Giáo án Đạo đức 5 sách Chân trời sáng tạo mang tới đầy đủ các bài soạn trong học kì 1 năm học 2024 – 2025. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 5 năm 2024 – 2025 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Đạo đức của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ. Chi tiết mời thầy cô tham khảo giáo án Đạo đức lớp 5 trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo
TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Bài 1: NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
– Trình bày được ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
– Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc thể hiện được thái độ phù hợp với các đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước qua những tình huống cụ thể.
2. Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu thêm các đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chia sẻ được với bạn bè về đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định nhiệm vụ, trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
– Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
– Phẩm chất nhân ái: Yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.
– Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để nắm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
– Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Bài giảng điện tử, máy chiếu, micro (nếu có).
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về người có công với quê hương, đất nước.
– Hoa trắc nghiệm, bộ thẻ cảm xúc (mặt cười, mặt buồn).
– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh có hứng thú khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học “Người có công với quê hương, đất nước.” – Cách tiến hành: |
||
– GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát Kim Đồng, kết hợp với vỗ tay hoặc múa minh hoạ theo video. + Trước khi thực hiện, GV nêu câu hỏi định hướng. (Nhân vật nào được nhắc đến trong bài hát? Mọi người đã bày tỏ tình cảm như thế nào với nhân vật này?) Sau khi nghe/hát bài hát, GV nêu yêu cầu để HS suy nghĩ và trả lời: – Bài hát nhắc đến nhân vật nào? – Kể các đóng góp của nhân vật này cho quê hương, đất nước. – Hãy nêu cảm nhận của em khi nghe và hát bài hát này. – GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, có biết bao người dân Việt Nam đã hi sinh máu xương, cống hiến cuộc đời mình cho sự bình yên và phát triển của đất nước. Đó là những ai? Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với họ? |
– HS quan sát, lắng nghe yêu cầu của GV. – HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – Bài hát nhắc đến anh Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1929, người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hoà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (nhấn mạnh ý anh hùng nhỏ tuổi, người dân tộc thiểu số). – Đóng góp: Anh Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền phong. Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các anh cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hi sinh vào ngày 15/2/1943, khi anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. – Cảm nhận: Cảm thấy biết ơn và tự hào về anh Kim Đồng. – HS lắng nghe nhận xét. |
|
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút). – Mục tiêu: – Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. – Cách tiến hành: |
||
Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước – GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài – GV phát tài liệu giấy cho HS đọc về các nhân vật, hoặc trước đó, dán các thông tin này ở góc học tập. – GV chia HS theo nhóm 4 hoặc 6 để tham gia trò chơi “Nhanh tay – nhớ tài”. + Luật chơi: GV chiếu video chứa hình ảnh của những người có công với quê hương, đất nước (6 tranh trong SGK, trang 6 – 7), yêu cầu nhóm HS viết vào bảng nhóm tên của người có công với quê hương, đất nước theo thứ tự xuất hiện. Các nhóm hoàn thành sẽ dán kết quả theo thứ tự trên bảng. Nhóm đúng và nhanh nhất là nhóm chiến thắng. – GV tổ chức cho HS nhận xét về kết quả thực hiện trò chơi. GV cho các nhóm HS bắt thăm tranh và giới thiệu về tên, đóng góp của người có công với quê hương, đất nước trong tranh tương ứng. Với mỗi tranh, GV mời 1 – 2 HS trả lời và cho HS nhận xét lẫn nhau. – GV nhận xét, tuyên dương. – GV tổ chức cho HS kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước theo kĩ thuật XYZ – 222 (làm việc theo nhóm đôi, mỗi người nêu được 2 ý kiến trong 2 phút). GV mời đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét, tuyên dương và chốt nội dung: Những người có công với đất nước hi sinh xương máu, công sức của mình để bảo vệ Tổ quốc, để quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Có thể kể đến như: Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập cho dân tộc; Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) có công lập ra nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn; Trần Quốc Toản chỉ huy “đội quân thiếu niên” tham gia chống giặc Nguyên Mông; Võ Thị Sáu – người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp; Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam; Tôn Thất Tùng, người có đóng góp to lớn cho nền y học Việt Nam,… Họ góp sức mình cho đất nước không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác,… |
– 1 HS đọc yêu cầu bài. – HS làm việc nhóm để tham gia trò chơi: cùng quan sát tranh và trả lời câu hỏi. HS lắng nghe nhiệm vụ, tham gia hoạt động và bày tỏ ý kiến. * Câu trả: – Tranh 1: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập cho dân tộc. – Tranh 2: Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) là người có công lập ra nhà Lý. Ông đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn. – Tranh 3: Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, chỉ huy “đội quân thiếu niên” thời nhà Trần, tham gia chống giặc Nguyên Mông. – Tranh 4: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu – người chiến sĩkiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp. – Tranh 5: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam (chế tạo thành công súng Bazoka – Loại vũ khí chủ yếu dùng đánh xe tăng, tàu chiến; chế tạo thành công súng không giật SKZ để bắn phá pháo đài kiên cố, đầu đạn xuyên thủng bê tông; chống nhiễu của máy bay B-52 và nâng cấp độ bay cao của tên lửa SAM-2,…). – Tranh 6: Anh hùng Lao động – Giáo sư – Viện sĩ – bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới về phương pháp mổ gan khô; là người thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam; người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam,.). – HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động. -HS thảo luận theo nhóm đôi, ghi kết quả vào giấy nháp. -HS nhận xét các nhóm theo hướng dẫn của GV. -HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. |
|
3. Luyện tập. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi – GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài và đọc to câu chuyện trước lớp “Mẹ Việt Nam anh hùng” – GV mời HS sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau đọc thầm câu chuyện, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước? + Theo em, vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước? – GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình, mời các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung. – GV nhận xét, chốt, tuyên dương: Chúng ta phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì họ là những tấm gương xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học tập; họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng thừa hưởng; đây là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình. |
– 1 HS đọc yêu cầu bài và câu chuyển trước lớp. – HS sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau đọc thầm câu chuyện, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Mẹ Thứ đã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước: nuôi giấu chiến sĩ cách mạng; canh gác nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ; là hậu phương vững chắc để chồng con ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc. Phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì: + Họ là những tấm gương về lòng yêu nước, dũng cảm và sáng tao,… xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học tập. + Vì họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng được thừa hưởng. + Là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình (được mọi người yêu quý và tôn trọng). – Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm kác nhận xét, góp ý bổ sung. – HS lắng nghe rút kinh nghiệm |
|
4. Vận dụng trải nghiệm. – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. – Cách tiến hành: |
||
– GV tổng kết tiết học: + Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. + Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. – GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực. – Dặn dò về nhà: + Tìm hiểu về người có công với quê hương, đất nước ở địa phương. + Sưu tầm bài thơ, bài hát về người có công với quê hương, đất nước. |
– HS lắng nghe và đặt câu hỏi thắc mắc. – 3-5 HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân |
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… |
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án Đạo đức 5 CTST!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Đạo đức 5 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 5 năm 2024 – 2025 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.