Bạn đã từng nghe nói tới gạo huyết rồng chưa? Đây là một loại gạo có cái tên và màu sắc thật thu hút. Đọc bài viết của Neu-edutop.edu.vn để cùng tìm hiểu về loại gạo này nhé.
Gạo huyết rồng là gì?
Gạo lứt huyết rồng (hay còn gọi là Gạo lứt huyết rồng) được trồng ở vùng nước ngập sâu đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loại gạo đặc biệt khác hẳn với những loại gạo trắng thông thường được trồng tại đây.
Gạo huyết rồng được xay sơ qua nên vẫn giữ được lớp vỏ gạo màu nâu đỏ, bên trong hạt gạo khi bẻ đôi cũng ửng màu đỏ (khác với những loại gạo lứt khác khi bẻ đôi hạt gạo sẽ có màu trắng). Hạt gạo mẩy, khi nấu thành cơm thì thơm ngậy, càng nhai càng thấy có vị ngọt bùi và béo.
Gạo huyết rồng có giá trị dinh dưỡng cao, thường được dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em, bồi bổ cơ thể cho người ốm.
Giá trị dinh dưỡng của gạo huyết rồng
Trong gạo huyết rồng chứa đầy đủ các chất Tinh bột, Chất đạm, Chất béo, Chất xơ cùng với các Vitamin: B1, B2, B3, B5, B6… Ngoài ra còn giàu các nguyên tố vi lượng như Canxi, Sắt, Magiê, Kali…
Gạo huyết rồng đặc biệt rất tốt cho phụ nữ có thai và trẻ em, người mới ốm dậy. Có thể kết hợp ăn gạo huyết rồng cùng với gạo trắng để có sức khỏe tốt. Theo nghiên cứu, trong một tháng nếu dành ra 10 ngày ăn gạo huyết rồng thay cho gạo trắng sẽ giúp cơ thể giải độc tốt.
Đặc biệt gạo huyết rồng rất giàu Magiê: Một chén cơm gạo huyết rồng có thể cung cấp 21% lượng Magiê cần thiết cho một ngày, ngoài ra còn cung cấp Canxi, Sắt… nên không thể phủ nhận tác dụng của gạo huyết rồng đối với việc phòng chống loãng xương, thoái hóa khớp, giúp xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng thiếu máu.
Dù vậy gạo huyết rồng là loại gạo có chỉ số đường huyết cao, không phù hợp với người bị bệnh tiểu đường vì nếu dùng thường xuyên sẽ làm mất ổn định đường huyết, làm bệnh nhân nhanh xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Người bị bệnh béo phì cần kiểm soát cân nặng cũng nên cân nhắc khi chọn dùng gạo huyết rồng.
Cách chế biến gạo huyết rồng
Vì đây là loại gạo cứng hơn gạo trắng bình thường nên trước khi nấu nên ngâm gạo để hạt gạo nở ra, cơm sẽ mềm ngon hơn. Cũng nên dùng nhiều nước khi nấu hơn so với gạo trắng bình thường (tỉ lệ gạo:nước là 1:3 hoặc 1:4 tùy khẩu vị), thời gian nấu cũng lâu hơn (khoảng 40 phút).
Có thể ăn cơm gạo huyết rồng cùng với muối mè, đậu phộng để tăng độ ngon miệng.
Có thể rang gạo lên, nấu cháo hoặc xay bột trộn chung với sữa để uống, hoặc trộn ăn cùng với sữa chua cũng rất ngon.
Mong rằng bài viết này của Neu-edutop.edu.vn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về gạo huyết rồng và có thêm một lựa chọn để chăm sóc cho gia đình mình bên cạnh các loại gạo trắng thông thường. Thêm một chút màu sắc vào mâm cơm, vừa bắt mắt mà lại bổ dưỡng, tại sao lại không bạn nhỉ?
Đón xem thêm nhiều bài viết hay khác tại Bí quyết nấu ăn
Xem thêm nhiều bài viết hay khác:
Neu-edutop.edu.vn