Bạn đang xem bài viết Đi bộ vào ngày nắng nóng như thế nào để an toàn sức khỏe? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đi bộ là hoạt động đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm căng thẳng, tốt cho tim mạch, huyết áp và cải thiện miễn dịch. Tuy vậy, khi thời tiết nắng nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất tập luyện. Cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu 7 lưu ý cần nhớ để đảm bảo an toàn sức khỏe khi đi bộ trong nắng nóng nhé!
Chọn thời gian hợp lý trong ngày để đi bộ
Trước khi bắt đầu buổi đi bộ, việc kiểm tra thông tin về thời tiết cũng rất cần thiết. Tốt nhất bạn nên lựa chọn thời gian sáng sớm để đi bộ, đặc biệt là trong những ngày hè từ tháng 5 đến tháng 8.
Ở các khu vực gần biển, gió biển thường bắt đầu làm mát không khí vào giữa buổi chiều, đây có thể là thời điểm lý tưởng cho việc đi bộ.
Theo Hội Đồng Thể Dục Hoa Kỳ, bạn nên cân nhắc không tập thể dục khi nhiệt độ môi trường vượt quá 32 độ C và độ ẩm tương đối trên 60%. Trong những ngày nắng nóng như vậy, thay vì ra ngoài tập luyện, tốt nhất là bạn nên chọn đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đi bộ trong nhà.
Chọn một tuyến đường đi bộ có bóng râm
Khi đi bộ vào ngày nắng nóng, bạn nên tìm cách tránh ánh nắng mặt trời bằng cách đi bộ ở những con đường tự nhiên dưới bóng cây, thay vì đi trên bề mặt nhựa đường hoặc bê tông.
Công viên công cộng gần nhất, đặc biệt là những khu có nhiều cây cối là lựa chọn tốt để thực hiện buổi đi bộ trong thời tiết nóng. Cây xanh giúp che phủ và giữ nhiệt độ mát mẻ hơn.
Nếu trên con đường đi bộ của bạn không có bóng râm, hãy tạm nghỉ dưới bóng cây hoặc bất kỳ nơi nào có bóng mát để giảm nhiệt độ cơ thể.
Đảm bảo uống đủ nước
Việc uống nước đầy đủ có thể giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể và giữ cho bạn được thoải mái, mát mẻ hơn khi đi bộ dưới trời nóng. Hãy luôn mang theo chai nước đựng đầy nước lạnh khi ra ngoài trong ngày nóng và nên uống nước thường xuyên, kể cả khi bạn không cảm thấy khát để tránh tình trạng mất nước.
Khoảng 1 tiếng trước khi bắt đầu đi bộ, bạn hãy uống một lượng nước khoảng 200-300 ml, và sau đó duy trì uống một cốc nước khoảng 150 ml cứ sau mỗi 20 đến 30 phút đi bộ.
Hãy tránh uống các thức uống có đường cao như nước trái cây hoặc nước ngọt, vì chúng khó hấp thụ và có thể gây buồn nôn khi bạn đi bộ trong thời tiết nóng.
Nếu bạn đi bộ và đổ nhiều mồ hôi, hãy dùng các loại đồ uống thể thao hoặc dung dịch chứa chất điện giải oresol. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm đá vào nước để uống mát hơn.
Sử dụng các thiết bị che nắng
Khi đi bộ vào ngày nắng nóng, bạn hãy mặc quần áo sáng màu và rộng rãi. Không nên mặc quần áo có màu sắc tối vì chúng sẽ hấp thụ nhiều nhiệt và gây nóng cơ thể hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên chọn quần áo làm từ vải cotton để hút ẩm tốt hơn. Đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, ngăn ngừa cháy nắng, ung thư da.
Bạn có thể đội mũ rộng vành làm từ vải lưới và nhẹ nhàng, ôm sát da đầu với một vành rộng che phủ trán và phía sau cổ. Ngoài ra, cần đảm bảo mũ làm từ chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt.
Áp dụng cách làm mát
Hãy sử dụng một túi chườm lạnh, khăn ướt để giữ cho cơ thể mát mẻ khi bạn đi bộ trong thời tiết nóng. Bạn có thể đặt các gói lạnh vào tủ lạnh để làm lạnh trước khi sử dụng, sau đó đặt chúng trong túi hoặc túi đựng đồ cho đến khi bạn cần sử dụng.
Ngoài ra, việc đặt một khăn lạnh quanh cổ sẽ giúp làm mát nhanh chóng.
Giảm cường độ vận động khi đi bộ trong nắng nóng
Hãy nhận biết và hiểu rõ mức độ tập luyện của bản thân, đừng ép bản thân tập luyện quá sức, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu tập luyện hoặc không thường xuyên tập luyện. Trong thời tiết nắng nóng, bạn hãy chọn các buổi đi bộ ngắn hơn.
Nếu không thể tránh khỏi nắng, hãy giảm cường độ của buổi tập để không gây kiệt sức. Hãy đi chậm lại, đặc biệt là khi bạn đang đi lên dốc và tránh các bài tập có cường độ cao trong thời tiết nóng.
Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe như suy tim, hoặc đang sử dụng thuốc như thuốc lợi tiểu thì hãy tránh ra ngoài khi thời tiết quá nóng.
Theo dõi tình trạng cơ thể khi đi bộ
Một số dấu hiệu nguy hiểm cho cơ thể thường gặp liên quan đến thời tiết nóng như:
-
Kiệt sức do nhiệt gây ngất xỉu, đau đầu, buồn nôn, da nhợt nhạt, khát nước,…
-
Say nắng
-
Chuột rút do nhiệt
Nếu gặp phải những bất thường khi đang chạy bộ, tốt nhất bạn không nên tiếp tục và hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.
Trên đây là 7 điều cần lưu ý khi bạn tập luyện đi bộ trong thời tiết nắng nóng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích, giúp bạn tập luyện đạt hiệu quả và an toàn sức khỏe nhé!
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đi bộ vào ngày nắng nóng như thế nào để an toàn sức khỏe? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.