FeSO4 + NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 được biên soạn gửi tới các bạn học sinh là phản ứng trao đổi giữa 2 hợp chất muối và bazo, sau phản ứng thu được kết tủa trắng xanh không bền. Nội dung chi tiết phản ứng sẽ được Neu-edutop.edu.vn cập nhật dưới đây.
1. Phương trình phân tử phản ứng NaOH+ FeSO4
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
2. Phương trình ion rút gọn FeSO4+ NaOH
Fe2+ + 2OH– → Fe(OH)2 ↓
3. Hiện tượng khi cho FeSO4 tác dụng NaOH
Khi cho dung dịch FeSO4vào ống nghiệm đựng sẵn NaOH, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau đó kết tủa xanh chuyển sang kết tủa có màu nâu đỏ.
4. Dạng bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeSO4 hiện tượng xảy ra là
A. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh
B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
C. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh rồi chuyển sang kết tủa màu nâu đỏ.
D. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ rồi chuyển sang kết tủa màu trắng xanh
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
Câu 2. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. Al(OH)3 và NaOH
B. HNO3 và KHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. KCl và AgNO3
Câu 3. Cho 13,4 gam hỗn hợp A gồm CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ, thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch B chứa a gam muối clorua. Giá trị của m là
A. 30,1.
B. 31,7.
C. 15,09.
D. 31.9,
nCl– = nH+ = 2nCO2 = 0,3 mol
m = mX – mCO32- + mCl– = 13,4 – 0,15.60 + 0,3.35,5 = 15,09 gam
Câu 4. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối
A. Fe(NO3)2 và NaNO3.
B. Fe(NO3)3 và NaNO3.
C. Fe(NO3)3.
D. Fe(NO3)2.
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2Na2SO4
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
Kết tủa X + dung dịch HNO3 dư → Dung dịch muối chứa Fe(NO3)3
Câu 5. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Fe2(SO4)3thu được kết tủa X. X là chất nào dưới đây?
A. Fe(OH)2
B. Fe3O4.
C. Fe(OH)3.
D. Na2SO4.
Phương trình phản ứng minh họa
Fe2(SO4)3 + 6 NaOH → 2 Fe(OH)3 + 3 Na2SO4
Câu 6. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) không sinh ra chất khí?
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. Fe(OH)2
Khi các hợp chất của sắt ở mức oxi hóa +3 tác dụng với axit nitric (đặc, nóng) thì chỉ đơn thuần là phản ứng trung hòa, không phải phản ứng oxi hóa khử nên không tạo chất khí.
Phương trình phản ứng minh họa:
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O