Chúng ta thường biết rằng gạo lứt là một thực phẩm không thể thiếu trong quá trình ăn kiêng. Vậy gạo lứt là gì và có bao nhiêu loại được bán trên thị trường. Hôm nay, hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu về gạo lứt nhé!
Chúng ta đều biết rằng gạo lứt rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là khá phổ biến trong thành phần thực phẩm của những người giảm cân. Vì trong thành phần các loại gạo này chứa chất dinh dưỡng cao và phù hợp với chế độ ăn kiêng của nhiều người. Vậy gạo lứt là loại gạo như thế nào và bao gồm những loại nào đang được bán trên thị trường?
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), para aminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri.
Tác dụng của gạo lứt
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, cho thấy gạo lứt là sự lựa chọn ưu tiên hơn các loại gạo khác cả về lợi ích sức khỏe và cả dinh dưỡng. Các công dụng của gạo lứt mà chúng ta cần biết:
Giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch
Gạo lứt có tác dụng giảm cholesterol trong máu, làm bền thành mạch và tăng lưu thông máu nhờ hàm lượng chất xơ cao và chất chống oxy hóa trong thành phần. Từ đó giảm thiểu được các mảng bám trên thành động mạch, hạn chế tối đa tình trạng xơ cứng động mạch và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Đặc tính chống viêm
Gần đây gạo lứt đã được chứng minh là giàu chất chống oxy hóa như nhiều loại trái cây và rau quả. Chất chống oxy hóa được biết là có chức năng chống viêm có thể giúp tất cả mọi thứ từ viêm khớp đến hen suyễn. Gạo lứt và công dụng của gạo lứt đặc biệt có liên quan đến việc giảm viêm.
Tăng cường sức đề kháng
Trong gạo lứt có chứa nhiều vitamin: B1, B3, B5, B6 và khoáng chất như: sắt, canxi, magie, Selen,.. cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Đây là “chìa khóa” giúp bạn có được sức đề kháng tốt nhất, bảo vệ cơ thể tránh được các tác nhân gây bệnh.
Giảm cân
Gạo lứt hàm lượng chất xơ cao, lượng chất béo rất ít, khi nạp vào cơ thể lượng chất sau này sẽ sẽ nhanh chóng chiếm chỗ trong dạ dày, tạo cảm giác nhanh no và no lâu, giảm thiểu chứng thèm ăn. Nếu kiên trì áp dụng ăn gạo lứt giảm cân cùng với một chế độ luyện tập khoa học thì bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được vóc dáng thon gọn mảnh mai ai như mơ ước.
Tham khảo thêm: Gạo lứt là gì và tác dụng của gạo lứt đối với sức khoẻ
Các loại gạo lứt
Gạo lứt trắng
Gạo lứt trắng là một loại ngũ cốc nguyên hạt, sau quá trình xay xát chỉ loại bỏ phần vỏ bên ngoài và vẫn giữ nguyên lớp cám và mầm.
Gạo trắng là loại gạo thu được sau quá trình xay xát đã loại bỏ vỏ trấu, phần cám và mầm.
Điểm khác nhau
- Hàm lượng giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt trắng nhiều hơn gạo trắng.
- Chất xơ có trong gạo lứt thường nhiều hơn từ 1-3g so với gạo trắng.
- So với gạo trắng, lượng selenium có trong gạo lứt chiếm tỷ lệ lớn hơn.
- Gạo lứt chính là một nguồn cung cấp dồi dào lượng khoáng chất mangan, trong khi gạo trắng lại thiếu hụt mangan.
Gạo lứt đỏ
Gạo lứt đỏ là loại gạo tẻ thông thường có vỏ màu đỏ nâu nhưng ruột trắng, khi nấu chín sẽ khá dẻo.
Gạo huyết rồng là loại gạo khi tách lớp vỏ cám bên ngoài ra, hạt gạo bên trong vẫn có màu đỏ.
Điểm khác nhau
- Chỉ số đường huyết ở thực phẩm (GI) của gạo lứt đỏ ở mức trung bình và không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn. Trong chỉ số này của gạo huyết rồng lại khá cao. Gạo huyết rồng không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Gạo lứt đen
Gạo lứt đen được bao bọc bởi lớp vỏ cám bên ngoài màu đen bóng, bên trong là phần tinh bột màu trắng. Khi chín, chúng sẽ dần chuyển sang màu tím đậm đặc biệt do được tạo nên từ hợp chất chống oxy hóa anthocyanin.
Gạo lứt đỏ khoác lên mình lớp vỏ màu đỏ đặc trưng. Khi cắn đôi bên trong hạt ra sẽ để lộ phần tinh bột màu trắng
Điểm khác nhau
- Gạo lứt đỏ có hàm lượng chất sắt và chống oxy cao hơn so với gạo lứt đen.
- Gạo lứt đen dường như chiếm được ưu thế hơn nhờ vào độ mềm dẻo và hương vị thơm ngon đặc biệt. Gạo lứt đen rất dễ nấu, không cần phải ngâm ngâm trước như các loại gạo lứt khác. Từng hạt cơm khi chín rất dẻo, ngọt rất kích thích vị giác.Còn đối với gạo lứt đỏ, để cơm được mềm dẻo và thơm thì đòi hỏi phải kiên nhẫn ngâm gạo trong thời gian dài từ 12 đến 24 tiếng.
Các món ngon từ gạo lứt
Với khoa học kĩ thuật tiên tiến cùng với sự sáng tạo của con người đã tạo ra các loại thực phẩm từ gạo lứt rất ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số sản phẩm làm từ gạo lứt hiện đang được bán trên thị trường:
Sữa gạo lứt
Gạo lứt được làm từ sữa rất thơm ngon và bổ dưỡng, đặc biệt cách nấu sữa gạo lứt đơn giản và tốn rất ít thời gian. Ngoài ra với công nghệ tiên tiến đã sản xuất ra nhiều sản phẩm sữa gạo lứt bán trên thị trường.
Kimbap gạo lứt
Bên cạnh đó gạo lứt chúng ta còn có thể dùng để làm kimbap. Chỉ tốn một ít thời gian chúng ta đã có một món kimbap ngon và bổ dưỡng. Nếu chúng ta muốn ăn kimbap mà sợ tăng cân thì đã có kimbap gạo lứt.
Cơm gạo lứt trộn
Thêm vào đó, chúng ta cũng có cách làm cơm trộn gạo lứt tốn ít thời gian và ngon, giúp chúng ta đổi khẩu vị.
Bánh chưng gạo lứt
Ở miền Bắc, mọi người thường thích ăn bánh chưng vào dịp Tết. Thế nhưng họ lại sợ tăng cân sau khi ăn, vì vậy đã có bánh chưng gạo lứt ăn hoài không béo.
Bánh gạo lứt
Ngày nay, gạo lứt còn được làm bánh để dùng tặng, mua về thưởng thức rất ngon. Bánh gạo có rất ít calo và có nhiều lợi ích khi dùng. Những người ăn kiêng thường sử dụng bánh gạo lứt rất nhiều.
Bún gạo lứt
Một điều đặc biệt nữa, gạo lứt còn có thể làm bún. Chúng ta có thể chế biến nhiều món ngon từ bún gạo lứt, một trong số đó có món bún trộn rau củ với thanh cua rất ngon và dễ làm.
Salad cơm gạo lứt
Bên cạnh đó chúng ta có thể kết hợp cơm gạo lứt với các loại rau, củ để tạo nên một món Salad trộn cơm gạo lứt vừa ngon mà vừa có thể ăn kiêng.
Bánh tráng gạo lứt
Với sự sáng tạo, các thợ làm bánh đã cho ra loại bánh tráng làm từ gạo lứt. Chúng ta có thể dùng bánh tráng để làm nhiều món ăn ngon.
Cháo gạo lứt
Các món ăn làm từ gạo lứt là không thể thiếu món cháo gạo lứt. Chúng ta có cách nấu cháo gạo lứt sò điệp hạt sen rất ngon, tốt cho sức khỏe và dễ nấu tại nhà.
Gạo lứt sấy
Gạo lứt sấy có rất nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe chúng ta:
- Làm đẹp chống lão hóa
- Giảm cân
- Ngăn ngừa các loại bệnh: Ung thư, tim mạch,…
- Cải thiện bệnh tiểu đường
- Cung cấp nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể
Chúng ta có thể tìm và mua gạo lứt sấy ngon tại các cửa hàng của thương hiệu Sấy ngon hoặc Robis.
Phở gạo lứt
Và sản phẩm cuối cùng mà chúng ta biết đến được làm từ gạo lứt là phở. Phở gạo lứt tốt cho sức khỏe và tốt cho người ăn kiêng. Chúng ta sẽ làm được rất nhiều món từ phở gạo lứt. Bây giờ có thể ăn món phở yêu thích mà không ngại tăng cân.
Cách nấu cơm gạo lứt
Bước 1 Vo và ngâm gạo lứt
Vo gạo lứt trong nước sạch nhặt bỏ hết trấu và sạn. Sau đó ngâm gạo lứt trong nước ấm từ 30 – 60 phút để gạo nấu được dẻo và nở đều.
Bước 2 Tỷ lệ nước nấu gạo lứt
Cho nước vào nồi với tỉ lệ nước – gạo là 2:1. Lượng nước cho vào để nấu dựa theo lượng gạo ban đầu trước khi ngâm. Vì lúc này gạo đã ngấm nước và nở ra. Nếu cho quá nhiều nước khi nấu cơm sẽ bị nhão, khó ăn.
Bước 3 Nấu cơm gạo lứt mềm dẻo
Bạn sử dụng nồi cơm điện thường ngày để nấu cơm gạo lứt. Cắm điện và bật nút nấu. Khi cơm chín, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm. Bạn ủ thêm 10-15 phút nữa cho cơm mềm và nở đều hơn.
Bước 4 Hoàn thiện cơm gạo lứt
Xới tơi cơm rồi múc ra chén là bạn đã có thể dùng bữa. Cơm gạo lứt ăn kèm với các món ăn khác sẽ mang đến cho bạn bữa ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng.
Ngoài ra chúng ta còn có thể tham khảo cách nấu cơm gạo lứt ngon của Neu-edutop.edu.vn nhé!
Những lưu ý khi ăn gạo lứt
Gạo lứt cho bao nhiêu calo?
Chúng ta thường hỏi rằng “ăn gạo lứt có béo không? có phù hợp với người đang ăn kiêng không?”. Theo các nhà nghiên cứu thì trong gạo lứt 100 gram cơm gạo lứt đỏ chứa 111 Calo, 100 gram cơm gạo lứt đen: 124 Calo. Lượng calo trong gạo lứt rất tốt cho việc ăn kiêng.
Nên ăn gạo lứt thường xuyên không?
Chúng ta biết được rằng gạo lứt tốt cho sức khỏe. Vậy liệu “ ăn gạo lứt với tần suất như thế nào là hợp lý, gạo lứt có thể thay thế gạo trắng cho bữa ăn hằng ngày không?” Chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/ tuần, dùng quá thường xuyên gạo lứt không mang lại nhiều lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Bên cạnh đó, khi ăn, bạn nên nhai thật kỹ cho tới khi ra nước mới nuốt để tránh tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng tới dạ dày.
Phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng
Nói rõ người đang ăn kiêng (tiểu đường, tim mạch) có thể ăn gạo lứt được. Người bị bệnh thận thì không nên ăn.
Tham khảo thêm: Gạo huyết rồng và gạo lứt có gì khác nhau?
Thương hiệu gạo lứt chất lượng trên thị trường
Hiện nay việc ăn gạo lứt khá phổ biến, vì vậy chúng ta có rất nhiều sản phẩm gạo lứt từ các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường:
Gạo lứt hữu cơ Ecoba
Gạo lứt hữu cơ Nàng Hương
Gạo lứt Akira
Bạn có thể tìm mua các loại gạo ngon, chính hãng tại Neu-edutop.edu.vn với mức giá cực ưu đãi.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu thế nào là gạo lứt, các loại gạo lứt, các sản phẩm từ gạo lứt và công dụng của nó. Hy vọng bài viết giúp tìm được những thông tin hữu ích về gạo lứt để có thể quyết định mua và sử dụng một loại gạo tốt cho sức khỏe.
Nguồn: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống
Neu-edutop.edu.vn