Fluoride là 1 nguyên tố hóa học có trong vỏ trái đất, nước, không khí. Nó cũng là 1 chất dinh dưỡng vì cơ thể cũng cần có chất này để bảo vệ răng, điều trị loãng xương, có nhiều trong nước uống, thức ăn (sữa tươi, cá, trứng, gan…)
Tác dụng của Fluoride trong cơ thể
– Giúp ngăn ngừa sâu răng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), số lượng răng bị mất hoặc sâu trung bình ở trẻ em 12 tuổi ở Hoa Kỳ đã giảm 68% từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1990. Điều này kéo theo sự ra đời và mở rộng của nước có fluor trong các cộng đồng, và việc bổ sung fluor vào thuốc đánh răng và các sản phẩm nha khoa khác.
– Tham gia vào cấu trúc xương và dây chằng.
– Kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy.
– Kích thích các tế bào xương làm tăng khối lượng xương – dùng trong điều trị loãng xương.
Fluoride có thể ngấm vào men răng và làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi axit, từ đó tránh bị sâu răng.
Tuy nhiên, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều Fluoride trong thời gian dài có thể làm men răng bị đốm nâu, nồng độ Fluoride trên 1 mmp sẽ gây bệnh Flouse (răng đổi màu), nặng hơn làm răng sâu mục… Ngộ độc Fluoride còn có thể gây chứng đau xương, gai đốt cột sống.
Với trẻ em
Fluoride cần thiết để giúp bé phát triển hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng. Nó cũng có lợi cho hệ xương.
Nhưng nhu cầu Fluoride của trẻ là rất thấp so với người lớn, và bé có thể lấy chúng từ sữa mẹ, sữa công thức, nước uống (hay nước pha sữa) và từ nhiều thực phẩm khác. Cần cẩn trọng khi cho bé dùng thêm các sản phẩm có chứa fluoride khác.
Hàm lượng Fluoride quá cao không chỉ ảnh hưởng đến hệ răng của bé, mà còn ảnh hưởng đến chức năng của men răng. Nó còn tăng nguy cơ gãy xương nếu bé bị nhiễm độc Fluoride trong thời gian dài.
Với phụ nữ mang thai
Thời gian thai kỳ khiến phụ nữ ăn nhiều hơn và thường xuyên hơn, chất bột đường dung nạp cũng tăng lên khiến việc chăm sóc răng miệng cần kỹ lưỡng hơn nếu không muốn gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng.
Đánh răng, súc miệng hay uống nước có chứa Fluoride sẽ giúp chị em giữ gìn tốt hơn sức khỏe răng miệng. Nhưng cũng lưu ý đến lượng sử dụng để tránh các tác hại, có thể tham khảo tư vấn bác sỹ nha khoa.
Fluoride được cơ thể lấy từ đâu?
– Trong tự nhiên như nước uống, thức ăn (sữa tươi, cá, trứng, gan…)
– Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe: kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc và vitamin có bổ sung Fluoride…
– Nhiều sản phẩm sữa công thức cũng chứa Fluoride trong thành phần.
Những lưu ý cần thiết về Fluoride
– Theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, hàm lượng Fluoride từ 0.5 – 1 mg/l là an toàn. Nếu sử dụng trên mức quy định có thể dẫn đến hội chứng giòn, gãy xương.
– Nếu sống ở khu vực có chứa chất Fluoride trong thành phần nước uống hay đất ở mức tối ưu thì nên hạn chế dung nạp các sản phẩm có chứa Fluoride.
Với trẻ nhỏ:
– Hàm lượng Fluoride trong sữa mẹ ít hơn sữa công thức nên nếu mẹ nuôi con bằng sữa công thức có thể chọn loại nước không chứa Fluoride cho bé dùng.
– Việc cho bé vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa Fluoride, nếu trẻ chưa kiểm soát được hành vi nhổ bỏ nên hạn chế lượng dùng. Có thể thay thế bằng nước muối nhạt để vệ sinh răng miệng cho bé.
Như vậy, Fluoride có tác dụng rất tốt đối với răng cũng như xương. Tuy nhiên, chúng vừa có lợi vừa có nguy cơ gây hại. Hiểu được về bản chất và biết về lượng dùng cần thiết, mọi người sẽ tận dụng được những ưu điểm và hạn chế những nguy cơ từ Fluoride cho cá nhân và gia đình.
Nguồn: Healthline
Xem thêm nhiều bài viết hay khác:
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn