Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Văn lớp 10.
Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 10. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Văn 10 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (Cả năm)
Chuyên đề 1:
TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO
VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
MÔN HỌC: CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN: LỚP 10
Thời gian thực hiện: 10 tiết (5 tiết tập nghiên cứu một vấn đề, 2 tiết hướng dẫn viết báo cáo trình bày, 3 tiết trình bày)
Tiết 1: Khởi động + Giới thiệu chung + Tìm hiểu một số khái niệm
Tiết 2: Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Tiết 3+4: Thu thập và xử lí thông tin về đề tài, vấn đề nghiên cứu
Tiết 5+6: Cách triển khai báo cáo theo từng loại đề tài.
Tiết 7: Thực hành viết theo quy trình (HS cần làm việc thêm ở nhà trong các tuần 6-8 để đảm bảo hoàn thành)
Tiết 8: Hướng dẫn thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề của VHDG
Tiết 9: Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian
Tiết 10: Đánh giá, rút kinh nghiệm, tổng kết về chuyên đề
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, học sinh sẽ:
1. Kiến thức
– Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
– Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.
– Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề đọc hiểu và viết về văn học dân gian.
– Biết thuyết trình về một vấn đề văn học dân gian.
2. Năng lực
Sau bài học này, học sinh sẽ:
Năng lực chung |
Năng lực đặc thù |
NL giao tiếp, hợp tác: ● 100% biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp ● 75% biết phối hợp với bạn cùng nhóm, thực hiện công việc nhóm nhỏ; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân – NL tự chủ và tự học: ● 80% biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập |
– 100% HS được phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc, viết bài giới thiệu trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết – 60-70% HS thực hành đọc, viết, giới thiệu về một vấn đề văn học dân gian. |
3. Phẩm chất
– Thật thà, trung thực trong việc lắng nghe, ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác và góp ý với sản phẩm của bạn, tích cực tham gia hoạt động trong tiết học,…
– Biết yêu quý cái đẹp trong nghệ thuật, trân trọng những sáng tạo của bản thân và của người khác trong quá trình thực hành
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
– Phương tiện: SGK, SGV, bài giảng PPT, phiếu học tập và các tài liệu tham khảo.
– Hình thức tổ chức: hình thức làm việc trên lớp theo nhóm, làm việc cá nhân.
2. Học sinh
– Đồ dùng học tập, những đồ dùng cần thiết cho hoạt động
– Chuẩn bị khác: HS chuẩn bị trước theo nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 2. Tổ chức hoạt động |
|
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Thời gian: 10 phút – Mục tiêu: + 100% HS có tâm thế hứng thú, sẵn sàng tiếp cận bài học, kích hoạt tri thức nền về văn học dân gian + 90% HS có năng lực giao tiếp tiếng Việt – Nội dung: tri thức nền về VHDG. – Sản phẩm: học sinh trả lời tốt các câu hỏi phần khởi động – Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra 5 hình ảnh, HS quan sát và cho biết những chi tiết, nhân vật này xuất hiện trong những tác phẩm văn học dân gian nào? (Ảnh 1: Cây khế) (Ảnh 2: Tấm Cám) (Ảnh 3: Thạch Sanh) (Ảnh 4: Sọ Dừa) (Ảnh 4: Ca dao tát nước đầu đình) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả HS báo cáo kết quả nhiệm vụ 1. Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận – HS khác nhận xét – GV nhận xét, kết luận: Văn học dân gian là kho tàng nghệ thuật đa dạng và phong phú trong văn học, văn hoá của mỗi dân tộc. Ở đó có bao điều sâu sắc, thú vị cần được tìm hiểu như: hiện tượng các thể loại có sự giao thoa, chồng lấn nhau; một chỉ tiết trong tác phẩm có giá trị gợi mở nhiều ý nghĩa; những hình tượng nhân vật tạo nhiều hiệu ứng trong người đọc; những công thức lặp đi lặp lại ở nhiều tác phẩm; những chỉ tiết diễn xướng trong lễ hội dân gian có liên quan đến tác phẩm;… Đó đều là những vấn đề nghiên cứu trong tiếp nhận văn học dân gian. Chuyên đề này giúp bạn tập nghiên cứu, viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu những vấn đề như thế trong văn học dân gian. |
KHỞI ĐỘNG – HS có sự liên hệ hiểu biết cá nhân với chuyện đề học tập. – HS có định hướng học tập, hình dung được sản phẩm học tập cần làm. – HS sẵn sàng làm việc theo nhóm học tập |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI |
|
NỘI DUNG 1: TRI THỨC NGỮ VĂN – Thời gian: 30’ – Mục tiêu: + 100% HS có kiến thức tổng quát về văn học dân gian; nghiên cứu và báo cáo về một vấn đề văn học dân gian + 90% HS có năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác + 90% HS chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập – Nội dung: tổng quan về VHDG; nghiên cứu, báo cáo về 1 vấn đề VHDG. – Sản phẩm: phiếu đọc tập thơ/truyện/tiểu thuyết của các nhóm và bảng kiểm kĩ năng đọc – Tổ chức thực hiện: |
|
HOẠT ĐỘNG ĐUỔI HÌNH BẮT TRI THỨC Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Nhiệm vụ 1: TỪ KHOÁ ƠI MỞ RA GV hướng dẫn HS đọc thông tin phần TRI THỨC TỔNG QUÁT trong sách chuyên đề học tập (tr4, 5) và gạch chân dưới những từ khoá. – Nhiệm vụ 2: GV tổ chức trò chơi SIÊU TRÍ TUỆ để củng cố kiến thức về Văn học dân gian (15’) + GV mời một vài thành viên đọc thông tin và diễn tả lại những từ khoá về VHDG bằng hành động/ ngôn ngữ (nhưng không được nói ra từ khoá) các thành viên còn lại đoán thông tin. + Thông tin: Ngôn từ, nhân dân lao động, truyền miệng, múa rối, diễn xướng, dị bản, bài học. + Thời gian: 3’ đội nào thể hiện được đầy đủ thông tin nhất về vấn đề đội mình tìm hiểu sẽ giành chiến thắng. Nhiệm vụ 3: THỬ THÁCH MỘT NGÀY LÀM THƠ Nhóm 1+ 2: Tổng hợp kiến thức phần Văn học dân gian bằng một bài vè hoặc thơ lục bát. Nhóm 3+ 4: Tổng hợp kiến thức phần Đề tài, vấn đề nghiên cứu; Báo cáo nghiên cứu; yêu cầu của một báo cáo nghiên cứu bằng một bài vè hoặc thơ lục bát. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận – HS khác nhận xét – GV nhận xét, kết luận |
I. Văn học dân gian 1. Khái niệm – Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động từ thuở xa xưa và vẫn tiếp tục đến ngày hôm nay. 2. Đặc điểm – Phương thức lưu truyền: truyền miệng (truyền khẩu) bằng văn xuôi, văn vần hoặc bằng những loại hình văn hoá khác có yếu tố văn học. – Chức năng: lưu giữ và truyền lại những tri thức cuộc sống, bài học nhân sinh, thể hiện quan điểm thẩm mĩ mang tính cộng đồng. – Phân loại: + Tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè,.. + Trữ tình dân gian: ca dao, dân ca,.. + Sân khấu dân gian: chèo cổ, tuồng đồ, múa rối,.. – Tính chất: + Tính nguyên hợp + Tính tập thể + Tính truyền miệng + Tính diễn xướng + Tính dị bản II. Đề tài, vấn đề nghiên cứu – Vấn đề: là một điều gì đó cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết. – Vấn đề văn học dân gian có thể là những sự kiện chưa rõ, những chi tiết có nhiều cách hiểu, những công thức mang nhiều ý nghĩa, những nhân vật mang nhiều tranh luận,.. trong các tác phẩm hoặc các thể loại văn học dân gian cần được làm rõ. – Lưu ý: + Lựa chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu phù hợp, vừa sức, hỗ trợ học sinh thể hiện năng lực ở nhiều phương diện. + Có phương pháp nghiên cứu hiệu quả, khoa học. I. III. Báo cáo nghiên cứu II. – Báo cáo nghiên cứu là loại văn bản trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá sâu về một vấn đề xã hội hoặc văn học và những kiến giải riêng của người viết về vấn đề nghiên cứu đó trên cơ sở các thông tin phong phú thu thập được. III. IV. Yêu cầu của một báo cáo nghiên cứu IV. – Nêu được đề tài nghiên cứu và vấn đề được đặt ra trong báo cáo. V. – Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ và thông tin xác thực. VI. – Khai thác được các nguồn tham khảo tin cậy; sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có. VII. – Thể hiện được kiến giải riêng của người viết bằng ngôn ngữ khoa học, khách quan. VIII. – Tóm tắt được các ý chính đã triển khai để đưa vào phần kết của báo cáo, đồng thời cần gợi ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. IX. – Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo. – Cấu trúc đầy đủ, rõ ràng. |
NỘI DUNG 2: TẬP NGHIÊN CỨU – Thời gian: 3 tiết – Mục tiêu: + 100% HS hiểu được mục đích viết, cách viết bài nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian + 90% HS tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập – Nội dung: tập nghiên cứu về 1 vấn đề VHDG – Sản phẩm: bài viết, PBT và bảng kiểm đánh giá bài viết |
|
HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ TẬP NGHIÊN CỨU TRÒ CHƠI: TẬP NGHIÊN CỨU CÓ PHIẾU CỨU Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: – GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ: Khái quát thông tin tìm hiểu dưới dạng sơ đồ tư duy/ bảng/ infographic hoặc hình thức tự chọn khác. (Nhóm 1 dựa trên phiếu gợi ý của GV) – Nhiệm vụ từng nhóm: Nhóm 1: LA BÀN – Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu Nhóm 2: BẢN ĐỒ – Thu thập thông tin Nhóm 3: KÍNH LÚP – Xử lí thông tin – Thời gian: 45’ Phiếu nhóm 1: Xác định đề tài, vấn đề, nội dung, mục tiêu và lập KH. Nhiệm vụ 2: – Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 1, các nhóm xây dựng trạm thông tin của nhóm mình trên lớp và treo sản phẩm (Gồm 3 nhóm) – Mỗi trạm, sẽ có 3 thành viên thường trực (Giải đáp những vấn đề mà thành viên nhóm khác thắc mắc và phát PBT nhóm mình). – Mỗi nhóm, sẽ đi đến nhóm khác để tìm hiểu vấn đề và hoàn thành phiếu bài tập. – Chỉ được đến trạm nhóm khác 1 lần và làm 1 lần PBT. Những thành viên đi tìm hiểu phải cùng nhau tìm hiểu 1 trạm. – Hết thời gian các nhóm sẽ chữa PBT nhóm mình. – Nhóm nào thu thập được nhiều phiếu hoặc điểm cao sẽ được phần thưởng. – Thời gian tối đa ở mỗi trạm là 10’ Nhiệm vụ 3: Sau khi hoàn thành 2 nhiệm vụ, HS lựa chọn một đề tài rồi tiến hành nghiên cứu theo nhóm. Các nhóm ghi lại quá trình nghiên cứu, bảng rubric phân công và thực hiện nhiệm vụ để gửi lại GV đánh giá. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả – HS báo cáo kết quả bằng cách trả lời trực tiếp Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận – HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, kết luận và đưa ra bảng kiểm kĩ năng tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian Hệ thống PBT từng nhóm Nhóm 1: Thực hiện thu thập thông tin Nhóm 2: – Chọn 1 trong 3 vấn đề sau để hoàn thành Phiếu thu thập thông tin và xây dựng Phiếu hỏi chuyên gia. (Tối thiểu 5 câu hỏi, tối đa 10 câu) + Nghiên cứu về lễ hội đền Dạ Trạch + Hình tượng người anh hùng trong truyện cổ dân gian Việt Nam + Hiện tượng dị bản trong văn học dân gian Việt Nam Nhóm 3: Dùng mẫu ghi chú Cornell để tóm tắt ý bài nghiên cứu: “Về đặc điểm tục ngữ Việt Nam” (Phụ lục 1) |
I. XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI, VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu – Đề tài, vấn đề nghiên cứu được chọn để triển khai cần gắn với một nội dung học tập trong chương trình, có thể tiếp tục mở rộng và khơi sâu. – Một số vấn đề cơ bản: + Nghiên cứu về đặc trưng thể loại + Nghiên cứu một tác phẩm văn học dân gian + Nghiên cứu một hình tượng, chi tiết trong các văn bản văn học dân gian + Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống văn hoá dân tộc và văn học nghệ thuật hiện nay – Xác định đề tài nghiên cứu cần làm rõ: + Vấn đề bạn lựa chọn có điểm gì hấp dẫn? (Lí do khách quan) + Vấn đề bạn lựa chọn có ý nghĩa gì đối với việc học tập của bạn? (Lí do chủ quan) + Bạn có điều kiện thực tế để tìm hiểu vấn đề không? (Năng lực) + Vấn đề bạn lựa chọn có phát huy sở trường học tập của bạn không? (Điểm mạnh, năng lực) 2. Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu – Mục tiêu nghiên cứu là trạng thái mong muốn có được sau khi tiến hành tìm cách nghiên cứu, giải quyết vấn đề. – Mục tiêu cần cụ thể và sẽ định hướng những tri thức, kĩ năng mà người thực hiện cần huy động. – Xác định mục tiêu, nội dung cần: + Bạn muốn rèn luyện thêm điều gì về tư duy và các kĩ năng tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề? + Việc tìm hiểu đề tài, vấn đề nghiên cứu giúp gì cho bạn trong việc mở rộng, nâng cao hiểu biết về văn học dân gian? + Bạn dự kiến những nội dung trọng tâm của đề tài, vấn đề cần tìm hiểu là gì? 3. Lập kế hoạch nghiên cứu – Lập kế hoạch là dự kiến, hình dung và sắp xếp các bước cần tiến hành theo một trình tự thời gian hợp lí. – Kế hoạch thường được trình bày dưới dạng bảng thể hiện rõ nội dung của từng hoạt động (nội dung từng công việc, cách tiến hành, thời gian dự kiến, sản phẩm, người thực hiện) – Gợi ý: + Việc triển khai gồm những hoạt động nào? + Hoạt động được thực hiện ở đâu? + Kết quả, sản phẩm của từng hoạt động và kết quả, sản phẩm cuối cùng? + Thời gian hoàn thành hoạt động? + Ai được phân công thực hiện và cần phối hợp với ai? II. THU THẬP THÔNG TIN 1. Sưu tầm tài liệu – Các nguồn sưu tầm tài liệu: + Sách báo + Internet – Cần trích dẫn tài liệu đúng quy định và ghi rõ nguồn gốc. – Kĩ thuật ghi chép nhanh. 2. Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia – Chuyên gia: nghệ nhân dân gian, nhà nghiên cứu văn học dân gian, hoặc giáo viên am hiểu về các vấn đề bạn đang nghiên cứu. – Phỏng vấn: + Xác định mục đích phỏng vấn + Đối tượng được phỏng vấn + Cần chuẩn bị trước nội dung phỏng vấn + Hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp + Trong quá trình phỏng vấn cần bộc lộ kĩ năng tương tác với người được phỏng vấn. 3. Tìm hiểu, trải nghiệm thực tiễn – Hoạt động trải nghiệm thực tiễn: chương trình sân khấu hoá tác phẩm văn học dân gian, các lễ hội văn hoá, nghe hát ru hoặc nghe kể chuyện cổ tích,.. – Ghi lại suy nghĩ, cảm xúc của bản thân ngay lúc đó vì điều này sẽ không có được nếu chỉ đọc văn bản. III. XỬ LÍ, TỔNG HỢP THÔNG TIN 1. Ghi chú bên lề tài liệu – Ghi lại những thông tin cần thiết liên quan đến nội dung của đề tài, vấn đề bạn đang tìm hiểu. – Tác dụng: tóm lược, nhấn mạnh những nội dung cần thiết; kích thích trí não khi ghi nhớ thông tin và tránh tình trạng đạo văn. – Có thể sử dụng giấy ghi chú dán bên lề với màu sắc đa dạng. 2. Sử dụng sơ đồ tư duy – Ghi nhớ tốt hơn vì chỉ sử dụng các từ khoá. – Sáng tạo hơn vì có thể viết, vẽ tuỳ theo ý bạn. – Nâng cao khả năng tư duy vì bạn sẽ sử dụng được cả hai bán cầu não cùng một lúc. – Có thể đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. – Thấy được “bức tranh tổng thể” của nội dung cần ghi nhớ. 3. Sử dụng phương pháp ghi chú của Co-neo (Cornell) – Phương pháp: cách xử lí thông tin theo hình thức chia trang giấy thành ba phần. + Cột bên phải: ghi lại thông tin, kiến thức cụ thể. + Cột bên trái: ghi lại các câu hỏi, ghi chú, gợi ý hoặc nội dung cần nhấn mạnh. + Hàng cuối của trang: ghi nội dung tổng kết về kiến thức, kĩ năng. – Tác dụng: + Thấy được mối quan hệ giữa những nội dung cụ thể và nội dung khái quát về vấn đề. + Có thể dễ dàng điều chỉnh, bổ sung thông tin trong từng cột. 4. Lập hồ sơ tài liệu – Là tổng hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu có được trong quá trình tìm hiểu đề tài, vấn đề thành hồ sơ theo những nguyên tắc, phương pháp nhất định và mục tiêu nghiên cứu đã xác định. – Hồ sơ tài liệu bao gồm: + Các tác phẩm có liên quan + Danh mục tài liệu tham khảo + Các tranh ảnh, số liệu, bảng biểu + Các nội dung ghi chép + Các minh chứng khác |
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án chuyên đề Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 10 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.