Đồng hồ cơ ngày nay vẫn là một trong những dòng đồng hồ đeo tay được đông đảo người dùng khắp thế giới săn đón và yêu chuộng. Đồng thời, các kiểu bộ máy cơ vẫn được các hãng danh tiếng chú trọng cải tiến và liên tục phát triển. Vậy đồng hồ cơ là gì mà lại được nhiều người ưa chuộng đến vậy, hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!
Đồng hồ cơ là gì?
Đồng hồ cơ là đồng hồ được lắp ráp từ các chi tiết thuần cơ khí, năng lượng hoạt động hoàn toàn tồn tại dưới dạng cơ năng. Đồng hồ cơ không dùng pin hay bất cứ thiết bị điện tử nào cả.
Đồng hồ cơ, nhất là những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ danh tiếng, đa phần được gia công và trang trí bằng tay bởi những người thợ lành nghề, vì thế nên đường nét chúng trông rất tinh tế, sắc sảo, sang trọng hơn những chiếc đồng hồ công nghệ hiện đại được đúc bằng máy móc.
Đồng hồ cơ có cấu tạo thế nào?
Cấu tạo đồng hồ cơ rất phức tạp, tạo thành một khối thống nhất, truyền động năng cho nhau. Mục đích cuối cùng là để tạo nên sự chuyển động của các kim trên mặt số.
Đồng hồ cơ có 5 bộ phận: bộ tạo năng lượng, bánh răng, bộ thoát, bộ điều khiển và bộ hiển thị thời gian.
Ưu điểm và nhược điểm
Về ưu điểm
– Không phải thay pin trong suốt quá trình đeo.
– Trong quy trình chế tác, tuy kỹ thuật sản xuất đồng hồ đã hiện đại hơn nhiều, song đối với đồng hồ cơ thì vẫn buộc phải trải qua quá trình chế tác thủ công ở một số bộ phận. Vì thế, những mẫu đồng hồ cơ này đều được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ cũng như giá trị nghệ thuật.
– Khác với những dòng đồng hồ quartz có thiết kế khá đơn điệu, nhàm chán, thiết kế của những chiếc đồng hồ cơ đa dạng hơn, khá độc và dị như những kiểu thiết kế lộ cơ, hở tim, tourbillon, siêu mỏng,…
– Bộ máy hoạt động mượt mà hơn.
Thế nhưng, có một dòng đồng hồ hồ pin thạch anh cực kì độc đáo, đó là Bulova Precisionist, có khả năng tạo nên 16 nhịp trong một giây, tạo nên độ trôi rất mượt không thua gì đồng hồ cơ. Ngoài ra, Bulova Precisionist có tuổi thọ 2 – 3 năm như các dòng pin thông thường nhưng về độ chính xác thì gấp 12 lần với độ sai số chỉ +-10 giây trong một năm.
Tuy nhiên, đồng hồ cơ cũng mang một số nhược điểm sau:
– Độ sai số cao hơn dòng đồng hồ quartz. Sai số nằm trong khoảng từ -20 đến +30 giây/ngày, các mẫu đạt tiêu chuẩn cao sai số từ -4 đến +6 giây/ngày (đồng hồ quartz là ± 20 đến ± 15 giây/tháng).
– Giá thành cao.
– Bất ổn trong môi trường có nhiều từ trường và các thiết bị điện tử như lò vi sóng, nam châm,…
Nguyên lý hoạt động
– Chuyển động cổ tay của người đeo làm cho bánh đà quay và thông qua các bánh răng, cuộn dây chính. Cũng có thể lên dây cót qua núm vặn, như trên đồng hồ thủ công.
– Dây cót làm từ dây kim loại to bản nhưng mỏng, có tính đàn hồi tốt, bền bỉ và được cuộn lại. Sau khi được cuộn chặt, dây cót sẽ dần bung ra, trở lại trạng thái ban đầu. Chính lực này kéo các bánh răng chuyển động.
– Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
– Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian.
Phân loại
Dựa vào cách nạp năng lượng cho cót mà người ta chia đồng hồ cơ thành 2 loại:
Handwinding (lên dây cót bằng tay):
– Là đồng hồ cơ phải lên cót bằng tay, bằng cách vặn núm để dây cót cuộn chặt lại trong hộp cót tạo năng lượng cho đồng hồ. Đeo dòng đồng hồ này yêu cầu người dùng phải lên dây cót thường xuyên. Tùy từng loại, có loại trữ cót được 1 ngày, có loại được vài ngày.
Ưu điểm: Thiết kế mỏng và nhẹ hơn so với đồng hồ cơ tự động lên tới 2/3 lần. Độ mỏng này giúp thêm nhiều chức năng hay nâng cấp khả năng trữ cót lên cao hơn. Ngoài ra, việc ít linh kiện máy hơn cũng đảm bảo cho việc bảo trì, sửa chữa máy cơ lên dây cót đơn giản, nhanh chóng hơn.
Nhược điểm:
– Mỗi ngày đều phải ngồi lên dây bằng cách vặn núm (hay dùng chìa) là điều rất bất tiện. Nếu có ngày nào quên lên dây thì đồng hồ sẽ có nguy cơ đứng máy, đặc biệt là các loại máy cổ vì chúng có thời gian trữ cót chỉ tầm 36 giờ trở xuống. Để đồng hồ gần hết năng lượng cũng là một nguyên nhân làm chúng chạy kém chính xác.
– Trục núm nếu vặn nhiều sẽ làm mòn cốt máy và nếu người dùng lên dây cót không đúng cách sẽ dễ bị cong trục núm. Đồng thời, việc tháo mở và vặn núm liên tục còn là nguyên nhân gây hỏng ron cao su chống nước nhanh hơn.
Automatic (lên dây cót tự động):
– Là loại đồng hồ hoạt động theo nguyên lý tự động lên dây cót bằng hoạt động của cổ tay người dùng. Chỉ cần đeo đồng hồ trên tay và hoạt động bình thường thì bánh đà sẽ quay và truyền đến những bánh xe truyền và tự xoay nắp ổ cót.
– Dựa vào hình thức lên dây cót, người ta thường chia đồng hồ Automatic làm 2 loại:
- Đồng hồ Automatic: Bạn sẽ không cần tác động thủ công vào dây cót, thay vào đó chỉ cần đeo đồng hồ lên tay khoảng 8 tiếng một ngày.
- Đồng hồ bán tự động: Đây là dạng đồng hồ tích hợp cả hai tính năng Automatic tự động và lên dây cót, vì thế nếu bạn không đeo đủ thời gian để đồng hồ trữ cót, bạn có thể vặn núm để tạo ra năng lượng cho bộ máy có thể hoạt động tuần tự.
Ưu điểm: Nếu người dùng sử dụng thường xuyên thì chúng sẽ hoạt động ổn định, không cần phải lên cót tay định kỳ.
Nhược điểm: Phải đeo đồng hồ thường xuyên, nếu không thì khi khởi động lại phải mất khá nhiều thời gian khởi tạo cho chúng hoạt động lại bình thường.
Cách phân biệt đồng hồ cơ với đồng hồ quartz thông thường
– Điểm đặc biệt của đồng hồ cơ để giúp phân biệt chúng với những dòng đồng hồ khác đó chính là sự chuyển động của kim giây. Kim giây ở đồng hồ cơ hoạt động rất trơn tru, nhìn như chúng đang quét một vòng đồng hồ một cách nhẹ nhàng, còn đồng hồ pin sẽ có chuyển động giật theo từng nhịp đặc trưng trông khá thô kệch.
– Lật mặt sau của đồng hồ lên, đồng hồ cơ đa số sẽ cho phép bạn quan sát bánh đà và các bộ phận bên trong của chúng.
– Độ chính xác của cỗ máy đồng hồ tự động thường không cao bằng đồng hồ quartz, với sai lệch rơi vào khoảng 20 đến 30 giây một ngày.
– Thường trên mặt đồng hồ cơ tự động sẽ ghi dòng chữ “Automatic”, hoặc nhiều dòng đồng hồ cơ sẽ thiết kế lộ máy ra bên ngoài.
Các lưu ý khi mua đồng hồ cơ
– Vì cấu tạo phức tạp từ hàng trăm các chi tiết nhỏ khớp nối nên đồng hồ cơ chịu lực, chịu shock kém hơn đồng hồ pin.
– Các bộ phận của đồng hồ làm bằng kim loại nên rất nhạy cảm với độ ẩm, hóa chất, từ trường nên phải giữ đồng hồ tránh xa tất cả chúng. Khi đồng hồ vỡ kính, vào nước phải đi sửa chữa, bảo trì ngay.
– Nếu bạn là người thường xuyên hoạt động mạnh, chơi thể thao cường độ cao, nên cân nhắc để chọn mẫu đồng hồ tự động “chuyên thể thao” phù hợp. Các mẫu này cũng rất dễ tìm kiếm, hiện tại Seiko, Orient, Citizen, Bulova, Tissot, Doxa, Longines,…
Trên đây là thông tin về đồng hồ cơ mà Neu-edutop.edu.vn chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn chọn mua được chiếc đồng hồ phù hợp.