Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 133, 134 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi của Chương 3: Châu Phi.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 10 chương 3 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn nhé:
Giải câu hỏi giữa bài Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 10
1. Một số vấn đề dân cư, xã hội
Câu 1: Dựa vào thông tin và bảng trong mục a, hãy trình bày vấn đề tăng dân số tự nhiên ở châu Phi.
Trả lời:
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao hơn nhiều so với thế giới.
- Trong khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thế giới giảm thì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi vẫn tăng => tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi gần đây cao hơn 2 lần so với thế giới.
Câu 2: Dựa vào thông tin trong mục b, hãy trình bày vấn đề nạn đói ở châu Phi.
Trả lời:
Vấn đề nạn đói ở châu Phi:
- Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.
2. Di sản lịch sử châu Phi
Dựa vào thông tin trong mục 2 và hiểu biết của bản thân, hãy kể tên một số di sản lịch sử của châu Phi.
Trả lời:
Nền văn minh sông Nin (3 000 năm TCN): chữ viết tượng hình, phép tính diện tích các hình, giấy pa-pi-rút, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng (kim tự tháp, tượng nhân sư ở Ai Cập).
Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 10
Luyện tập
Hãy nêu hậu quả của một trong các vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội đối với sự phát triển của các nước châu Phi.
Trả lời:
Ví dụ: Hậu quả của vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi.
- Thương vong về người.
- Gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân.
- Bất ổn chính trị.
- Ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp,…
Vận dụng
Sưu tầm thông tin về một di sản lịch sử nổi tiếng của châu Phi.
Trả lời:
Quần thể kim tự tháp Giza là một địa điểm khảo cổ ở bình nguyên Giza, Giza, ngoại ô thủ đô Cairo, Ai Cập.
Quần thể các di tích cổ này bao gồm 3 khu phức hợp kim tự tháp được gọi là Các kim tự tháp vĩ đại, tượng điêu khắc lớn được biết đến với tên Đại Nhân sư, một số nghĩa trang, làng công nhân và khu công nghiệp. Nó nằm ở sa mạc phía Tây, khoảng 9 km (5 dặm) về phía tây sông Nile ở thị trấn Giza, và cách trung tâm thành phố Cairo khoảng 13 km.
Các kim tự tháp, trong lịch sử vốn thường được coi là các biểu tượng của Ai Cập cổ đại trong trí tưởng tượng phương Tây, đã được phổ biến trong thời văn minh Hy Lạp, khi Kim tự tháp được liệt kê bởi Antipater của Sidon là một trong bảy kỳ quan thế giới. Cho đến nay đây là kỳ quan cổ đại cổ xưa nhất và là kỳ quan duy nhất vẫn còn tồn tại.
Khu lăng mộ Ai Cập cổ đại này bao gồm các kim tự tháp. Kim tự tháp Khufu, kim tự tháp hơi nhỏ hơn – Kim tự tháp Khafre và kim tự tháp nhỏ nhất – Kim tự tháp Menkaure, cùng với một số công trình vệ tinh nhỏ khác, được gọi là các kim tự tháp “nữ hoàng”, các con đường và các thung lũng kim tự tháp, và đáng chú ý nhất là Đại Nhân sư. Cùng với các lăng mộ hoàng gia đó là các ngôi mộ của các quan chức cao cấp cũng như công trình và lăng mộ khác đời sau này (từ thời Vương triều mới trở về sau) và các đền đài bày tỏ sự sùng kính tới những người được chôn cất tại đó.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi Soạn Địa 7 trang 133 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.