Bạn đang xem bài viết Đeo tai nghe nhiều có tốt không? 7 tác hại khi dùng tai nghe sai cách tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày nay, việc đeo tai nghe rất phổ biến đối với hầu hết mọi người. Nhưng việc đeo tai nghe nhiều có tốt không thì vẫn là sự quan ngại của nhiều người. Cùng đọc bài viết sau để biết thêm về vấn đề này nhé!
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng khoảng 50% người từ 12 đến 35 tuổi có nguy cơ bị mất thính giác do tiếp xúc quá nhiều và lâu với âm thanh lớn từ tai nghe. Viện Quốc gia về Chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) cho biết rằng việc tiếp xúc lâu dài hoặc lặp đi lặp lại với âm thanh ở mức 85 decibel (dB) trở lên có thể gây mất thính lực. [nguon title=”New WHO-ITU standard aims to prevent hearing loss among 1.1 billion young people” link=”https://www.who.int/news/item/12-02-2019-new-who-itu-standard-aims-to-prevent-hearing-loss-among-1.1-billion-young-people”][/nguon] [2]
Chúng ta rất khó nhận biết âm thanh mình đang nghe là bao nhiêu decibel, thế nên việc hạn chế thời gian sử dụng tai nghe là điều rất cần thiết để bảo vệ tai trước các tác hại nguy hiểm.
Chóng mặt
Nếu bạn là một người hay nghe nhạc hoặc nói chuyện qua tai nghe, bạn nên hạn chế sử dụng nó. Việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể dẫn đến tăng áp lực trong ống tai. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy chóng mặt.
Các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng tai nghe trong thời gian dài có thể dẫn đến căng thẳng tĩnh mạch, huyết áp cao và nhức đầu. Tai nghe còn có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, giảm tập trung và chú ý. Kết quả là sau nhiều giờ nghe nhạc, bạn trở nên mất tập trung và cáu gắt.
Sử dụng tai nghe trong thời gian dài khiến bạn chóng mặt
Suy giảm thính lực do tiếng ồn (NIHL)
Thói quen đeo tai nghe không đúng có thể dẫn đến việc mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Màng nhĩ có xu hướng mất đi độ nhạy do rung động và chúng bị uốn cong xuống quá nhiều. Điều này gây ra hậu quả là mất thính lực.
Một nghiên cứu được thực hiện từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hàn Quốc cũng cho kết quả rằng sử dụng tai nghe có liên quan đến việc giảm thính lực ở học sinh.[3]
Nhiễm trùng tai
Tai nghe được cắm trực tiếp vào ống tai và chặn luồng không khí đi qua. Điều này có thể dẫn đến sự nhiễm trùng tai. Việc sử dụng tai nghe là điều kiện giúp vi khuẩn dễ bám vào tai và thuận lợi cho sự phát triển của chúng.
Bên cạnh đó, bạn nên tránh dùng chung tai nghe vì vi khuẩn có thể sẽ được truyền từ tai người này sang người khác và thậm chí tình trạng nhiễm trùng tai của người kia có thể nghiêm trọng hơn.
Việc đeo tai nghe tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng tai
Tăng ráy tai
Bàn luận về vấn đề sử dụng tai nghe, tiến sĩ Agarwal cho biết nếu bạn có thói quen sử dụng tai nghe khi đi du lịch hoặc khi đang làm việc. Bạn hãy cẩn thận, bởi vì sử dụng tai nghe trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự phát triển của ráy tai, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, ù tai và các vấn đề khác về thính giác.
Đau tai
Nếu bạn đang sử dụng tai nghe chất lượng kém, không phù hợp với kích thước tai của bạn, đầu tai nghe quá cứng hoặc quá to thì bạn có thể sẽ đau tai. Mặt khác, khi bạn sử dụng tai nghe trong thời gian dài bạn có thể bị đau và viêm tai trong.
Bạn có thể bị đau tai khi sử dụng tai nghe không chất lượng hoặc sai cách
Ù tai
Tiếng ồn lớn có thể làm hỏng các tế bào lông trong ốc tai của bạn. Bạn có thể nghe thấy tiếng gầm, tiếng lách cách, tiếng rít hoặc tiếng vo ve trong đầu. Những loại tiếng ồn này được miêu tả là triệu chứng của ù tai.
Ù tai đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của việc mất thính lực.
Ù tai là xuất hiện những âm thanh lạ như tiếng vo ve trong đầu bạn
Rối loạn tăng thính
Rối loạn tăng thính (Hyperacusis) là khả năng chịu đựng âm thanh ở một hoặc cả hai tai thấp hay còn gọi là tăng độ nhạy với âm thanh. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự cảm nhận độ ồn của bạn, khiến các âm thanh bình thường trở nên cực kỳ lớn đối với bạn. Thậm chí đôi khi bạn cảm thấy giọng nói của mình quá to.
Rối loạn tăng thính có thể gây đau và kích thích, dẫn đến mức độ căng thẳng cao, gây khó khăn khi ở những nơi công cộng như cơ quan hoặc trường học. Hậu quả của việc này là sợ tiếng ồn, lo âu, ám ảnh sợ hãi, sự cách ly, xa lánh xã hội. [4]
Hướng dẫn sử dụng tai nghe hợp lý
Một nghiên cứu thử nghiệm được đăng trên tạp chí The Laryngoscope xuất bản năm 2012 cho thấy: trong im lặng, 17,8% đối tượng nghiên cứu chọn mức nghe trên 85dB một cách tự nhiên. Với tiếng ồn môi trường xung quanh 90dB, 40% đã chọn mức trên 94dB. [5]
Việc tiếp xúc với mức âm thanh vượt quá 85 dB trong hơn tám giờ có thể làm tổn thương thính giác của bạn. [nguon title=”Quiet please! Fighting noise pollution” link=”https://www.science.org.au/curious/people-medicine/noise-pollution ][/nguon]
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức âm thanh an toàn nhất để nghe bằng tai nghe:
- Không quá 5 giờ mỗi ngày ở 80 dB (âm thanh trong hội trường ồn ào, nhà in)
- Không quá 2 giờ mỗi ngày ở 85 dB. (âm thanh giao thông đường bộ đông đúc)
- Không quá 30 phút mỗi ngày ở 90 dB. (âm thanh trong nhà máy sản xuất)
- Không quá 15 phút mỗi ngày ở mức 95 dB. (âm thanh của động cơ xe máy đang chạy)
- Không quá 3-5 phút mỗi ngày ở mức 100 dB. (âm thanh tiếng kèn xe hơi)[7]
Theo tiến sĩ Foy: bạn chỉ nên sử dụng tai nghe ở mức tối đa 60% âm lượng trong tổng 60 phút mỗi ngày. Nếu âm lượng càng lớn thì thời gian sử dụng của bạn phải ngắn lại. Ở mức âm lượng tối đa, bạn chỉ nên nghe khoảng 5 phút mỗi ngày.
Trên đây là một số tác hại khi dùng tai nghe sai cách. Mong rằng bài đọc có thể cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe của mình. Để lại bình luận bên dưới chia sẻ thêm về những điều bạn biết nhé!
Nguồn: Healthshots; AOA; Synapse; HealthLine; Science
Nguồn tham khảo
-
Noise-Induced Hearing Loss
https://www.nidcd.nih.gov/health/noise-induced-hearing-loss
-
Analysis of Predisposing Factors for Hearing Loss in Adults
https://synapse.koreamed.org/articles/1022701
-
What is Hyperacusis?
https://www.healthline.com/health/hyperacusis#definition
-
Output capabilities of personal music players and assessment of preferred listening levels of test subjects: Outlining recommendations for preventing music-induced hearing loss
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/lary.23596
-
Can AirPods Damage Hearing? Here’s What You Need To Know
https://www.bingedaily.in/article/can-airpods-damage-hearing-here-s-what-you-need-to-know
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đeo tai nghe nhiều có tốt không? 7 tác hại khi dùng tai nghe sai cách tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.