Giải GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng trong SGK Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30, 31, 32, 33, 34.
Qua đó, giúp các em nhận biết được các tình huống nguy hiểm, biết cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 7 cho học sinh của mình theo sách mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
I. Khởi động GDCD 6 bài 7
❓Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau:
- Tình huống đã diễn ra khi nào?
- Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?
Trả lời
- Một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp đã diễn ra khi em đi học về một mình, có người lạ đi theo em.
- Khi gặp tình huống đó em đã tìm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, rất may lúc đó có em đã gặp bác hàng xóm cạnh nhà và đưa em về nhà an toàn.
II. Khám phá GDCD 6 bài 7
Khám phá 1
❓ Em hãy đọc những tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
1. Khi đang chơi trước cửa nhà, Lan thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen, muốn gặp mẹ Lan để gửi đồ và trao đổi công việc. Lan mở cửa và lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. Sau đó, Lan cảm thấy buồn ngủ và ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy Lan thấy mẹ mình đang ngồi bên cạnh, trong nhà có nhiều người, có cả công an. Lan lơ mơ hiểu ra là nhà mình vừa bị mật trộm.
2. Mưa dông, mưa đá, lốc xoáy, sét thường gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và con người. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, sập và hư hỏng nặng, khiến các gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều người bị thương, thậm chí có người còn bị thiệt mạng do những hiện tượng thiên tai khốc liệt này.
3. Đang ngồi học bài, Hải nghe tiếng còi xe cứu hỏa vang cả khu phố. Nhìn qua cửa sổ, thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội từ ngôi nhà bên cạnh, Hải cầm vội chiếc khăn ướt che mũi, men theo cầu thang chạy xuống tầng một để thoát thân.
4. Vào mùa mưa, ở một số tỉnh miền núi thường xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lỡ đất. Đây chính là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
a) Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Những tình huống này có thể gây ra hậu quả gì?
b) Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày?
Trả lời:
a. Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm:
- Tình huống 1: Lừa đảo, trộm cắp tài sản. Hậu quả: Lan bị người phụ nữ lạ mặt đánh thuốc mê và lấy trộm tài sản.
- Tình huống 2: Các hiện tượng thiên tai (mưa dông, mưa đá, lốc xoáy, sét..). Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Tình huống 3: Cháy nổ. Hậu quả: Ngôi nhà bên bị cháy và Hải đã bình tĩnh thoát khỏi ảnh hưởng của vụ cháy đó.
- Tình huống 4: Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
b. Kể những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày:
- Bắt cóc.
- Té ngã trong sân trường.
- Đi xe phóng nhanh vượt ẩu
Khám phá 2
Cách ứng phó với tình huống nguy hiểm
* Ứng phó khi bị bắt cóc
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Chiều nay, Hoa đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đi đến đoạn đường vắng. em bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy.
a) Nếu là Hoa trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để thoát khỏi nguy hiểm? Vì sao?
- Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.
- Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp.
- Bỏ chạy.
b) Em làm gì để tránh gặp phải tình huống trên?
Trả lời:
a) Nếu là Hoa trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách để thoát khỏi nguy hiểm em sẽ kết hợp các phương án trên như:
- Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” và “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp.
- Bỏ chạy, khóc và kêu cứu.
- Vì có như vậy thì mọi người xung quanh mới biết và đến giúp mình…,còn nếu chỉ dừng lại gào khóc thì họ có thể hiểu lầm là chuyện riêng của trẻ con do em không vừa ý gì đó thì khóc.
b) Để tránh gặp phải tình huống bắt cóc em sẽ:
- Không đi một mình nơi vắng người.
- Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ….
- Luôn có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ…
- ….
* Ứng phó khi hỏa hoạn
Em hãy đọc thông tin chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy dưới đây để thảo luận cách ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn.
- Khi bị mắc kẹt trong đám cháy.
- Khi bị lửa bén vào quần áo.
Trả lời:
– Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta cần:
- Bình tĩnh
- Ngắt cầu dao điện.
- Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác tùy theo khả năng của mình.
- Thông báo cho những người xung quanh gọi điện thông báo tới số 114 (thông báo địa điểm vụ cháy)
- ….
– Khi bị mắc kẹt trong đám cháy.
- Bình tĩnh quan sát lối thoát hiểm an toàn nhất như: hành lang, cầu thang bộ, ban công…
- Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát đám cháy
- Đóng các cửa trên đường đi tránh lửa lan rộng ra
- Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người.
- Nằm sát sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt
- …
– Khi bị lửa bén vào quần áo.
- Bình tĩnh, nằm ngay xuống đất lăn qua lăn lại để dập lửa.
- Sau đó sơ cứu vết thương đúng cách, đem đến bệnh viện….
- ….
* Ứng phó khi bị đuối nước
Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Hè này, Lan được tham gia lớp học bơi. Thầy giáo đặc biệt lưu ý đến cách ứng phó và cứu người khi đuối nước, đó là:
- Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước.
- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người sẽ nhẹ hơn so với trên cạn.
- Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào sâu và nhanh khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.
- Khi thấy có người bị đuối nước thì cần nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
a) Thông tin trên cho em biết cần làm gì?
- Khi bản thân bị đuối nước?
- Khi gặp người đuối nước?
b) Em có thể tránh được nguy cơ đuối nước bằng cách nào?
Trả lời:
a) Khi bản thân bị đuối nước cần:
- Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước;
- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn;
- Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.
– Khi gặp người bị đuối nước: Chúng ta cần kêu cứu thật to và nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
b) Cần làm tránh đuối nước bằng cách:
- Khi đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.
- Không đi bơi 1 mình mà nên bơi theo nhóm để không may sẽ có sự giúp đỡ kịp thời..,
- Không tẹ ý ra chơi gần ao hồ, sông, suối…khi tham gia bơi lội cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ,..
* Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét
a) Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và cho biết cần làm gì khi mưa dông, lốc, sét.
b) Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp mưa dông, lốc, sét?
Trả lời:
a) Thông tin trên cho em biết cần làm khi mưa dông, lốc, sét là:
- Ở trong nhà.
- Tắt các thiết bị điện trong nhà.
- Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học
- Không trú dưới gốc cây, cột điện.
b, Em còn biết cách ứng phó khác khi gặp mưa dông, lốc, sét như:
- Không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi…
- Tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.
- Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh
- Không đứng thành nhóm người gần nhau
- Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa ngắt điện
- ….
* Ứng phó khi gặplũ quét, lũ ống, sạt lở đất.
a) Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và cho biết làm gì khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.
b) Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất?
Trả lời:
a) Thông tin trên cho em biết cần làm khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất:
- Thường xuyên xem dự báo thời tiết
- Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)
- Không đi qua sông suối khi có lũ
- Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…
b) Em còn biết cách ứng phó khác khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất như:
- Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…
- Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác bừa bãi…
III. Luyện tập GDCD 6 bài 7
Luyện tập 1
Chơi trò chơi “tiếp sức” kể về những tình huống nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống?
Trả lời:
Chơi trò chơi “tiếp sức” kể về những tình huống nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống như:
- Bắt cóc.
- Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất
- Mưa dông, lốc, sét
- Bị đuối nước
- Té ngã trong sân trường.
- Đi xe phóng nhanh vượt ẩu
- …
Luyện tập 2
Hãy nhận xét sự nguy hiểm có thể xảy ra và cách xử lí mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây:
a) Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm.
b) Trời nắng nóng, sau khi đi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên các bạn không nên tắm sông.
c) Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét.
Trả lời:
a)Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm như:
- Tình huống này có thể xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ.
- Nhận xét cách xử lí của Hằng: Hằng làm chưa đúng vì khi cháy nổ người ta sẽ ngắt điện, thang máy sẽ không hoạt động được nên trong ta nên di chuyển bằng cầu thang bộ xuống tầng một.
b) Trời nắng nóng, sau khi đi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên và khuyên các bạn không nên tắm sông.
- Tình huống này có thể xảy ra là bị đuối nước
- Nhận xét cách xử lí của Nam từ chối và khuyên các bạn là đúng.
c) Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét
- Tình huống này có thể xảy lũ quét
- Nhận xét cách xử lí của Hòa làm vậy là rất nguy hiểm, có thể cuốn trôi người.
Luyện tập 3
Xử lí tình huống
1. Đang trên đường đi học về, Hồng gặp một người lạ, tự xưng là bạn của mẹ và đề nghị đưa Hồng về nhà.
Nếu là Hồng, em sẽ làm gì?
2. Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. Mai thấy một vài người trú tạm vào gốc cây to bên đường, người thì mặc áo mua rồi đi tiếp.
Nếu là Mai, em sẽ là gì trong tình huống này?
3. Trời đang mưa đá, một số bạn trong lớp rủ em chạy ra sân trường nhặt đá.
Em sẽ làm gì trong tình huống này?
Trả lời:
1. Nếu em là Hồng, em sẽ:
- Dứt khoát từ chối.
- Đi nhanh đến nơi đông người
- Nhờ điện thoại gọi về cho người thân tới đón.
- …..
2. Nếu là Mai em khuyên mọi người không nên trú ở gốc cây vì rất nguy hiểm dễ bị sét đánh mà nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học.. nơi có hệ thống chống sét,..
3. Em sẽ khuyên các bạn nên ở trong lớp không nên ra lượm đá như vậy rất nguy hiểm có thể bị đá rơi vào đầu,….
IV. Vận dụng GDCD 6 bài 7
Vận dụng 1
Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kĩ năng ứng phó với một tình huống nguy hiểm.
Trả lời:
– Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kĩ năng ứng phó với bị đuối nước:
Chúng ta đều biết, tình trạng đuối nước ở trẻ em nước ta hiện nay đến mức báo động. Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ số người chết do đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao thứ hai trên thế giới. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên (khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày).
Khi vào hè thời tiết nóng nắng, các bạn tự ra ao, sông, hồ,…tắm không có người lớn, dẫn đến những vụ tai nạn hết sức thương tâm, đem đến nỗi đau cho gia đình và người thân. Tai nạn đuối nước do nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như:
– Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhận thức của các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội về các nguy cơ đuối nước của trẻ em chưa được đầy đủ và đúng mức.
+ Bản thân chúng ta cũng không có nhận thức đầy đủ về các nguy cơ đuối nước đang rình rập xung quanh mình.
– Nguyên nhân khách quan
+ Từ đặc điểm địa hình: Nước ta thống kênh mương, ao hồ tại các vùng nông thôn và thác nước tại các vùng đồi núi cũng được phân bố dày đặc và chằng chịt… …vào mùa mưa, lũ, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và an toàn tính mạng của người dân địa phương
+ Từ điều kiện xã hội: công tác truyền thông,giáo dục của các cấp chính quyền địa phương về phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức; đa số các huyện có ít điểm tập bơi, bãi bơi, hồ bơi; người dân tham gia giao thông trên các phương tiện trên mặt nước như ghe, thuyền không được trang bị những phương tiện bảo hộ (áo phao, phao cứu hộ) hoặc các phương tiện không đảm bảo an toàn.
* Cụ thể một số tình huống dẫn đến đuối nước như:
- Do không biết bơi
- Do đi chơi, đi bắt cá, câu cá ở khu vực sông hồ ao biển…không có người lớn trông coi giám sát
- Do bị chuột rút khi bơi
- Do không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi bơi
- Do bị dòng nước xoáy cuốn hoặc nước chảy xiết
- Do bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi khi tắm biển
- Do đi tàu, xuồng, thuyền, đò không mặc áo phao
- Do cứu bạn có nguy cơ đuối nước hoặc bản thân bị đuối nước mà mình không biết bơi hoặc không biết cách cứu đuối
- Do bị bạn bè kích động, làm những việc nguy hiểm như nhảy cắm đầu xuống nước, bơi và vùng nước chảy xiết…
- Do sự bất cẩn của người lớn, không cảnh báo nguy hiểm cho mọi người biết khu vực thiếu an toàn hoặc không che chắn, bảo vệ các khu vực có hố sâu nguy hiểm
* Những điều chúng ta cần ghi nhớ để phòng tránh tai nạn đuối nước như:
- Tuyên truyền cho các bạn và mọi người xung quanh biết về phòng tránh đuối nước, ý thức cao về đuối nước, tham gia học bơi nếu có điều kiện
- Không tự ý đi tắm ở các sông, hồ, ao, suối…khi không biết bơi hoặc không có người lớn đi kèm
- Không được tắm ở những nơi có biển báo nguy hiểm, nơi ít có người qua lại
- Tuyệt đối không được nhảy xuống nước cứu bạn khi bạn đang bị đuối nước (trừ trường hợp mình biết bơi thuần thục và biết cách cứu đuối an toàn) nhanh chóng kêu gọi người lớn đến ứng cứu
- Tránh xa các công trình xây dựng có nhiều hầm, hố sâu nguy hiểm
* Một số kĩ năng cứu đuối:
– Khi bản thân bị đuối nước cần:
- Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước;
- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn;
- Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.
– Trường hợp người cứu không biết bơi hoặc bơi không giỏi
- Kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp
- Tận dụng các vật dụng: áo, phao, gậy, sào, cuộn dây, dây nịt… để xử lý cứu đuối
- Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.
- Nếu có thuyền, chèo đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền hoặc đưa tay, mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy
– Một số phương pháp thoát hiểm:
+ Khi bị nạn nhân nắm cổ tay: Xoay cho một cạnh của cổ tay về phía tiếp xúc giữa ngón cái và bốn ngón còn lại của nạn nhân. Sau đó giật mạnh, cổ tay ta sẽ tuột ra khỏi bàn tay nắm của nạn nhân.
+ Khi bị nạn nhân bấu chặt lấy cổ: Hít một hơi thật dài và lặn xuống sâu thêm cho họ buông ra. Nếu nạn nhân không chịu buông, ta chắp hai tay lại như tư thế cầu nguyện, rồi hất bung lên cao.
+ Khi bị nạn nhân ôm chặt từ phía sau: Lần tìm đến ngón út của nạn nhân và bẻ ngược mạnh về phía sau, nạn nhân sẽ buông ra ngay tức khắc.
+ Khi đã cứu được nạn nhân lên bờ tiến hành cấp cứu tại chỗ: Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân, hà hơi thổi ngạt hô hấp nhân tạo cho nạn nhân… kiên trì thực hiện và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Vận dụng 2
Em hãy tìm hiểu những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống theo bảng mẫu sau.
Những tình huống nguy hiểm |
Cách ứng phó với tình huống |
Trả lời:
Những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống:
Những tình huống nguy hiểm |
Cách ứng phó với tình huống |
Lũ lụt |
+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết + Tìm nơi trú ẩn an toàn + Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…) + Gọi 112 yêu cầu cứu nạn… +…. |
Bão |
+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết + Tìm nơi trú ẩn an toàn trong nhà kiến cố + Không ra ngoài,… |
Lý thuyết Ứng phó với tình huống nguy hiểm
1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó
- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
- Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm.
- Ứng phó khi bị bắt cóc
- Ứng phó khi có hỏa hoạn
- Ứng phó khi bị đuối nước
- Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét.
- Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.
Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm Giáo dục công dân lớp 6 trang 30 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.