Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Văn lớp 11.
Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Văn 11 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.
Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Tiết 1,2
PHẦN I: TẬP NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Giúp HS
– Nắm được một số tri thức về lịch sử văn học, về tác giả, phong cách nghệ thuật của tác giả, về đặc điểm các thể loại của văn học trung đại để thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu của mình.
– Hiểu được các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các văn bản văn học trung đại Việt Nam
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản văn học trung đại.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản văn học trung đại cùng thời kỳ.
3. Về phẩm chất:
– Trân trọng những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
– Có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa cha ông để lại.
– Sống có trách nhiệm với cộng đồng, với công việc hằng ngày của mình.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
-Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip, máy tính có kết nối internet, máy chiếu.
– Phiếu học tập để HS chuẩn bị nội dung thảo luận.
– Bút màu, giấy để trình bàỵ sản phẩm.
2. Học liệu:
– CĐHT Ngữ văn lớp 11.
– Tài liệu tham khảo (sách báo, tạp chí,… về văn học trung đại Việt Nam
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Lớp |
Tiết |
Ngày dạy |
Sĩ số |
Vắng |
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS huy động hiểu biết, vốn sống, trải nghiệm, cảm xúc cá nhân để trả lời các câu hỏi trước khi tìm hiểu các yêu cầu và cách thức nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
b. Nội dung:
– GV tổ chức dạng câu hỏi trắc nghiệm với trò chơi: Hộp quà bí mật
– HS tham gia trò chơi, trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về văn học trung đại
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs |
Dự kiến sản phẩm |
B1. Chuyển giao nhiệm vụ Câu 1: Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? A. Văn học dân gian,văn học viết, văn học trung đại B. Văn học dân gian, văn học trung đại, văn học cận đại C. Văn học viết, văn học trung đại, văn học hiện đại D. Văn học dân gian,văn học viết Câu 2: Văn học trung đại Việt Nam tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ X đến thế kỉ XI B. Cuối thế kỉ XIX C. Từ thế kỉ X- hết XIX D. Thế kỉ XIII- hết XIX Câu 3: Hai thành phần chủ yếu của văn học Trung đại là: A. Văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ B. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm C. Văn học chữ Hán và văn học chữ Quốc ngữ D. Văn học chữ Quốc ngữ Câu 4: Đây là những tác giả thuộc văn học trung đại Việt Nam: A. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bính B. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bính, Nguyễn Bỉnh Khiêm C. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Dữ D. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du Câu 5. Tác phẩm nào sau đây không nằm trong thời kì văn học Trung đại Việt Nam? A. Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo) B. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) C. Viếng lăng Bác ( Viễn Phương) D. Bánh trôi nước( Hồ Xuân Hương) B2. Thực hiện nhiệm vụ: – HS thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ chọn câu trả lời đúng B3. Báo cáo thảo luận: – HS nhận xét câu trả lời của bạn, phản biện, tranh luận để đua ra đáp án đúng B4. Đánh giá kết quả thực hiện: – Chốt đáp án đúng |
Đáp án: 1. D 2. C 3. B 4. D 5. B 6. B |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC TỔNG QUÁT
a. Mục tiêu:
– HS có một số kiến thức nền tảng để thực hành tập nghiên cứu và báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
– Biết vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học, về tác giả, phong cách nghệ thuật của tác giả, về đặc điểm các thể loại,…để thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu của mình.
b. Nội dung:
– HS sử dụng SGK, tự đọc và chắt lọc kiến thức tổng quát về văn học trung đại: Ngôn ngữ và chữ viết, diễn trình, một số xu hướng vận động chủ yếu..
c. Sản phẩm:
– Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được
– Kết luận về phương pháp làm việc nhóm sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs |
Dự kiến sản phẩm |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Tri thức tổng quát Nhiệm vụ 1: B1. Chuyển giao nhiệm vụ -Yêu cầu 3 nhóm rà soát hồ sơ tài liệu của nhóm mình ( đã chuẩn bị ở nhà ): Ngôn ngữ và chữ viết, diễn trình, một số xu hướng vẫn động chủ yếu của văn học trung đại. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận nhóm để thống nhất cách trình bày Bước 3: Báo cáo kết quả – GV mời đại diện các nhóm trình bày. – Các nhóm còn lại góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện -GV nhận xét, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: B1. Chuyển giao nhiệm vụ – HS rút ra những lưu ý trong quá trình triển khai báo cáo tìm hiểu Tri thức tổng quát – Cá nhân chia sẻ – Câu hỏi gợi ý: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả – GV mời cá nhân học sinh trình bày. – Các học sinh khác tranh luận, phản biện, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện -GV nhận xét, chốt kiến thức. Lưu ý cần có các minh họa để vấn đề trình bày được sâu sắc, cụ thể hơn Hoạt động 2: Thực hành Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS làm việc nhóm: Nhóm 1: Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu: Câu hỏi gợi ý: –Có những hướng lựa chọn đề tài nào? – Bạn chọn đề tài, vấn đề nào?( có liên quan đến nội dung học tập của chương trình? Đã có nhiều người nghiên cứu chưa? Dự kiến triển khai và đóng góp? Có khả năng tìm kiếm tài liệu từ những nguồn nào để phục vụ đề tài nghiên cứu. Nhóm 2: Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu Gợi ý câu hỏi: Thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu này hướng tới điều gì? Những công việc cần tiến hành để xác định mục tiêu? Nội dung chính sẽ chia thành mấy luận điểm? Các luận điểm có liên quan với nhau như thế nào? Nhóm 3: Phương pháp nghiên cứu Gợi ý Chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài, vấn đề mục tiêu nghiên cứu Nhóm 4. Lập kế hoạch nghiên cứu – Các nhóm thực hiện trong thời gian: 10’ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả – GV mời đại diện nhóm trình bày. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện GV nhận xét, chốt kiến thức |
A. Tri thức tổng quát 1. Ngôn ngữ và chữ viết của văn học trung đại ( Nhóm 1) – Văn học viết Việt Nam thời trung đại chủ yếu dùng hai loại chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm – Kể tên được một số tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm 2. Diễn trình văn học trung đại Việt Nam( Nhóm 2) 4 giai đoạn làm nên diễn trình của văn học trung đại VN:
3. Một số xu hướng vận động chủ yếu – Văn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnh mẽ bênh cạnh văn học viết bằng chữ Hán, tạo nên hiện tượng song ngữ độc đáo – Từ các đề tài, chủ đề quan phương đến các đề tài, chủ đề hướng vào sự đa dạng của đời sống – Từ trí thức cung đình đến nho sĩ bình dân – Từ sáng tác mang tính chức năng đến sáng tác theo cảm hứng thẩm mĩ – Từ khuynh hướng quy phạm, trang nhã đến khuynh hướng phá cách,bình dị – Từ việc chỉ dùng thể loại vay mượn đến việc sáng tạo thêm các thể loại mới – Từ văn- sử- triết bất phân đến việc phân định ranh giới rõ nét giữa văn chương với các văn bản ngôn từ khác => Văn học trung đại Việt Nam được xây dựng dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, văn học dân gian…có một số đặc trưng: + Tính cộng đồng +Tính thống nhất trong sự đa dạng +Tính dung hòa +Tính hướng nội B. THỰC HÀNH I. Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu. 1. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu – Một số “hướng” lựa chọn đề tài, vấn đề có thể tham khảo: + Nghiên cứu theo hướng “giải mã’, phân tích lí giải giá trị của một tác phẩm hoặc đoạn trích + Nghiên cứu một loại hình tượng hoặc một phương diện giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm + Nghiên cứu, lí giải cách hiểu về một hoặc một số chi tiết , hình ảnh…trong tác phẩm + Nghiên cứu về một khía cạnh nghệ thuật , một đặc điểm phong cách hoặc một vấn đề mang tính lí luận trong tác phẩm + Nghiên cứu theo hướng so sánh văn học – Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu: Ví dụ: Đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyền kì trong truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ + Đề tài trên nghiên cứu về đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm + Đề tài học sinh có thể triển khai nghiên cứu sâu vì đã được học trong chương trình + Ngữ liệu dễ dàng tìm kiếm 2. Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu – Mục tiêu: Xác định dựa vào đề tài, vấn đề nghiên cứu. VD: Nếu chọn đề tài của nhóm 1 thì cần xác định các mục tiêu sau: + Về kiến thức: Tìm hiểu các đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyền kì. Từ đó phân tích tác dụng của chúng trong tác phẩm và bước đầu nhận xét về đóng góp của nhà văn ở thể loại này. + Về kĩ năng: Ngoài những kĩ năng cơ bản cần hình thành khi thực hiện các khâu của quá trình tập nghiên cứu còn có các kĩ năng mới hình thành: nhận diện và phân tích được các biểu hiện cụ thể của các hình thức nghệ thuật của thể loại truyền kì + Về thái độ: Chủ động khám phá được các đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyền kì, thấy được tài năng và tấm lòng của tác giả, từ đó trân trọng những tác phẩm văn học trung đại. Xác định nội dung cần triển khai: + Những biểu hiện cụ thể về mặt nghệ thuật của thể loại truyền kì trong truyện Người con gái Nam Xương: Tình huống truyện giàu kịch tính, khắc họa nhân vật sinh động thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, sự đan xen giữa các yếu tố hiện thực và các yếu tố kì ảo… + Những đặc sắc nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của nhà văn và đóng góp vào thành công của tác phẩm. + Những đặc sắc nghệ thuật đó còn có ý nghĩa đối với việc tiếp nhận giá trị của thể loại truyền kì trong văn học trung đại Việt Nam. 3. Xác định phương pháp nghiên cứu – Có nhiều phương pháp nghiên cứu song lựa chọn phương pháp nào cần phù hợp với đề tài, vấn đề, nội dung nghiên cứu. – Ví dụ: Với đề tài như nhóm 1 cần sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu văn học sử, phương pháp phân tích tác phẩm văn học…các thao tác như khảo sát, thống kê…về các chi tiết kì ảo, chi tiết cái bóng… 4. Lập kế hoạch nghiên cứu – Viêc lập được kế hoạch nghiên cứu một cách chi tiết, xác định được hướng bổ sung và điều chỉnh…thể hiện rõ phẩm chất và năng lực của người nghiên cứu – Gợi ý:
|
………………
Tải file tài liệu để xem thêm Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 11 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.