Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Hà Nam, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Đề thi môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 – 2024 sẽ diễn ra từ chiều ngày 13/6 đến hết ngày 14/6/2023. Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nam 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nam năm 2023 – 2024
>> Tiếp tục cập nhật
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam năm 2022 – 2023
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Đoạn trích trong tác phẩm Sang Thu của Hữu Thỉnh
Câu 2. Những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khác giao mùa: phả, chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt.
Câu 3.
Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung:
- Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.
- Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
-> Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.
Câu 4.
Tự thực hiện.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
2. Thân bài: Bàn luận về tinh thần lạc quan
* Lạc quan là gì?
Lạc quan là thái độ sống; Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra; Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
* Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người; Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn; Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống; Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
* Biểu hiện của tinh thần lạc quan
Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra; Luôn yêu đời; Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
* Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng; Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống; Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:
Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận; Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.
Câu 2.
1. Mở bài
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, truyện ngắn:
- Nguyễn Quang Sáng – cây đại thụ của văn học miền Nam với những cống hiến to lớn, đáng trân trọng cho văn đàn.
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt.
– Khái quát về nhân vật: Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu.
2. Thân bài
a) Luận điểm 1: Hoàn cảnh của nhân vật
– Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.
b) Luận điểm 2: Tình yêu dành cho con của ông Sáu
– Trong những ngày ông về thăm quê:
- Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
- Sững sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.
=> Ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.
- Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.
- Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
=> Tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.
– Trong những ngày ông ở căn cứ:
- Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
- Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
- Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.
- Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.
⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.
c) Nhận xét về nghệ thuật
- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.
- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.
3. Kết bài
– Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình.
– Kết luận về nhân vật ông Sáu:
- Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
- Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 tỉnh Hà Nam
Sở GD&ĐT Hà Nam ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hướng đi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Tìm những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khắc giao mùa.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu 4. Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (khoảng 5 -7 câu) có sử dụng một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết), với câu chủ đề sau: Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam). Từ đó, trình bày suy nghĩ về tác động của chiến tranh đối với con người.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Hà Nam Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.