Giải Địa lí 8 Bài 4: Thực hành Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần thực hành trang 19, 20 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Địa lý 8 trang 18, 19 Thực hành Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á giúp các em nắm được kỹ năng phân tích lược đồ phân bố dân cư. Soạn Địa lí 8 bài 6 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn: Thực hành Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á, mời các bạn cùng tải tại đây.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 6 trang 19, 20
1. Phân bố dân cư châu Á
Đọc hình 6.1, nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao và điền vào bảng theo mẫu sau:
STT | Mật độ dân số trung bình | Nơi phân bố | Ghi chú |
1. | Dưới 1 người/km2 | Bắc Liên bang Nga… | |
2. | 1 – 50 người/km2 | ||
3. | 51 – 100 người/km2 | ||
4. | Trên 100 người/km2. |
Kết hợp với lược đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học, giải thích
Gợi ý đáp án:
Mật độ dân số từ thấp đến cao và điền vào bảng theo mẫu như sau:
STT | Mật độ dân số trung bình | Nơi phân bố | Ghi chú |
1. | Dưới 1 người/km2 | Bắc Liên bang Nga, Tây Trung Quốc, Ả rập Xê út, I – rắc, I-ran, Ô-man, Ap-ga-nis-tan, Pa-kis-tan và một số nước Trung Á. | Khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, khô hạn, địa hình núi cao hiểm trở, hoang mạc, đầm lầy, sông ngòi kém phát triển. |
2. | 1 – 50 người/km2 | Phía Nam LB Nga, Mông Cổ, Băng la đét, một số nước Đông Nam Á, đông nam Thổ Nhĩ Kì, I-ran, Y-ê-men. | Khí hậu ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô, nhiều đồi núi cao nguyên, mạng lưới sông ngòi thưa thớt. |
3. | 51 – 100 người/km2 | Ven Địa Trung Hải, cao nguyên Đê-can, một số khu vực của In-đô-nê-xi-a, ven đồng bằng duyên hải phía đông Trung Quốc. | Khu vực có mưa, đồi núi thấp, ven các sông lớn. |
4. | Trên 100 người/km2. | Nhật Bản, ven biển phía đông Trung Quốc, ven biển Việt Nam, Đồng bằng Ấn Hằng, Xri-lan-ca, ven biển In-đô-nê-si-a và Philippin. | Khí hậu ôn đới hải dương, nhiệt đới gió mùa, đồng bằng hạ lưu các sông lớn và đồng bằng ven biển, đất đai màu mỡ, tập trung nhiều sông lớn, được khai thác từ lâu đời, đô thị tập trung dày đặc. |
– Dân cư có xu hướng tập trung ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Những nơi thiên nhiên càng khắc nghiệt thì càng thưa con người sinh sống.
=> Giải thích:
– Phân bố dân cư đông đúc (trên 100 người/km2) ở các khu vực trên do:
+ Điều kiện khí hậu ôn hòa;
+ Đồng bằng với đất đai màu mỡ;
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc;
+ Được khai thác từ lâu đời, tập trung nhiều đô thị.
– Phân bố dân cư rất thưa thớt (dưới 1 người/ km 2) ở các khu vực trên do:
+ Khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, khô hạn;
+ Địa hình núi cao, hiểm trở, hoang mạc, đầm lầy;
+ Sông ngòi kém phát triển.
– Phân bố dân cư từ 1 – 50 người/ km 2 và 51 – 100 km 2 ở các khu vực trên là những khu vực đồi núi và cao nguyên.
2. Các thành phố lớn ở châu Á
– Làm việc với hình 6.1 và số liệu bảng 6.1:
– Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu của tên thành phố ghi trên lược đồ).
– Xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in.
– Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào, vì sao lại có sự phân bố đó?
Gợi ý đáp án:
– Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu tiên của tên thành phố ghi trên lược đồ).
– Xác định vị trí đầu tiên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in( dựa vào chữ cái đầu tiên ghi trên lược đồ): T – Tô-ki-ô (Nhật Bản); B – Bắc Kinh, T – Thượng Hải (Trung Quốc); M – Ma- li-na (Phi-líp-pin); H – Hồ Chí Minh (Việt Nam); B – Băng Cốc (Thái Lan); G – Gia-các-ta (I-đô-nên-xi-a); Đ – Đắc-ca (Băng-la-đét); C – Côn-ca-ta, M – Mum-bai ; N – Nui Đê-li (Ấn Độ); C – Ca-ra-si (Pa-ki-xtan); T – Tê-hê-ran (I-ran); B – Bát-đa (I-rắc).
– Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, đất đai màu mở, nguồn nước dồi dào, có khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới gió mùa.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 8 Bài 6: Thực hành Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á Soạn Địa 8 trang 19, 20 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.