Đến làng Nôm, du khách sẽ có cơ hội nhìn ngắm lại thời hoàng kim của Phật giáo học Việt Nam thông qua những công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật, văn hóa và lịch sử vô cùng cao. Trong đó, không thể không nhắc đến ngôi chùa Nôm hay còn được các cao niên gọi với cái tên là chùa Linh Thông Cổ Tự, ngôi chùa gắn liền với lịch sử hình thành vô cùng lâu đời với lối kiến trúc cổ điển, truyền thống và là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều pho tượng cổ, có giá trị vô cùng cao.
1. Đôi lời giới thiệu
Chùa Nôm hay còn được biết đến với tên gọi là Linh Thông Cổ Tự là ngôi chùa cổ nằm trong khu quần thể di tích làng Nôm, nổi tiếng với tuổi đời đã đi qua hàng thế kỷ, gắn liền với bao thăng trầm trong lịch sử xây dựng và củng cố văn hóa của nước ta. Ngày nay, con cháu đời sau vẫn gìn giữ chùa như một nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng và bằng cả niềm tự hào dân tộc trong việc xây dựng một nền tín ngưỡng dân gian đầy tính nhân văn.
1.1 Vị trí của chùa Nôm
Toàn khung cảnh chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự hiện đang tọa lạc tại làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Theo như sách sử ghi chép, vào thời Lê, vị trí của chùa Nôm nằm tại địa phận phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc. Sau, đến đời nhà Mạc thì lấy Thuận An vào trấn Hải Dương. Rồi đến thời Lê Trung Hưng thì chùa Nôm được chuyển về như cũ.
Nét cổ kính của chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Vào năm Minh Mạng thứ 13, tức năm 1834, chùa Nôm được biết đến là ngôi chùa thuộc tỉnh Bắc Ninh. Mãi sau này đến cuối đời nhà Nguyễn nhân dân mới gọi nơi này là huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.2 Lịch sử xây dựng
Lịch sử xây dựng chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Không ai biết được rõ chính xác chùa Nôm đã được xây dựng từ khi nào, chỉ thông qua những gì được ghi khắc trên bia đá, ta biết được rằng, chùa đã được cho xây dựng lại vào những năm Canh Thân 1680 ở thời Hậu Lê. Đến đời Cảnh Thịnh 4, vào cuối thế kỷ 18, triều đình đã cho xây dựng thêm gác chuông và mở thêm hai 2 dãy hành lang rộng. Đến thời Ngyễn, chùa vẫn tiếp tục được tu sửa và mang dáng vóc như hiện nay.
Thời Hậu Lê được sử sách mệnh danh là thời đại phồn hoa nhất của Phật giáo Việt Nam.
Nhưng trong một vài tài liệu thì chùa được xây dựng vào những năm đầu công nguyên. Nhờ vào sự lan truyền của Phật giáo mà từ vùng đất cổ Luy Lâu, nhanh chóng trở thành một trung tâm Phật giáo với dòng thiền được truyền dạy và kế thừa sang đất Văn Lâm như ngày nay.
Những nét cổ kính, trang nghiêm còn sót lại tại vùng đất cổ Luy Lâu, nay là đất Văn Lâm.
Một số Phật tử, nhà nghiên cứu, nhà sử học đã tìm hiểu từ truyền thuyết, thư tịch cổ và cho đến những văn bia cổ thì thấy, trước kia, chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự từng được biết đến là một cái am nhỏ. Sau này, các sư trụ trì của chùa đã hưng công xây dựng cùng với sự đòng góp to lớn của quần chúng bà con, nhân dân và khách tứ xứ đổ về.
1.3 Truyền thuyết về chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự
Truyền thuyết xây quanh về quá trình xây dựng và hình thành nên chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Sở dĩ, chùa Nôm được người dân trong làng gọi bằng cái tên có phần mỹ miều là Linh Thông Cổ Tự là bởi vì ngôi chùa này gắn với một truyền thuyết nổi tiếng, lưu truyền qua nhiều đời.
Bắt đầu vào thời Hai Bà Trưng, có sư ông đang ngả lưng tại chùa Dâu thì bất ngờ, đến giữa đêm thì bị đánh thức mà không rõ nguyên do. Sư ông thức dậy, tò mò ra ngoài thì phải hiện một ánh hào quang sáng rực xuất phát từ phía Nam ngôi chùa. Đoán là có điềm báo, sư ông mới men theo ánh hào quang, tiến thẳng vào rừng thông thì thấy ánh hào quang này lan tỏa thành một quầng sáng. Đoán là Phật tổ tái thế, ban phước lành đến chúng sanh nên ông liền cho xây dựng ngôi chùa tại vị trí này và đặt tên là Linh Thông Cổ Tự.
Ngoài truyền thuyết cổ xưa, cái tên Linh Thông Cổ Tự của chùa còn gắn liền với nhiều ý nghĩa riêng cho người dân đặt ra cho ngôi chùa cổ này.
Theo một số trang sử ghi lại, cái tên Linh Thông Cổ Tự không chỉ gắn với truyền thuyết xa xưa kia mà còn được lý giải theo ý nghĩa trong những con chữ. Nếu đọc theo âm Nôm, “thông” còn có ý chỉ loại cây tùng, cây thông, thường xuất hiện trong những khu rừng trên những ngọn đồi, ứng với truyền thuyết chùa được xây trong rừng thông. Nhưng nếu phiên theo Hán âm, “thông” còn có nghĩa là “xuân”, một loại cây lớn mà theo như Trạng Tử thì cứ 8.000 năm đến mùa xuân và 8.000 năm đến mùa thu, loại cây này sẽ đâm chồi nảy lộc một lần, được người dân dùng để chúc thọ. Hàm ý, Linh Thông Cổ Tự được ví như loại cây xuân sống lâu, sẽ thọ tới vạn năm và luôn mang đến những điều an lạc.
2. Cách di chuyển đến chùa Nôm
Cách thức di chuyển đến chùa Nôm cho du khách tham khảo.
Để đến được với chùa Nôm, du khách có thể đi lại bằng cách nối các tuyến xe bus khác nhau vì hiện nay, vẫn chưa có tuyến xe bus nào có thể đi thẳng đến chùa Nôm để phục vụ nhu cầu tham quan và cúng dường của du khách.
Theo như kinh nghiệm của chúng mình, các tín đồ du lịch có thể đi theo tuyến xe bus Hà Nội – Hưng Yên mang số hiệu 208 khởi hành từ bến Giáp Bát đến ngã tư Như Quỳnh. Từ đó, khách du lịch sẽ lên tuyến xe bus Lương Tài mang số hiệu 01 của tỉnh Hưng Yên để đia qua ngã rẽ vào làng Nôm. Sau khi đã vào được làng, du khách có thể đi bộ thêm chừng vài trăm mét nữa là có thể tới nơi.
Bản đồ hướng dẫn di chuyển từ trung tâm Hưng Yên đến chùa Nôm:
Trên dọc đường đi, khách du lịch sẽ được tham quan làng nghề truyền thống làm đồng của người dân làng Nôm với những món đồ bằng đồng chất lượng và giá trị. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội tham quan những gian hàng chuyên sản xuất đồ cúng, lư hương bằng đồng được bày bán và trải dọc trên suốt chặng đường đi.
3. Chùa Nôm có gì?
Vậy chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự có gì?
Sở dĩ chùa Nôm trở thành một biểu tượng tín ngưỡng đối với các Phật tử Hưng Yên và thập phương không chỉ là vì sự linh thiêng của ngôi chùa mà tại đây, vẫn còn đang gìn giữ, bảo tồn nhiều pho tượng cổ có giá trị lên đến hàng trăm năm.
3.1 Bia đá cổ
Bia đá cổ là một trong những dấu ấn vô cùng ấn tượng tại chùa Nôm.
Trong đó, ấn tượng nhất có thể kể đến là bia đá được dựng vào ngày 2/2 niên hiệu Chính Hòa 21 vào những năm 1.700. Trên bia có khắc dòng tiêu đề “Linh Thông Tự Bi Kí”, tạm dịch là “Bài kí bia chùa Linh Thông”. Bia đá ở chùa được đúc theo 2 kết cấu chính. Có tấm thì được đúc theo kiểu 2 mặt, có tấm thì được đúc theo kiểu 4 mặt công phu hơn.
Sự cổ kính của chùa Nôm ngày nay.
Bia đá ở chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự bao gồm bia Hậu Cố, bia Trùng Tu, bia Tháp Mộ, bia Cây Hương. Trên mỗi tấm bia đều ghi rõ lại niên đại của những năm trùng tu chùa, mốc thời gian xây dựng nhà Tiền Đường, xây dựng Thiêu Hương, xây dựng Hậu Đường và khoảng thời gian tu sửa, mở rộng tam quan và các dãy hành lang.
3.2 Khu mộ tháp cổ
Khu mộ tháp cổ bên trong khuôn viên của chùa Nôm.
Khu mộ thấp cổ là một trong những điểm nhấn kiến trúc nổi bật, góp phần làm nên một chùa Nôm cổ kính, nghiêm trang. Toàn bộ khu mộ đều được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong cổ, được mài nhẵn, vuông vắn với những kích thước tương đồng, thể hiện được cái đẹp và sự tỉ mỉ của những người nghệ nhân xây dựng.
Những phiến đá ong này sau khi được xử lý sẽ được xếp chồng lên nhau tạo nên một ngọn tháp cô hẳn 3 tầng, nằm yên mình giữa khuôn viên thơ mộng, bồng lai của chùa.
3.3 Những pho tượng cổ
Pho tượng cổ 18 vị La Hán được thờ phượng tại chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Ngoài ra, khi đến viếng thăm chùa Nôm, ta cũng có cơ hội nhìn ngắm lại tổng cộng 128 pho tượng cổ được làm hoàn toàn bằng đất sét. Trong đó, nổi tiếng có thể kể đến là bộ tượng Tam Thế Phât, tượng A Di Đà, tượng Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiển Bồ Tát và các tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu.
Những pho tượng cổ bên trong chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự vẫn còn được thờ phượng cho đến ngày nay.
Bên cạnh đó, chùa còn trang trí thêm nhiều pho tượng cổ nằm dọc theo lối đi ngoài hành lang, khiến không gian càng thêm phần tôn nghiêm khi khách thập phương đặt chân vào lễ chùa. Song song đó, tại đây còn có pho tượng cổ của 18 vị la hán, mang một dáng vẻ khác nhau vô cùng sinh động và tinh tế. Không những vậy, chùa Nôm còn nổi tiếng với bức tượng tạt lại Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927 – 2011) có dáng vẻ y hệt như người thật. Đây là vị lãnh đạo trụ cột của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày xưa.
4. Khung cảnh và kiến trúc
Lối kiến trúc nguy nga, bề thế của chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Không chỉ là một ngôi chùa cổ có giá trị cao về giá trị Phật giáo được thể hiện trong tuổi đời và những pho tượng cổ, bia đá cổ hay khu mộ tháp cổ mà chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự còn khiến cho người ta phải ấn tượng bởi nét đẹp cổ kính từ khung cảnh xung quanh cho tới kiến trúc xây dựng.
4.1 Khung cảnh xung quanh chùa
Khung cảnh xung quanh chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Không chỉ đi qua làng nghề đúc đồng nổi tiếng lâu năm của Hưng Yên mà khi đến viếng chùa, du khách còn đi qua cánh cổng làng Nôm và qua một cây cầu đá nằm bên bờ sông Nguyệt Đức, cách cổng chính vào chùa chừng 500m. Đây là cây cầu nổi tiếng là một trong những kiến trúc cổ còn nguyên vẹn sót lại tại đây.
Cổng vào làng Nôm.
Xung quanh còn có thêm một cây gạo lớn, mọc sừng sững, đã có tuổi đời từ rất lâu. Cứ vào mùa tháng 3, tại cây hoa gạo này sẽ rực rỡ sắc đỏ với những bông hoa gạo nở rộ cả một khúc ven sông. Không những vậy, bên cạnh chùa còn có chợ Nôm, một khu chợ lâu năm nổi tiếng, chuyên bày bán các mặt hàng địa phương vô cùng nhộn nhịp, mang đậm màu sắc phong cách chợ Việt Nam xưa.
4.2 Kiến trúc của chùa
Kiến trúc bên trong chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Chùa có tổng diện tích lên đến 8ha bao gồm các công trình bên trong khuôn viên, vườn tháp và lầu Quan Âm. Khi vừa đi qua cây cầu đá bắc ngang hồ làm lối đi vào chùa, du khách sẽ nhanh chóng bắt gặp chính điện thờ Phật, phía sau là nơi thờ thánh và nơi thờ Tổ, thờ Bác nằm ở khu vực sau cùng.
a) Cổng tam quan:
Hình ảnh cổng tam quan của chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Vừa đặt chân đến chùa, đặt vào tầm mắt của du khách chắc chắn sẽ là cánh cổng tam quan được xây dựng hoành tráng, cổ kính và từng được mệnh danh là cánh cổng tam quan to và cao nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Cổng tam quan chùa được làm hoàn toàn bằng gỗ, được giữ nguyên vẹn vẻ ngoài từ xưa đến nay, mặc cho bao lần chùa được tu bổ lại nhằm giữ lại những dấu ấn xưa cũ đặc trưng của chùa Nôm.
Cổng tam quan của chùa Nôm từng được mệnh danh là cổng chùa to và cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Sự sáng tạo và công phu trong lối kiến trúc xây dựng còn được thể hiện ở phần gác mái bên trên. Du khách có thể đi theo lên trên bằng cầu thang gỗ ở hai bên để ngắm nhìn toàn bộ cảnh quan chùa ở bên dưới. Phần mái của gác còn được lợp bằng mái cong có chạm trổ những hoa văn mềm mại, tinh xảo đầy kỳ công mang màu sắc trầm của gỗ, thể hiện được nét cổ kính cho chùa. Trên đỉnh chóp mái còn được đắp phù điêu hình rồng rất tinh tế và đầy tính nghệ thuật.
b) Tháp chuông và mái vòm:
Khung cảnh trong lành, thoáng đãng của chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Phía trước chùa, ta sẽ bắt gặp một tháp chuông cao 3 tầng đồ sộ nằm ở bên phải, đối diện khu lầu trống, soi bóng xuống mặt hồ. Tháp chuông ở chùa được làm hoàn toàn bằng gỗ với thân cột kèo lớn đầy vững chắc, mang những hoa văn được chạm trổ rất chi tiết. Ở tầng cuối tháp chuông sẽ được treo một quả chuông rất lớn, có khối lượng lên đến 3 tấn.
Những tòa tháp cổ cao chót vót tại chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Khuôn viên bên ngoài còn có xây một mái vòm cao dành cho khách thập phương khi vào bái chùa thf chuẩn bị hương lễ, sắp lễ hoặc dừng lại nghỉ chân, ngắm cảnh.
c) Chính điện:
Lối kiến trúc kiên cố, cổ kính của chùa Nôm vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày nay.
Nổi bật hơn cả vẫn là chính điện của chùa có chiều dài 18m, rộng 4m và được chia làm 7 gian khác nhau, được dùng làm nơi bái chính và lưu giữ những hiện vật của chùa. Ở ngôi chính điện chùa có dựng 2 cây cột gỗ lim rất lớn, mỗi dãy gồm 6 cột mang đậm phong cảnh kiến trúc xưa của Việt Nam.
Chùa Nôm hay còn gọi là Linh Thông Cổ Tự được ví như là biểu tượng Phật giáo của Việt Nam ta.
Ở gian giữa của chính điện còn đặt nhang án với 3 tấm hành phi lớn. Phía trước là cửa võng còn được chạm khắc chín con rồng đầy lừng lẫy, hai bên có tượng hộ pháp. Tâm điểm gian giữa còn có treo một tấm hoành phi lớn khắc dòng chữ “Từ quan phản chiếu”, hai bên là hai cặp câu đối “Thiện ác trực thông tam giới địa” – “Thăng trầm phả độ thập hương nhân”.
d) Nhà thờ tổ:
Dù có đi qua bao lần tu bổ, chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự vẫn giữ lại được những nét riêng rất đỗi cổ kính của mình.
Nhà thờ tổ của chùa Nôm được xây dựng vào những năm 2008, được dựng nên từ 72 thân cột gỗ to, tạo thành hai lớp mái bề thế. Ở bên phải là gian thờ bác Hồ chủ tịch vĩ đại của nước ta. Từ đây đi ra, du khách sẽ bắt gặp cây cầu Quan Âm bắt qua mặt hồ nước nhỏ vô cùng tiên lãng.
Khuôn viên non nước hữu tình của chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự.
Phía trước cầu là 2 lầu tháp cao tên là Cửu Phẩm Liên Hoa được làm hoàn toàn bằng đồng. Cách lầu tháp không xa còn là khu vườn tháp, nơi tập trung của nhiều tòa tháp cao làm bằng đá ong, trưng dụng làm nơi yên nghỉ cho nhiều bậc sư ni trong chùa.
Thời Lê được mệnh danh là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Việt Nam, chính vì thế mà nơi đây không hề thiếu đi những công trình kiến trúc Phật giáo cổ mang nét đẹp truyền thống, cổ kính và đầy trang nghiêm. Trong số đó, không thể không nhắc đến chùa Nôm – Linh Thông Cổ Tự. Là một điểm đến mang giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng cao, chùa Nôm – Ling Thông Cổ Tự hứa hẹn sẽ mang đến cho các tín đồ du lịch của chúng mình nhiều trải nghiệm tuyệt vời, mang đầy ý nghĩa và tính nhân văn.
Đăng bởi: Phụng Nguyễn Ngọc Kim
Từ khoá: Du lịch Chùa Nôm Hưng Yên có gì? Cách đi và Lưu ý khi tới
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Du lịch Chùa Nôm Hưng Yên có gì? Cách đi và Lưu ý khi tới của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.