Fe + FeCl3 → FeCl2 được Neu-edutop.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết phương trình phản ứng Fe tác dụng với FeCl3, sau phản ứng thu được FeCl2. Từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến sắt.
1. Phương trình phản ứng FeCl3 ra FeCl2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
2. Điều kiện phản ứng FeCl3 tạo ra FeCl2
Nhiệt độ thường
3. Tính chất hóa học của Fe
3.1. Tác dụng với phi kim
Với oxi: 3Fe + 2O2 Fe3O4
Với clo: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Với lưu huỳnh: Fe + S FeS
Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.
3.2. Tác dụng với dung dịch axit
Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O
Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội
3.3. Tác dụng với dung dịch muối
Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là
A. bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.
B. khí ngừng thoát ra (do Cu bao quanh Fe).
C. bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.
D. dung dịch không chuyển màu.
Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2
Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa → tốc độ thoát khí tăng
Câu 2. Hiện tượng nào xảy ra khi cho kali vào dung dịch FeCl3?
A. sủi bọt khí không màu và có kết tủa nâu đỏ.
B. sủi bọt khí không màu và có kết tủa trắng xanh.
C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ
D. sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh.
(Vì K + 2H2O → KOH + H2 (Chất khí bị sủi bọt không màu)
(Vì trong dung dịch có dung môi là nước)
3KOH + FeCl3→ 3KCl + Fe(OH)3 (Chất kết tục có màu nâu đỏ))
Câu 3. Cho các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4
Thí nghiệm 3: Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi cho vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
→ ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
TN2 : Fe + CuSO4: ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Fe và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li Fe2+, Cu2+
TN3 : Cu + FeCl3: ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
TN4: Ăn mòn điện hóa vì có 2 kim loại tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Fe là cực (-), Cu là cực (+)
Tại cực (-): Fe → Fe2+ + 2e
Tại cực (+): 2H+ + 2e → H2
→ có 2 trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa
Câu 4. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh.
B. Có khí thoát ra.
C. Có kết tủa đỏ nâu
D. Kết tủa màu trắng.
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Fe(OH)3 kết tủa màu đỏ nâu
Câu 5. Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
A. Khí hiđro
B. Khí oxi
C. Khí lưu huỳnh đioxit
D. Khí hiđro sunfua
H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
=> chất khí sinh ra là SO2: lưu huỳnh đioxit
Câu 6. Cho bột Fe vào dung dịch NaNO 3 và H 2 SO 4 . Đến phản ứng hoàn thu được dung dịch A, hỗn hợp khí X gồm NO và H 2 có và chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Trong dung dịch A chứa các muối:
A. FeSO4, Fe2(SO4)3, NaNO3, Na2SO4.
B. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4, NaNO3.
C. FeSO4, Na2SO4.
D. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4
Sau phản ứng vẫn còn chất rắn ⟹ Fe còn dư ⟹ Phản ứng tạo Fe2+ và H+ hết.
Na+, SO42- không tham gia phản ứng nên còn nguyên.
Vậy sau phản ứng thu được các muối FeSO4, Na2SO4.
Câu 7. Có 4 dung dịch riêng biệt : HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Fe + CuCl2: ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Fe và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li
Fe + FeCl3: ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
Fe + HCl có lẫn CuCl2: cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học vì xảy ra các phản ứng sau
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa
Câu 8. Cho mẩu Cu vào dung dịch FeCl3. Hiện tượng xảy ra là:
A. Kim loại Fe màu trắng bám vào Cu, dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Đồng tan ra, sủi bọt khí không màu và kết tủa màu trắng.
C. Không hiện tượng, vì phản ứng không xảy ra.
D. Đồng tan ra, dung dịch từ màu đỏ nâu chuyển sang màu xanh.
Phương trình phản ứng hóa học liên quan
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + FeCl2
nâu đỏ xanh
⟹ Đồng tan ra, dung dịch từ màu nâu đỏ chuyển sang màu xanh.
Câu 9. Sắt có tính chất vật lý nào dưới đây:
A. Màu trắng bạc, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
B. Màu trắng bạc, nặng, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
C. Màu trắng xám, nặng, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
D. Màu trắng xám, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao
Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng lớn
Câu 10. Cho 3,92 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,64 gam muối sunfat. Kim loại đã dùng là:
A. Mg
B. Al
C. Zn
D. Fe
2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2
2M gam (2M + 96n) gam
3,92 gam 10,64 gam
=> 2M. 10,64 = 3,92.(2M + 96n) => M = 28n
Lập bảng biện luận ta được
M là Fe => Công thức oxit: Fe2O3
Câu 11. Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 3,36 lít khí SO2 sản phầm khử duy nhất (ở đktc). Tính giá trị của m?
A. 11,2 gam
B. 5,6 gam
C. 8,4 gam
D. 14 gam
2Fe + 6H2SO4đặc nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Ta có: nFe= 2/3.nSO2 = 2/3. 0,15 = 0,1 mol
→ mFe = 0,1.56 = 5,6 gam
Câu 12. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X và 2 kim loại trong Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Cu, Fe.
B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Ag, Cu.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu, Ag.
D. Cu(NO3)2, AgNO3 và Cu, Ag
X gồm hai muối của kim loại có tính khử mạnh nhất: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, không có muối Fe(NO3)3 vì do có Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
Fe + Cu(NO3)2 dư → Fe(NO3)2 + Cu↓
Câu 13. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa
A. trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.
B. keo trắng, sau đó tan dần.
C. keo trắng không tan.
D. nâu đỏ.
FeCl2 + 2 NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl
Sau đó Fe(OH)2 bị O2 (trong dung dịch và không khí) oxi hóa thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ:
4 Fe(OH)2 + 4 O2 + 2 H2O → 4 Fe(OH)3(nâu đỏ)
Vậy hiện tượng là tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.
Câu 14. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư).
(2) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3.
(4) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
(2) 2NaCl + H2O NaCl + NaClO + H2
(3) H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2HCl + S↓
(4) H2+ CuO Cu↓ + H2O
(5) Ni + 2FeCl3 NiCl2+ 2FeCl2
→ có 4 thí nghiệm thu được đơn chất
Câu 15. Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là:
A. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3
B. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3
C. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO
D. Fe2O3