Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 138, 139, 140, 141 thuộc Chương 3: Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam.
Soạn Địa lý 8 Bài 13 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức để biết cách bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 13 mời các bạn cùng theo dõi.
Giải câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa lí 8 Bài 13
1. Đa dạng sinh vật ở Việt Nam
Câu hỏi trang 138
Dựa vào các hình 13.1 và 13.2 và thông tin trong bài em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về: thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.
Trả lời:
* Đa dạng về thành phần loài:
– Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
– Ở nước ta đã phát hiện hơn 50.000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20.000 loài thực vật, 10.500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật,…
* Đa dạng về nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.
* Đa dạng về hệ sinh thái:
– Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn:
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích, bao gồm: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi,…
+ Ở một số nơi còn có các hệ sinh thái rừng ôn đới trên núi, trảng cỏ, cây bụi,…
– Trong hệ sinh thái tự nhiên dưới nước:
+ Hệ sinh thái nước mặn điển hình ở các vùng ven biển, cửa sông là rừng ngập mặn; ở các độ sâu khác nhau lại chia thành các vùng nước với nhiều loài sinh vật biển.
+ Hệ sinh thái nước ngọt có ở sông, suối, ao, hồ, đầm,…
– Các hệ sinh thái nông nghiệp:
+ Được hình thành do hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của con người.
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.
2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Câu hỏi trang 140: Dựa vào thông tin trong bài em hãy lấy ví dụ chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.
Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Địa 8 Bài 13
Luyện tập 1
Cho bảng số liệu:
Dựa vào bảng số liệu, em hãy nhận xét sự thay đổi diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn 1943 – 2021. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
Trả lời:
a. Nhận xét:
– Từ năm 1943 đến 2021, tổng diện tích rừng của Việt Nam có sự biến động. Cụ thể:
+ Giai đoạn 1943 – 1983, diện tích rừng có xu hướng giảm (từ 14.3 triệu ha, giảm xuống còn 7.2 triệu ha).
+ Giai đoạn 1983 – 2021, diện tích rừng có xu hướng tăng (từ 7.2 triệu ha lên 14.8 triệu ha).
– Nhìn chung, trong cả giai đoạn từ năm 1943 đến 2021, tổng diện tích rừng đã tăng lên 0,5 triệu ha. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên vẫn chưa thể phục hồi như trước (năm 1943, diện tích rừng tự nhiên đạt 14.3 triệu ha, đến 2021, chỉ còn 10.2 triệu ha).
b. Nguyên nhân:
– Giai đoạn 1943 – 1983, diện tích rừng giảm, do: hậu quả của chiến tranh; nạn khai thác rừng bừa bãi; hoạt động du canh, du cư của con người và một phần do cháy rừng.
– Giai đoạn 1983 – 2021, diện tích rừng tăng, do: chính sách bảo vệ, trồng và phát triển rừng của nhà nước; ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng được nâng cao.
Vận dụng 2
Hãy lên kế hoạch chăm sóc, bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp ở trường học hoặc khu dân cư. Em hãy cùng các bạn và người thân thực hiện kế hoạch đó.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 8 Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học Soạn Địa 8 trang 138 sách Chân trời sáng tạo của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.