Soạn bài Nghệ thuật múa ba lê giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 145, 146. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Nghệ thuật múa ba lê – Tuần 16.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Nghệ thuật múa ba lê của Bài 30 Chủ đề Nghệ thuật muôn màu theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 145, 146
Khởi động
Quan sát tranh và nêu suy nghĩ của em về các diễn viên trong tranh.
Trả lời:
Suy nghĩ của em với các diễn viên trong tranh: các diễn viên múa tập trung, uyển chuyển, màn múa được thể hiện trong khung cảnh gần một khu rừng, bên bờ suối và ánh trăng là sân khấu. Có thể coi đây là màn biểu diễn hoà mình với thiên nhiên.
Bài đọc
Nghệ thuật múa ba lê
Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo.
Những vở ba lê nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem,… Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống.
Trong các vở ba lê, người diễn viên dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói. Như trong vở Hồ thiên nga, các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt. Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài.
Hiện nay, ba lê là môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích và được dạy ở các trường múa trên khắp thế giới.
(Tuệ Nhi tổng hợp)
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu như thế nào?
Trả lời:
Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu: Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo.
Câu 2: Tìm thông tin nói về nội dung của các vở ba lê.
Trả lời:
Thông tin nói về nội dung của các vở ba lê: Những vở ba lê nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem,… Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống.
Câu 3: Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách nào? Điều đó được thể hiện ra sao trong vở Hồ thiên nga?
Trả lời:
Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói.
Điều đó được thể hiện trong vở Hồ thiên nga: các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt.
Câu 4: Theo em, vì sao diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện?
Trả lời:
Theo em, diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện vì có những kĩ thuật múa rất khó mà cần phải có thời gian luyện tập mới đạt được.
Câu 5: Sắp xếp các thông tin dưới đây theo trật tự trong bài đọc.
– Cách thể hiện nội dung trong các vở ba lê
– Thông tin chung về nghệ thuật múa ba lê
– Sự phổ biến của múa ba lê hiện nay
– Nội dung các vở ba lê
Trả lời:
Em sắp xếp các thông tin theo trật tự trong bài đọc như sau:
– Thông tin chung về nghệ thuật múa ba lê
– Nội dung các vở ba lê
– Cách thể hiện nội dung trong các vở ba lê
– Sự phổ biến của múa ba lê hiện nay
Vận dụng
Câu 1: Tìm các kết từ trong câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng trong câu.
Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài.
Trả lời:
Kết từ trong câu là: để, này, phải, trong
Tác dụng của kết từ này là thể hiện quan hệ giữa hai vế của câu nêu mục đích – kết quả (hay nhân – quả) cho quá trình tập luyện múa ba lê của các diễn viên.
Câu 2: Tìm kết từ thay cho bông hoa để hoàn thiện câu.
a. không dùng lời nói các nghệ sĩ ba lê vẫn thể hiện được nội dung vở kịch thông qua những vũ đạo đẹp mắt điêu luyện.
b. là múa ba lê là một môn nghệ thuật tinh tế, độc đáo ngày càng được nhiều người yêu thích.
Trả lời:
a. Mặc dù không dùng lời nói nhưng các nghệ sĩ ba lê vẫn thể hiện được nội dung vở kịch thông qua những vũ đạo đẹp mắt và điêu luyện.
b. Vì múa ba lê là một môn nghệ thuật tinh tế, độc đáo nên ngày càng được nhiều người yêu thích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đọc: Nghệ thuật múa ba lê – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 30 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.