Bạn đang xem bài viết Em bé lớn lên trong bụng mẹ như thế nào? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chúng ta thường hay nói mang thai 9 tháng 10 ngày, nhưng thực tế quá trình này kéo dài tận 40 tuần. Nó được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối, chứ không phải từ lúc thụ thai, đây thực sự là một quãng đường rất dài. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy sự thay đổi bên ngoài của người mẹ như là bụng to lên, mặt sưng phù, bắp chân to,…chứ không ai có thể nhìn thấy sự thay đổi của thai nhi trong cơ thể mẹ. Nhưng đó mới thực sự là một sự biến đổi đầy bất ngờ và vô cùng thú vị.
Tuần 1 và tuần 2
Đây là hai tuần tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối, nên vào giai đoạn này, mẹ vẫn chưa có thai.
Tuần 3
Đây là thời điểm rụng trứng. Trong vòng 12-24 giờ sau khi trứng rụng, nếu trứng gặp tinh trùng thì việc thụ tinh sẽ diễn ra.
Trứng đã được thụ tinh sẽ liên tục phân chia thành nhiều tế bào trong quá trình di chuyển trong ống dẫn trứng về phía tử cung, để tạo thành hợp tử hay còn gọi là phôi dâu.
Tuần 4
Lúc này phôi nang là một quả bóng bên trong chứa rất nhiều các tế bào đang thực hiện phân chia với tốc độ chóng mặt, sẽ cố gắng xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung và làm tổ tại đó.
Các tế bào bên trong phôi nang sẽ tiếp tục phát triển thành phôi thai, còn các tế bào bên ngoài sẽ phát triển thành nhau thai gắn vào thành tử cung của mẹ. Nhau thai hay còn được hiểu là dây rốn, chính là cầu nối giúp truyền chất dinh dưỡng và kháng thể từ mẹ qua thai nhi.
Tuần 5
Phôi thai tiết ra hàm lượng lớn hormone HCG để kích thích buồng trứng tăng tiết testosterone, estrogen và đồng thời ngăn phóng noãn. Lượng HCG tăng cao thúc đẩy sự phát triển của nhau thai. Đây cũng chính là hormone phản ứng với que thử thai để tạo thành vạch thứ hai, dấu hiệu cho bạn biết mình đã có tin vui.
Giai đoạn này phôi thai có sự phân hoá thành 3 lớp rõ rệt: Lớp ngoại bì sẽ phát triển thành lớp da ngoài, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt và tai trong. Lớp trung bì sẽ phát triển thành xương, dây chằng và hầu hết các cơ quan sinh sản. Lớp nội bì sẽ phát triển thành ruột và phổi.
Tuần 6
Phôi thai hình thành hệ thần kinh nguyên thuỷ, não và tủy sống phát triển từ ống thần kinh.
Tim và hệ thống mạch máu phát triển, cùng với các cơ quan khác. Lúc này, thai nhi đã có hệ huyết mạch của riêng mình.
Tai và mắt cũng bắt đầu hình thành, các bộ phận khác đã bắt đầu nhú lên. Lúc này, trẻ có hình dạng của chữ C và chỉ nhỏ bằng hạt đậu.
Tuần 7
Giai đoạn này, bạn bắt đầu nghe được nhịp tim của bé và thấy được hình ảnh khi siêu âm. Gan đã hoạt động và sản xuất các tế bào hồng cầu cấu tạo nên tuỷ xương.
Phần não hoàn thiện dần và có sự biến đổi của phần đầu. Bắt đầu những bước đầu tiên tạo thành võng mạc và các đường nét trên gương mặt.
Chi trên đã nhú ra và có hình dạng giống với mái chèo do giữa các ngón tay có màng nối dính lại với nhau. Chi dưới bắt đầu nhú ra và phát triển dần.
Tuần 8
Mũi và mắt hình thành, đầu bé dần to lên. Hệ thần kinh đặc biệt là não không ngừng phân chia và phát triển. Vành tai hai bên bắt đầu nhú ra và phát triển.
Cơ quan nội tạng bắt đầu có sự phân hoá rõ rệt, ngày càng trở nên phức tạp hơn trong cấu tạo.
Không còn các màng nối giữa các ngón, giờ đây bé đã hoàn thiện các ngón tay và ngón chân.
Cơ thể không còn cong mà đã bắt đầu duỗi thẳng ra.
Tuần 9
Đầu phát triển to hơn hẳn so với các bộ phận khác, các đường nét trên khuôn mặt ngày càng rõ ràng đặc biệt là mí mắt.
Cánh tay đã có sự phân chia rõ rệt, tạo nên khuỷu tay. Đồng thời cũng có sự phân chia giữa ngực và đầu.
Hệ sinh dục bắt đầu hình thành.
Lúc này bé có kích thước tương đương với một quả nho.
Tuần 10
Não bộ phát triển mạnh mẽ, khiến phần trán nhô về phía trước. Đầu bé trở nên tròn trịa hơn. Các ngón tay, chân bắt đầu dài rồi. Bây giờ, đã có thể thấy rõ đường mí mắt và tai ngoài.
Bé đã có thể gấp khuỷu tay và có các hoạt động cơ bản như cựa quậy, ngoày chân tay.
Tuần 11
Cuống rốn phát triển toàn diện để thực hiện chức năng trao đổi chất giữa mẹ và bé. Khuôn mặt có sự thay đổi rõ rệt, hai mí hợp nhất, hai mắt tách biệt và đôi tai hạ thấp xuống.
Cơ quan sinh dục hoàn thiện rõ rệt, có sự hình thành dương vật hoặc âm đạo và môi âm hộ.
Tuần 12
Các cơ quan nội tạng đã bước đầu hoàn thiện rõ rệt chức năng, đặc biệt là ruột đã hình thành và xếp gọn trong ổ bụng.
Các móng tay bắt đầu hình thành.
Tuần 13
Trong tuần này, thận đã bắt đầu làm việc nên bé đã có thể uống nước ối và tiểu ra vào trong túi ối.
Bé đã có thể quay đầu, thực hiện vài biểu cơ bản trên mặt như nhăn nhó, cau mày,…
Xương trở lên cứng cáp hơn, đặc biệt là phần đầu và các xương dài.
Đặc biệt, giai đoạn này bé đã hình thành vân tay, một trong những điểm đặc trưng cơ bản của một cá thể.
Tuần 14
Các tế bào hồng cầu nhân lên liên tục trong lá lách. Các tế bào thần kinh cũng phát triển mạnh mẽ không kém.
Cơ quan sinh dục hoàn thiện rõ rệt, giúp xác định giới tính của bé dễ dàng.
Tuần 15
Tóc và da đầu bước đầu hoàn thiện. Bé phát triển cả về chiều dài và khối lượng cơ thể. Ở tuần này, em bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng và di chuyển về phía có ánh sáng.
Tuần 16
Các đường nét trên gương mặt hầu như đã hoàn thiện như là lông mày, mí mắt, mũi,…Bé cũng đã cử động được hai mắt một cách từ từ.
Xương đã cứng cáp hơn trước rất nhiều. Da đã trở lên dày hơn và được bao bên ngoài bởi một lớp lông tơ.
Tuần 17
Các khớp đã trở lên linh hoạt hơn nên bé có thể làm thêm nhiều hoạt động như lăn, lật,… Tuyến mồ hôi đang dần hoàn thiện chức năng của mình.
Giai đoạn này, bé đã có thể cảm nhận được âm thanh của thế giới bên ngoài bằng chính đôi tai của mình.
Tuần 18
Tai bé đã di chuyển đến vị trí cuối cùng ở hai bên đầu, bé nghe và cảm nhận âm thanh một cách rõ rệt. Tứ chi đã phát triển hoàn thiện và ngày càng linh hoạt. Một điều thú vị là em bé của chúng ta đã bắt đầu có vài sợi tóc loe hoe trên đầu.
Tuần 19
Đối với các bé gái thì đây là giai đoạn hoàn thiện cơ quan sinh dục. Bạn dễ dàng biết được giới tính của bé thông qua siêu âm.
Chất gây được hình thành giống như là một lớp sáp cứng bao phủ bên ngoài để bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi sự tác động của nước ối.
Những chiếc răng sữa đầu tiên cũng bắt đầu hình thành bên dưới lớp lợi của bé.
Tuần 20
Bé cảm nhận được hầu hết các hoạt động, âm thanh bên ngoài cơ thể mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn này bạn có thể bắt đầu trò chuyện hay đọc các mẩu chuyện nhỏ, để bé quen dần với âm thanh và tiếng của bạn.
Tuần 21
Các bó cơ đã hoàn thiện và trở nên cứng cáp, xương hàm bắt đầu hình thành. Em bé giờ đã bắt đầu mọc tóc và lông mi.
Bé bắt đầu mút các ngón tay như là một phản xạ tự nhiên.
Tuần 22
Cơ quan vị giác của bé và mỡ nâu, bộ phận xuất nhiệt của cơ thể, đang ở giai đoạn đầu phát triển. Tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống, trong trường hợp của các bé trai.
Tuần 23
Các đường nét trên cơ thể ngày càng rõ rệt, lỗ mũi được mở thông và có sự di chuyển nhãn cầu.
Bé đã biết nấc cục, cũng như một vài hoạt động giật khác.
Tuần 24
Nhờ sự phát triển của não bộ, các giác quan mà giờ bé đã có thể cảm nhận được mọi thứ xung quanh.
Làn da bé trong suốt nên sẽ thấy được màu đỏ của các mạch máu bên trong và do chưa có sự tích trữ mỡ ở dưới, nên làn da vẫn còn nhăn nheo.
Tuần 25
Gần như tất cả các bộ phận và cơ quan trong cơ thể đến giai đoạn này đã hoàn chỉnh.
Em bé tập trung luyện tập cử động mắt nhanh bằng cách đảo mắt liên tục trong khi mí mắt vẫn khép.
Tuần 26
Bé sẽ có nhiều giấc ngủ ngắn để thúc đẩy cơ thể phát triển cách toàn diện nhất.
Phổi đã hoạt động, sản xuất các chất hoạt động bề mặt để chúng có thể phồng lên xẹp xuống mà không dính vào nhau.
Tuần 27
Bé bắt đầu tích trữ mỡ dưới biểu bì khiến da trở nên đục màu hơn và căng bóng dần lên.
Hệ thần kinh dần trưởng thành, các hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và bài tiết hầu như phát triển hoàn thiện.
Tuần 28
Hệ thần kinh trung ương điều khiển được phổi để đếm nhịp thở và điều hoà nhiệt độ cơ thể, bé gần như có cuộc sống độc lập riêng.
Bé đã có thể mở một phần mí mắt, lông mi cũng đã mọc đầy đủ.
Tuần 29
Bé đã có thể hình thành trí nhớ vì vậy nếu bố mẹ nói chuyện nhiều trong giai đoạn này, bé sẽ ghi nhớ giọng của bạn.
Có nhiều cử động tay chân hơn như nắm bắt, đá,..
Tuần 30
Mắt đã có thể mở to và cử động linh hoạt. Tóc cũng đã mọc đầy đủ. Em bé của chúng ta gần như đã phát triển hoàn thiện.
Tuần 31
Giai đoạn này bé chủ yếu tập trung giao tiếp với bên ngoài như việc phân biệt sáng tối.
Thời điểm này, mọi quá trình hình thành bên trong cơ thể đã kết thúc nên giờ chủ yếu dưỡng chất sẽ dùng để tăng khối lượng cơ thể.
Tuần 32
Da bé bây giờ căng bóng, hồng hào không còn nhăn nheo như trước, các móng tay, móng chân cũng đã hiện rõ màu, lớp lông tơ bắt đầu tiêu biến.
Đây cũng là thời điểm quan trọng vì trong tuần này bé sẽ thay đổi ngôi thai, nghĩa là quay ngược đầu lại, chuẩn bị cho việc ra đời của mình.
Tuần 33
Bé có thể tự điều hòa thân nhiệt của bản thân, không còn phụ thuộc vào nhiệt độ của mẹ.
Hai đồng tử mắt có thể co lại hoặc giãn ra để đáp ứng theo điều kiện ánh sáng của môi trường bên ngoài.
Tuần 34
Khung xương đã cứng cáp, các xương nhỏ cũng dần cứng hơn nhưng hộp sọ vẫn còn mềm.
Bé đã hoạt động hệ tiêu hoá và bài tiết để thải phân su.
Tuần 35
Da bé đã hoàn chỉnh, không còn nhăn nheo mà hồng hào, mũm mĩm. Tất cả các cơ quan trong cơ thể đã hoàn thiện và ổn định cả về mặt cấu tạo, lẫn chức năng.
Em bé của chúng ta đã sẵn sàng chào đời.
Tuần 36
Do sự phát triển toàn diện, cơ thể bé đã trở lên to hơn rất nhiều so với khung xương chậu nên cảm thấy rất chật chội. Vì vậy, bé cử động nhiều hơn trong bụng mẹ.
Tuần 37
Trong tuần này, bạn có thể siêu âm để đảm bảo bé đã đổi thành ngôi dưới thuận tiện cho việc sinh nở. Hoặc nếu bé không quay đầu, thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.
Tuần 38
Lông tơ đã hoàn toàn biến mất, đầu và ngực có kích thước giống nhau. Mỡ tích tụ dưới da ngày càng dày lên, để đảm bảo giữ nhiệt cho bé khi chào đời.
Tuần 39
Ngực gồ lên, hoàn chỉnh tất cả chu trình phát triển của bé.
Tuần 40
Cổ tử cung mềm ra, khung chậu mở, túi ối vỡ ra, tử cung co thắt gây đau bụng liên tục, đây chính là dấu hiệu dự sinh. Vậy là sau 40 tuần, giờ em bé đã có thể chào đời và nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Và đó là tất cả quá trình mang thai và sinh nở, thực sự là một điều kỳ diệu và tuyệt vời của tạo hoá. Hành trình làm mẹ không chỉ dừng lại ở 40 tuần mang thai, mà còn cả quãng đường dài phía trước. Vì vậy, chúc bạn sẽ luôn mạnh mẽ và hạnh phúc trong quá trình nuôi con của mình.
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Em bé lớn lên trong bụng mẹ như thế nào? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.