Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2024 – 2025 sở GD&ĐT Quảng Trị, giúp các em tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 – 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được tổ chức trong 2 ngày (30 và 31/5/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Trị theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Tiếng Anh, Toán. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Trị năm 2024 – 2025
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Các em học sinh có thể
– Phép lặp: “mục đích”
– Phép thế: “mục đích đó”
– Phép nối: “Nhưng”
Câu 3. Các em tự trình bày quan điểm cá nhân.
Gợi ý theo hướng:
Tin vào vẻ đẹp và giá trị của chính mình thì bạn sẽ dám nghĩ dám làm, hết mình tiến về phía trước, làm hết tất cả mọi chuyện trong khả năng của mình. Từ đó, biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.
III. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
2. Bàn luận về tinh thần lạc quan
a. Lạc quan là gì?
– Lạc quan là thái độ sống
– Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra
– Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
b. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
– Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
– Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
– Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
– Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
c. Biểu hiện của tinh thần lạc quan
– Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra
– Luôn yêu đời
– Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
d. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
– Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
– Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống
– Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
3. Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:
– Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
– Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.
Câu 2.
1. Mở bài: Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn
– “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thơ thứ 2 và thứ 3 của bài thơ.
– Đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng, sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.
2. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
a. Khổ 2: Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
– Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng – ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.
– Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân VN trong giây phút vào lăng viếng Bác.
– “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.
=> Một liên tưởng độc đáo, phù hợp với khung cảnh viếng lăng, làm cho hình tượng thơ thêm cao quý, lộng lẫy.
b. Khổ 3: Là niềm thương nhớ, nỗi xót xa khi đứng trước di hài Người:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
– Tái hiện chân thực khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm trong lăng và dáng vẻ thư thái của Người. Ánh sáng dịu nhẹ như thế nơi đây có sự hiện diện của vầng trăng. Người nằm đó như đang nghỉ ngơi trong giấc ngủ bình yên.
– Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: khẳng định sự bất tử của Bác trong tâm hồn dân tộc.
– “Nghe nhói”: gợi nỗi đau đột ngột, bất ngờ, tê tái của một đứa con về muộn, không được gặp Người mà chỉ được ở bên di hài của Người.
=> Đoạn thơ đã nói được nỗi lòng sâu kín của biết bao thế hệ con người VN dành cho Bác: lòng biết ơn, sùng kính, niềm thương nhớ, xót xa…
3. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
– Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không giấu được cùng với suy tư về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người.
– Đoạn thơ còn cho ta thấy tài năng của tác giả: Giàu chiêm nghiêm và suy tư, với nghệ thuật dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc, trang trọng.
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Trị năm 2024 – 2025
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 – 2025 sở GD&ĐT Quảng Trị Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.