hiện bài tập khởi động chuyên môn theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
– GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động chung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).
– GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 – Kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm, thực hiện được kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
b. Nội dung:
– GV giới thiệu nội dung kiến thức về kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
– GV hướng dẫn HS làm quen động tác mới; thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
c. Sản phẩm: HS thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm) theo hướng dẫn của GV và chuẩn kiến thức, động tác của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – GV |
LƯỢNG VẬN ĐỘNG |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
TG |
SL |
||
Nhiệm vụ 1: Kĩ thuật trên không Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu yêu cầu và cách luyện tập kĩ thuật trên không. – GV tập hợp HS thành các hàng ngang, thị phạm cho HS động tác từ 2 – 3 lần. Hướng dẫn cách thực hiện kĩ thuật trên không. – GV chỉ dẫn cho HS đồng loạt thực hiện theo động tác mẫu của GV. – GV mời 1 – 2 HS thực hiện mẫu để phân tích kĩ thuật động tác. – GV chỉ dẫn HS những sai sót thường gặp trong luyện tập. – GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm, tổ kĩ thuật trên không. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật trên không. – HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ. – HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – HS tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của mình và các bạn về mức độ thực hiện được kĩ thuật trên không. – GV mời đại diện HS, nhóm/tổ thực hiện kĩ thuật trên không. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần). – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Kĩ thuật rơi xuống cát (đệm) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu yêu cầu và cách luyện tập kĩ thuật rơi xuống cát (đệm). – GV tập hợp HS thành các hàng ngang, thị phạm cho HS động tác từ 2 – 3 lần. Hướng dẫn cách thực hiện kĩ thuật rơi xuống cát (đệm). – GV chỉ dẫn cho HS đồng loạt thực hiện theo động tác mẫu của GV. – GV mời 1 – 2 HS thực hiện mẫu để phân tích kĩ thuật động tác. – GV chỉ dẫn HS những sai sót thường gặp trong luyện tập. – GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm, tổ kĩ thuật rơi xuống cát (đệm). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật rơi xuống cát (đệm). – HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ. – HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của mình và các bạn về mức độ thực hiện được kĩ thuật rơi xuống cát (đệm). – GV mời đại diện HS, nhóm/tổ thực hiện kĩ thuật trên không. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: – GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần). – GV chuyển sang nội dung mới. |
5p 5p 3p |
2N 2N 1N |
1. Tìm hiểu kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm) 1.1. Kĩ thuật trên không – Kết thúc giai đoạn giậm nhảy đá lăng (H.1a), khi chân lăng đá lên cao hơn xà (H.1b), nhanh chóng đưa chân qua xà và hạ xuống, thân người đổ về trước tạo đà nâng chân giậm nhảy lên. – Chân giậm nhảy hơi co gối, chuyển qua xà, bàn chân gập tự nhiên, gối và bàn chân hơi xoay ra ngoài. Hai tay phối hợp đánh tự nhiên từ trên cao chếch xuống dưới, sát thân người, hướng thân người về trước (H.1c). 1.2. Kĩ thuật rơi xuống cát (đệm) Sau khi qua xà, chân lăng chủ động tiếp cát (đệm) bằng nửa trước bàn chân, chùng gối để giảm chấn động. Sau đó, chân giậm nhảy tiếp cát (đệm), hai tay hạ xuống dưới sát thân người (H.1d). |
Hoạt động2: Một số quy định về sân bãi và phạm quy trong nhảy cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số quy định về sân bãi và phạm quy trong nhảy cao.
b. Nội dung: GV giới thiệu một số suy định về sân bãi và phạm quy trong nhảy cao
c. Sản phẩm: HS ghi nhớ một số điều luật cơ bản trong nhảy cao.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
LƯỢNG VẬN ĐỘNG |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
TG |
SL |
||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS xem mục 2 SGK trang 16, tìm hiểu một số quy định về sân bãi và phạm quy trong nhảy cao Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc mục 2 trang 16 SGK. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV yêu cầu HS nhắc lại một số quy định về sân bãi và phạm quy trong nhảy cao Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Một số quy định về sân bãi và phạm quy trong nhảy cao * Quy định về sân bãi – Đường chạy đà của VĐV dài tối thiểu 15 m. – Hai cột chống xà được thiết kế chi tiết để đặt xà ngang lên trên. Chiều cao của hai cột chống xà phải bằng nhau theo từng nấc. Khoảng cách giữa hai cột giữ xà từ 4,00 – 4,04 m. – Giá đỡ xà: Là phần tiếp xúc với hai đầu của thanh xà có chiều rộng 4 cm và chiều dài khoảng 6 cm gắn chặt với cột chống xà trong thời gian nhảy và hướng vào nhau. Giá đỡ phải để trơn không được đặt bất kì dụng cụ, vật liệu nào làm tăng ma sát với thanh xà ngang. – Xà: Chiều dài của xà ngang khoảng 3,98 – 4,02 m, có tiết diện hình tròn trên toàn mặt xà (bán kính khoảng 15 mm). Trọng lượng của xà không lớn hơn 2 kg. Thanh xà ngang phải thẳng và khi đặt trên cột chống xà, vị trí võng nhất không được dài hơn 2 cm. * Phạm quy trong nhảy cao – Thời gian chuẩn bị trong mỗi lần nhảy vượt qua 1 phút (với từ 4 VĐV trở lên); vượt qua 1 phút 30 giây (với từ 1 đến 3 VĐV); vượt qua 3 phút (nếu chỉ còn 1 VĐV). – Khi giậm nhảy có bất cứ bộ phận nào của cơ thể vượt qua mặt phẳng từ xà vuông góc với mặt đất. – Giậm nhảy bằng hai chân. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Nhiệm vụ 1: Luyện tập kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm)
Mục tiêu: Giúp HS chỉnh sửa động tác lăng chân, chạy đà, nhảy cao có bục bổ trợ, nâng cao khả năng thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
Nội dung: HS luyện tập kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm)
Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS:
– Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo các hàng dọc (có thể xếp theo các hàng dọc song song).
– Thực hiện:
+ Lăng chân có điểm tì tay: Đứng tại chỗ, chống tay vào các điểm tì thực hiện đá lăng chân lên cao liên tục từ 10 – 15 lần. Thực hiện lặp lại 3 – 5 lần.
+ Lăng chân qua xà tiếp đất: Tại chỗ giậm nhảy đá lăng chân qua xà thấp và tiếp đất bằng chân lăng. Thực hiện lặp lại từ 3 – 5 lần.
+ Chạy 1 – 3 bước đà giậm nhảy đá lăng qua xà thấp (từ 50 – 60 cm) rơi xuống bằng chân lăng. Thực hiện lặp lại từ 3 – 5 lần.
+ Nhảy cao có bục bổ trợ: Chạy đà ba bước, giậm nhảy vào bục bổ trợ cao từ 20 – 30 cm vượt qua xà và tiếp đất. Thực hiện lặp lại từ 3 – 5 lần.
+ Chạy đà 3 bước nhảy qua xà thấp từ 50 – 60 cm. Thực hiện lặp lại từ 3 – 5 lần.
+ Chạy đà 5 – 7 bước qua xà thấp từ 60 – 70 cm. Thực hiện lặp lại từ 3 – 5 lần.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
– Tập luyện cả nhân: HS tự thực hiện và chính sửa động tác.
– Tập luyện theo nhóm: GV chia số HS trong lớp thành các nhóm, tự tổ chức tập luyện theo hàng dọc, hàng ngang đổi hướng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
– GV nhận xét, kết luận.
* Nhiệm vụ 2: Bài tập phát triển sức mạnh chân
Mục tiêu: Giúp HS phát triển sức mạnh chân.
Nội dung: HS thực hiện bài tập tại chỗ bật với tay cao, tại chỗ chạy nâng cao đùi.
Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS:
Tại chỗ bật với tay cao
– Chuẩn bị: GV cho HS xếp theo hai hàng ngang so le.
– Thực hiện: HS đứng tại chỗ, bật nhảy bằng hai chân, tay thuận với lên cao liên tục từ 8 – 10 lần. Thực hiện lặp lại từ 2 – 3 lần, thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 2 – 3 phút.
Tại chỗ chạy nâng cao đùi
– Chuẩn bị: GV cho HS xếp theo hai hàng ngang so le.
– Thực hiện: HS đứng tại chỗ chạy nâng cao đùi liên tục từ 10 – 15 giây. Thực hiện lặp lại từ 2 – 3 lần, thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 2 – 3 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
– Tập luyện cá nhân hoặc theo cặp hoặc theo nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn
Bước : Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
– GV nhận xét, kết luận.
* Nhiệm vụ 3: Trò chơi vận động phát triển sức mạnh
Mục tiêu: Giúp HS vận động phát triển sức mạnh
Nội dung: Tổ chức trò chơi nhảy dây theo đội và nhảy lò cò tiếp sức
Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn cách chơi:
Nhảy dây theo đội
– Chuẩn bị: Chia số người chơi thành các đội đều nhau từ 5 – 7 người. Mỗi đội có một sợi dây thừng dài từ 15 – 20 m và chọn ra hai người làm nhiệm vụ quay dây.
– Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, hai người thực hiện quay dây với tốc độ ổn định. Những người chơi còn lại xếp thành hàng dọc và nhảy theo nhịp quay của dây (H.2). Người chơi nào bị vấp dây sẽ đổi thành người quay dây. Sau thời gian quy định (từ 2 – 3 phúy), đội nào nhảy được nhiều lần sẽ thắng cuộc.
Nhảy lò cò tiếp sức
– Chuẩn bị:
+ Kẻ vạch xuất phát và vạch đích song song, cách nhau từ 10 – 12 m
+ Chia số người chơi thành các đội đều nhau, xếp thành hàng dọc đứng ở sau vạch xuất phát.
– Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu hàng thực hiện lò cò một chân tới vạch đích, sau đó chạy nhanh về chạm tay với người tiếp theo ở vạch xuất phát và di chuyển về cuối hàng, Người tiếp theo thực hiện tương tự. Lần lượt thực hiện cho tới khi tất cả các thành viên của đội hoàn thành lượt chơi (H.3). Đội nào hoàn thành đầu tiên sẽ thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS tích cực tham gia trò chơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
– GV chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần).
– GV nhận xét, kết luận.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp GV đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của HS đối với nội dung kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm), đồng thời đề xuất các hình thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.
b. Nội dung: HS nghe GV giao nhiệm vụ, thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu một số quy định về sân bãi và phạm quy trong nhảy cao, những điểm cần chú ý hoạt động của chân khi thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm), vận dụng kĩ thuật vào tình huống thực tiễn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giao nhiệm vụ cho HS:
Em hãy cho biết một số quy định về sân bãi, dụng cụ trong nhảy cao. Nêu một số trường hợp phạm quy trong nhảy cao.
Em hãy nêu những điểm cần chú ý hoạt động của chân khi thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm)
Vận dụng kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm) trong các tình huống thực tế và các trò chơi vận động.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Một số quy định về sân bãi và phạm quy trong nhảy cao
* Quy định về sân bãi
– Đường chạy đà của VĐV dài tối thiểu 15 m.
– Chiều cao của hai cột chống xà phải bằng nhau theo từng nấc.
– Giá đỡ xà: Giá không được đặt bất kì dụng cụ, vật liệu nào làm tăng ma sát với thanh xà ngang.
– Xà: Trọng lượng của xà không lớn hơn 2 kg. Thanh xà ngang phải thẳng và khi đặt trên cột chống xà, vị trí võng nhất không được dài hơn 2 cm.
* Phạm quy trong nhảy cao
– Thời gian chuẩn bị trong mỗi lần nhảy vượt qua 1 phút (với từ 4 VĐV trở lên); vượt qua 1 phút 30 giây (với từ 1 đến 3 VĐV); vượt qua 3 phút (nếu chỉ còn 1 VĐV).
– Khi giậm nhảy có bất cứ bộ phận nào của cơ thể vượt qua mặt phẳng từ xà vuông góc với mặt đất.
– Giậm nhảy bằng hai chân.
Những điểm cần chú ý hoạt động của chân khi thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm):
+ Kĩ thuật trên không: Kết thúc giai đoạn giậm nhảy đá lăng, khi chân lăng đá lên cao hơn xà, nhanh chóng đưa chân qua xà và hạ xuống.
+ Kĩ thuật rơi xuống cát (đệm): Sau khi qua xà, chân lăng chủ động tiếp cát (đệm) bằng nửa bàn chân, chùng gối để giảm chấn động. .
HS tự vận dụng kĩ thuật kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm) trong các tình huống thực tế và các trò chơi vận động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
– GV chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần).
– GV nhận xét, kết luận.
– GV hướng dẫn cho HS thả lỏng, hồi tĩnh.
* Hướng dẫn về nhà:
– Luyện tập các động tác đã học
– Chuẩn bị cho nội dung bài học tiết sau Bài 3 – Phối hợp các giai đoạn kĩ thuật nhảy cao kiểu bước qua
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục thể chất 8 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy môn GDTC 8 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.