Bạn đang xem bài viết Giấm táo và sức khỏe răng miệng: Lợi ích, tác hại tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giấm táo được coi là một loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn. Nó có rất nhiều lợi ích khác trong làm đẹp, tẩy trang, giảm cân, chăm sóc cơ thể, … Vậy giấm táo có tác dụng với sức khỏe răng miệng hay không hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấm táo là một nguyên liệu ngoài việc sử dụng trong nấu ăn chắc có lẽ ít ai biết đến công dụng làm trắng răng, khử mùi hôi bằng giấm táo… Hãy cùng tìm hiểu hãy theo dõi bài viết để biết thêm thông tin nhé.
Lợi ích của giấm táo đối với sức khỏe răng miệng
Sử dụng như một loại nước súc miệng chữa hôi miệng
Khoang miệng nơi luôn có vi khuẩn. Khi bạn ăn, các mẩu thức ăn sẽ mắc vào răng của bạn. Vi khuẩn phát triển trên những mẩu thức ăn này, giải phóng các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi.
Giấm táo có chứa một loại axit tự nhiên được gọi là axit axetic. Vi khuẩn không phát triển tốt được trong môi trường axit này, vì vậy nước súc miệng bằng giấm táo có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn từ đó loại bỏ mùi hôi trong miệng.
Cách dùng: Cho 2 thìa giấm táo vào 1 cốc nước. Súc miệng ít nhất 30 giây trước khi nhổ ra.
Vệ sinh răng giả
Những người có răng giả nên khử trùng hàng đêm và ngâm chúng để loại bỏ cao răng và vết ố. Nếu không có vết ố hoặc vôi răng nào trên răng giả của bạn, các nha sĩ khuyên bạn chỉ nên ngâm răng giả trong nước mỗi đêm. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu thấy vết ố và tích tụ, thì việc vệ sinh bằng giấm táo có thể hiệu quả tương tự như dung dịch tẩy rửa răng giả chuyên dụng để làm mềm vết ố và cao răng. Axit axetic trong giấm đã chứng minh được hiệu quả làm sạch cao răng.
Cách dùng: Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 đảm bảo rằng hỗn hợp này đủ để bao phủ toàn bộ răng giả, ngâm trong khoảng 15 phút. Sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ.
Đối với răng có nhiều mảng bám bạn nên ngâm qua đêm, chỉ sử dụng dung dịch 10% giấm táo với nước và ngân trong 8 giờ.
Làm trắng răng
Giấm táo được pha loãng với nước hoặc trộn với các sản phẩm khác như baking soda để làm trắng răng.
Một nghiên cứu về tác dụng của giấm đối với tẩy trắng răng và các mô cứng nha khoa trong ống nghiệm đã kiểm tra tác động của giấm táo, giấm trắng và hydrogen peroxide đối với màu răng và các mô cứng răng. Nghiên cứu kết luận rằng giấm táo, giấm trắng và hydrogen peroxide đều có tác dụng tẩy trắng. Nhưng chúng cũng gây tổn hại đến độ cứng và bề mặt của răng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và chỉ sử dụng nó trong một khoảng thời gian ngắn.
Cách dùng: Trộn 1 lượng vừa đủ dùng bột baking soda với một ít giọt giấm táo. Sau đó chè nhẹ lên răng bạn 2-3 phút. Sau đó, đánh răng lại bình thường, nên dùng 2-3 lần trong tuần để loại bỏ các mảng ố vàng giúp răng luôn trắng sáng.
Tác hại của giấm táo đối với sức khỏe răng miệng
Giấm táo ăn mòn răng
Mặc dù nước trái cây và nước ngọt đã được nghiên cứu rộng rãi hơn, nhưng nghiên cứu cho thấy men răng có thể bị ăn mòn bởi axit axetic trong giấm.
Nghiên cứu về sự xói mòn của các loại giấm tập trung vào việc ngâm men răng trong nhiều loại giấm khác nhau với độ pH dao động từ 2,7 đến 3,95. Sau 4 giờ ngâm trong giấm, lượng khoáng chất mất đi từ 1 đến 20%. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng việc ăn xói mòn men có thể do giấm táo gây ra.
Một nghiên cứu về việc giảm cân không lành mạnh, xói mòn bởi giấm táo kết luận rằng sự ăn mòn răng ở một phụ nữ trẻ là kết quả của việc cô ấy uống một ly giấm táo mà cô ấy uống mỗi ngày để giảm cân.
Kết luận: Răng có thể bị xói mòn do tiêu thụ một lượng lớn giấm táo. Chỉ nên sử dụng giấm táo trong chăm sóc răng miệng từ 2-3 lần/tuần.
Giấm táo ảnh hưởng men răng
Men răng là một chất khoáng nhiều nhất và cứng nhất trong cơ thể bạn, là lớp bề mặt bên ngoài của răng. Nó bảo vệ các lớp bên trong răng của bạn khỏi nhiệt độ và tác hại của mảng bám và axit. Men răng của bạn không chứa bất kỳ tế bào sống nào. Vì vậy, nếu nó bị phá hủy, cơ thể bạn không thể tái tạo ra để thay thế nó.
Về cơ bản, giấm táo là nước táo lên men hai lần. Trong bước đầu tiên, men lên men đường của táo thành rượu, biến nó thành rượu táo. Trong bước thứ hai, vi khuẩn chuyển hóa rượu thành axit axetic. Vào cuối quá trình lên men, giấm táo có độ pH trung bình từ 2,5 đến 3,0. Trong khi đó nước cất, một dạng dung dịch trung tính, có độ pH là 7,0.
Giấm táo có tính axit, giống như nước ngọt và nước trái cây, có nghĩa là nó có thể trực tiếp gây mòn men răng. Mòn men răng là sự phá vỡ lớp bảo vệ răng của bạn. Nếu không có lớp bảo vệ này, răng của bạn rất dễ bị mài mòn, sâu và xỉn màu.
Thật không may, giấm táo khi chưa được pha loãng, sẽ làm yếu men răng và do đó gây ra ê buốt, sâu răng. Do đó, khi sử dụng giấm táo trong chăm sóc răng miệng bắt buộc phải pha loãng.
Mong rằng, qua bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm được những công dụng hữu ích của việc sử dụng giấm táo đối với sức khỏe răng miệng. Tuy giấm táo có tác dụng tốt trong việc chăm sóc răng miệng nhưng cần sử dụng đúng để trách các tác hại ảnh hưởng đến răng. Để luôn có một hàm răng trắng sáng và hơi thở thơm tho hãy sử dụng giấm táo đúng cách bạn nhé.
Nguồn: healthline.com, wikihow.com
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Hướng dẫn các bước đánh răng đúng cách, khoa học
>>>>> Cách sử dụng baking soda làm trắng răng hiệu quả tại nhà
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giấm táo và sức khỏe răng miệng: Lợi ích, tác hại tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.