Bạn đang xem bài viết Footage là gì? Tổng quan về Footage tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một trong số những thuật ngữ phổ biến của những người làm điện ảnh – quay phim, dựng phim đó chính là “Footage”. Tuy nhiên khi các bạn mới bước chân vào nghề thì chắc chắn các bạn sẽ chả hiểu “Footage” là gì. Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm sẽ giới thiệu đến các bạn thuật ngữ Footage và một số thứ liên quan đến Footage.
I. Footage là gì?
Trong ngành sản xuất Video, cụm từ “Footage” có nghĩa là những cảnh quay thô, những cảnh quay chưa qua chỉnh sửa, cắt ghép. Điều này đồng nghĩa với việc là máy quay ghi hình được gì thì đó sẽ là Footage, khi có được Footage thì những người biên tập mới chuyển sang những công đoạn tiếp theo. Về cơ bản thì Footage chỉ có vậy, chúng được sử dụng khi nhắc đến những cảnh quay thô chưa được hậu kỳ hay can thiệp chỉnh sửa nào hết.
II. Tổng quan về Footage
Không đơn thuần là những cảnh quay thô, Footage còn chưa rất nhiều nội dung, ý nghĩa, mục đích công việc khác nhau bên trong. Khi tìm hiểu Footage, các bạn sẽ thấy người ta thường chia ra làm 03 loại, bao gồm: A-Roll, B-Roll và RAW Footage. Mỗi loại Footage đều có các ý nghĩa khác nhau và dưới đây là ý nghĩa chi tiết của chúng.
1. A-Roll
A-Roll là thuật ngữ được sử dụng cho những cảnh quay có tiếng và hình ảnh, chúng ta thường thấy được A-Roll trong các bộ phim tài liệu, phỏng vấn, truyền hình thực tế (hay còn được gọi là quay One-shot – 1 lượt). Tuy nhiên A-Roll có nhược điểm là rất dễ bị nhàm chán vì từ đầu đến cuối chỉ có những cảnh như vậy, vẫn là có người nói và âm thanh. Để khắc phục nhược điểm đó, người ta đã cho ra thuật ngữ B-Roll để tiện cho quá trình chỉnh sửa hậu kỳ.
2. B-Roll
Trái ngược với A-Roll, B-Roll chỉ là những cảnh quay có hình mà không có tiếng. B-Roll có nhiệm vụ chính là những cảnh quay phụ, cảnh quay mở rộng để chèn vào giữa các đoạn trong A-Roll với mục đích thay đổi cảnh quay, góc nhìn,… Khi một đoạn phim được dựng có cả A-Roll và B-Roll thì chúng sẽ không hề bị nhàm chán vì cảnh quay đã được thay đổi và một đoạn B-Roll thôi cũng đủ làm cho đoạn phim có được sự khác biệt.
Chính vì điều đó mà những người có ý tưởng quay tốt họ luôn biết cách phân bổ cảnh quay cho A-Roll và B-Roll để biên tập viên có được nhiều tài liệu dựng nhất có thể.
3. RAW Footage
Tương tự như ảnh RAW, RAW Footage là những cảnh quay được lấy ra từ máy quay và chúng chưa bị can thiệp chỉnh sửa bất kỳ thứ gì. Những cảnh quay này sẽ giữ được chất lượng, màu sắc, góc quay nguyên bản và sẽ phù hợp để chỉnh sửa hậu kỳ sau này. Chính vì điều đó mà các bạn sẽ thấy RAW Footage có màu sắc như “chết trôi”, chúng vô cùng nhạt và chả có điểm nhấn nào hết, màu sắc gần như là trắng đen. Nhưng chính vì sự nhạt nhòa đó mà việc hầu kỳ đơn giản hơn rất nhiều và có hiệu quả rất cao.
Những cảnh quay RAW Footage sẽ được chỉnh sửa bằng những phần mềm chuyên dụng như: Davinci Resolve, Premiere Pro CC,…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Footage là gì? Tổng quan về Footage tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/footage-la-gi-tong-quan-ve-footage/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: