Bạn đang xem bài viết Flavonoid là gì? Tác dụng của Flavonoid đối với sức khỏe tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Flavonoid là một trong những chất mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Nhưng cụ thể nó là chất gì? Tác dụng của flavonoid đối với sức khỏe như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời nhé.
Flavonoid là các hợp chất được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại trái cây và rau quả. Chúng cũng có trong các sản phẩm thực vật như rượu vang, trà và sô cô la. Có sáu loại flavonoid khác nhau được tìm thấy trong thực phẩm, và mỗi loại được cơ thể bạn phân hủy theo một cách khác nhau.
Flavonoid là gì?
Flavonoid còn được gọi là bioflavonoid, là một hợp chất thực vật polyphenol với sáu phân lớp. Hiện có hơn 6.000 flavonoid được biết đến. Khi được các nhà khoa học chiết xuất lần đầu tiên từ quả cam vào năm 1930, chúng được cho là một loại vitamin mới và do đó, được đặt tên là vitamin P. Tên này không còn được sử dụng nữa, vì flavonoid không phải là vitamin.
Một số tính chất được biết đến của flavonoid như sau:
– Flavonoid được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa flavonoid trong chế độ ăn uống của bạn là một cách tuyệt vời để giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
– Flavonoid giúp điều chỉnh hoạt động của tế bào và chống lại các gốc tự do gây ra stress oxy hóa. Nói một cách đơn giản hơn, chúng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại các chất độc và tác nhân gây căng thẳng hàng ngày.
– Viêm là một trong những phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các chất gây dị ứng, vi trùng, chất độc và các chất gây kích ứng khác có thể gây viêm dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Flavonoid có thể giúp cơ thể loại bỏ phản ứng viêm để giảm các triệu chứng đó.
Dưới đây là một số loại flavonoid chính:
– Flavonols bao gồm kaempferol, quercetin, myricetin và fisetin, chúng là nguồn flavonoid dồi dào nhất, dễ dàng bổ sung trong chế độ ăn uống.
– Flavanol vàFlavan-3-ols: Thực phẩm có các loại flavonoid này rất giàu chất dinh dưỡng như cacao, táo, nho,…Nhóm này bao gồm các catechin, chẳng hạn như epicatechin và epigallocatechin. Những loại flavonoid này được biết đến với đặc tính chống oxy hóa. Chúng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tim mạch.
– Flavanones bao gồm hesperitin, naringenin và eriodictyol, được biết đến với đặc tính chống viêm. Chúng cũng có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và cholesterol.
– Flavones là sắc tố trong thực vật có hoa màu xanh và trắng. Chúng hoạt động như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên, bảo vệ lá khỏi côn trùng có hại. Flavones cũng có thể giúp giảm viêm trong cơ thể.
– Isoflavone có thể giúp giữ cân bằng hormone trong cơ thể. Isoflavonoid chủ yếu có trong đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và một số loại đậu khác như đậu fava. Nhóm này được biết đến nhiều nhất là genistin và daidzin.
– Anthocyanins là sắc tố được sản xuất tự nhiên giúp hoa có màu đỏ, tím và xanh lam. Chúng chủ yếu được tìm thấy trong vỏ ngoài của quả mọng và các sản phẩm từ quả mọng. Các hợp chất như cyanidin, delphinidin và peonidin có trong quả nam việt quất, dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi, nho và rượu vang đỏ.
Tác dụng của flavonoid đối với sức khỏe
Dưới đây là một vài lợi ích của flavonoid đối với sức khỏe con người, liên quan chủ yếu đến hoạt động chống oxy hóa của nó.
Sức khỏe não bộ: Nghiên cứu nâng cao nhận thức con người với cacao flavonoid cho rằng flavonoid có thể bảo vệ tế bào não và tăng cường sức khỏe não bộ ở người, thông qua tương tác với các con đường tín hiệu tế bào liên quan đến sự tồn tại và trí nhớ của tế bào [1].
Để tăng tác dụng bảo vệ các tế bào não, bạn nên bổ sung thêm các dòng sản phẩm dưỡng não, giúp hỗ trợ phòng ngừa các trường hợp thiếu máu não, đau đầu, suy giảm trí nhớ
Bệnh tiểu đường: Nghiên cứu về lượng flavonoid và nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cho thấy chế độ ăn uống nhiều flavonoid cụ thể có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Đối với mỗi 300 mg flavonoid được tiêu thụ hàng ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 5% [2].
Bệnh tim: Nghiên cứu lượng flavonoid và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho thấy việc hấp thụ một số loại flavonoid, cụ thể là flavonoid, anthocyanidins, proanthocyanidins, flavon, flavanones và flavan-3-ols, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch [3].
Mặc dù kết quả từ một số nghiên cứu quan sát cho thấy flavonoid có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tật, nhưng vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu đầy đủ về cách flavonoid ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Liều dùng, cách dùng flavonoid
Hiện tại, không có lượng flavonoid tham khảo trong chế độ ăn uống (DRI), vì flavonoid không được coi là chất dinh dưỡng thiết yếu. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn không cần chúng để tăng trưởng hoặc phát triển. Nhưng ăn thực phẩm giàu flavonoid có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Một chế độ ăn uống giàu thực phẩm lành mạnh sẽ chứa flavonoid một cách tự nhiên và góp phần mang lại sức khỏe tốt. Do đó, các chất bổ sung flavonoid là không cần thiết, nhưng chúng vẫn tồn tại. Một số chất bổ sung flavonoid phổ biến nhất bao gồm quercetin, phức hợp flavonoid và rutin.
Các chuyên gia cảnh báo rằng mặc dù không có nguy cơ nhiễm độc từ lượng flavonoid thường được tiêu thụ qua thực phẩm, nhưng có thể có rủi ro liên quan đến việc bổ sung liều cao. Theo nghiên cứu về các nguồn cung cấp flavonoid cho rằng liều cao của flavonoid có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp, tương tác với thuốc và ảnh hưởng đến nồng độ các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể [4].
Thực phẩm chứa flavonoid
Hầu hết các loại trái cây, rau củ đều chứa flavonoid, các loại thực phẩm nhiều màu sắc sẽ chứa các loại flavonoid khác nhau. Với các loại thực phẩm giàu flavonoid, bạn có thể sử dụng để chế biến cho bữa ăn hàng ngày của gia đình như: cà chua, hành, cải xoăn, táo, đào, lê, dâu tây, lúa mỳ, trà,…cung cấp flavonoid tự nhiên, giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về flavonoid, tác dụng của nó đối với sức khỏe cũng như các thực phẩm giàu flavonoid giúp bạn bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho gia đình mình.
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Chất chống oxy hóa là gì? Có nên bổ sung chất chống oxy hóa
>>>>> Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
Nguồn tham khảo
-
Enhancing Human Cognition with Cocoa Flavonoids
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5432604/
-
Flavonoids intake and risk of type 2 diabetes mellitus
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5959406/
-
Flavonoid intake and risk of CVD: a systematic review and meta-analysis of prospective cohort studies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23953879/
-
Which Sources of Flavonoids: Complex Diets or Dietary Supplements?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3042792/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Flavonoid là gì? Tác dụng của Flavonoid đối với sức khỏe tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.