Bạn đang xem bài viết Giang mai tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tên thường gọi: Bệnh giang mai
Chuyên khoa: Da liễu
Đối tượng bệnh nhân: Mọi đối tượng
Giang mai là gì?
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh có thể gây thương tổn ở da, niêm mạc và nhiều tổ chức, cơ quan khác như cơ, xương, khớp, tim mạch và thần kinh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục và có thể lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con.
Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
Triệu chứng của giang mai
Bệnh có ba giai đoạn. Tùy theo giai đoạn mà có những triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn 1: Dấu hiệu bệnh giang mai xảy ra 2 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh, bao gồm lở loét (bệnh hạ cam) ở nơi vi khuẩn vào cơ thể. Vết lở loét này thường xảy ra ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở miệng hoặc trực tràng (hậu môn) nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động tình dục với người bị nhiễm bệnh. Vết lở loét này có thể tự lành sau 1 đến 5 tuần.
Giai đoạn 2: Nếu bệnh không được điều trị, các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2 bắt đầu 6-12 tuần sau đó. Các triệu chứng bao gồm: sốt, nhức đầu, đau khớp, mất cảm giác ngon miệng, nổi ban (trên bộ phận sinh dục, hoặc miệng, và đặc biệt là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân), đau họng, sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ), và mệt mỏi. Giai đoạn ngầm này có thể kéo dài nhiều năm mà không có triệu chứng.
Giai đoạn 3: Bắt đầu khoảng 10-40 năm sau khi bắt đầu nhiễm bệnh. Các triệu chứng bệnh giang mai bao gồm tổn thương tim mạch và não, vấn đề trí nhớ, tê liệt, và vấn đề thăng bằng.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Bệnh gây nên do xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema Pallidum, hình lò xo có từ 6-14 vòng xoắn. Xoắn khuẩn giang mai rất yếu, ra ngoài cơ thể chỉ sống được vài giờ, chết nhanh chóng ở nơi khô, ở nơi ẩm ướt có thể sống được 2 ngày.
Trong trường hợp rất hiếm, vi khuẩn có thể được lây truyền qua vết nứt hoặc vết cắt ở da sau khi chạm trúng vết lở loét của người bị nhiễm bệnh. Giang mai không lây qua tiếp xúc bệ ngồi toilet, bể bơi, vòi nước nóng, bồn tắm, mặc chung quần áo hoặc đồ đựng thức ăn.
Để chẩn đoán có mắc bệnh giang mai hay không, các bác sĩ dựa vào dấu hiệu qua từng hiai đoạn lâm sàng là chủ yếu và xét đến các yếu tố nguy cơ, tiền sử mắc bệnh.
Chẩn đoán
– Dựa vào lâm sàng là chủ yếu: các giai đoạn bệnh
– Tiền sử, các yếu tố nguy cơ.
Cận lâm sàng:
– Soi kính hiển vi nền đen
– Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán.
Điều trị giang mai
Trong phác đồ điều trị bệnh giang mai, Penixilin luôn được lựa chọn điều trị. Theo thống kê, chưa có trường hợp nào xoắn khuẩn giang mai kháng Penixilin.
Cơ chế tác dụng của Penixilin là diệt xoắn khuẩn trong giai đoạn xoắn khuẩn sinh sản, phân chia.
Phác đồ điều trị cụ thể như sau:
Giang mai sớm trong năm đầu:
– Benzathin Penixilin G 2,4 triệu đơn vị: Tiêm mông liều duy nhất, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị.
– Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 10 ngày.
Nếu dị ứng với Penixilin và bệnh nhân không có mang, thay thế bằng:
– Tetracyclin 500mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày.
– Erythromycin 500mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày.
Giang mai muộn (đã tiến triển trên 1 năm):
– Benzathin Penixilin: Tiêm mông mỗi lần 2,4 triệu đơn vị, tổng liều: 4 lần (9,6 triệu đơn vị).Mỗi lần cách nhau một tuần.
– Procain Penixilin G tan trong nớc: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 3-4 tuần.
Những người đang được điều trị bệnh giang mai phải tránh tiếp xúc thân mật hay quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn tình của người bị giang mai cũng cần được đồng thời kiểm tra và điều trị.
Phòng ngừa giang mai
Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng, tránh lối sống tình dục buông thả, quan hệ với nhiều người, với những đối tượng nguy hiểm, đặc biệt là gái mại dâm, gái đứng đường… Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ, tránh làm rách bao hoặc sử dụng lại bao cao su đã dùng.
Tránh dùng chung vật dụng và đồ dùng cá nhân với người khác: bởi đây là một trong những con đường lây lan giang mai phổ biến nhất. Bởi nếu chẳng may bị mắc các bệnh xã hội thì việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng…có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Trong một số trường hợp giang mai có thể lây lan gián tiếp qua bồn cầu, chính vì vậy khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng cần phải hết sức chú ý.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng hợp lý đề rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Đây là việc hết sức cần thiết vì nếu có một sức khỏe cường tráng, sức đề kháng tốt sẽ tránh được rất nhiều bệnh tật.
Khi bị mắc giang mai tuyệt đối không nên mang thai vì giang mai hoàn toàn có khả năng lây bệnh từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Giang mai có thể gây xảy thai hoặc dị tật cho thai nhi, nếu ở giai đoạn bệnh phát triển mạnh. Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, các bạn nên đi khám trước khi có ý định sinh con.
Trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh các bộ phận vùng kín sạch sẽ cho cả hai người để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm và bệnh lây qua đường tình dục
Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên: Để đảm bảo chắc chắn cơ thể mình không mắc bệnh, cần tiến hành các bước kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý mắc phải, trong đó có thể có bệnh giang mai.
Xem thêm Những điều cần biết về bệnh giang mai
– Sống chung thuỷ. Phòng ngừa chủ yếu là quan hệ tình dục an toàn và sử dụng bao cao su
– Giang mai cần được phát hiện và điều trị sớm để việc điều trị đơn giản và tránh để lại các biến chứng nguy hiểm.
– Phụ nữ mang thai phải được tầm soát giang mai.
(Hình ảnh tổng hợp từ Healthplus.vn, google,…)
An Khang
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh Duy
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giang mai tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.