Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Tây Ninh môn Ngữ văn, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình thuận tiện hơn.
Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2022 – 2023 tỉnh Tây Ninh sẽ diễn ra vào các ngày từ 6 – 8/6/2022 với 3 môn thi là Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để chuẩn bị thật tốt kỳ thi vào 10 của mình:
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Tây Ninh năm 2022 – 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Tây Ninh 2022
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2.
– Phép lặp: “bền bỉ là”
– Tác dụng: Giúp từ “Bền bỉ” trong mắt người xung quanh thêm phần dễ hiểu , cho thấy bền bỉ là cả một chặng đường để đi đến thành công .
Câu 3.
Trong học tập, sự bền bỉ có một ý nghĩa quan trọng và cần thiết cho việc học của bất cứ ai.
- Sự bền bỉ, nỗ lực trong học tập được thể hiện bằng việc ta cố gắng, nỗ lực hết sức với việc học tập của bản thân.
- Đọc thêm, tìm hiểu thêm thật nhiều những kiến thức mới khác nữa. Đường học vô cùng dài, sự nghiệp xây dựng tương lai phải do chính chúng ta làm chủ.
- Sự bền bỉ cho ta sức mạnh để chinh phục đến cùng, không nản chí trước những khó khăn, thử thách.
- Sự bền bỉ sẽ xây dựng, vun đắp sức mạnh nội tại của mỗi chúng ta để đương đầu với mọi khó khăn khác nhau trong cuộc sống.
=> Tóm lại, sự bền bỉ là chìa khóa thành công trong học tập cần có ở mọi học sinh.
II. TẬP LÀM VĂN
Câu 1.
Nêu vấn đề nghị luận: Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện nhân cách.
Bàn luận
* Giải thích lòng tự trọng là gì và tại sao phải có lòng tự trọng?
– Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn
– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
- Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
- Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
* Biểu hiện của những người có lòng tự trọng
– Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận
– Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn
– Tự trọng là khi nhận ra cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi mở
* Bàn luận mở rộng
– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân:
- Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm
- Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
- Học sinh vô lễ với thầy cô
* Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi con người cần ý thức và suy nghĩ đúng đắn về bản thân và trang bị cho bản thân lòng tự trọng
- Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình.
Câu 2
Gợi ý:
Thời kháng chiến chống Mĩ thấy thế mà cam go lắm, ác liệt lắm. Vậy mà Phạm Tiến Duật lại là nhà thơ trẻ tài cao trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung hồn nhiên tinh nghịch và sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính in trong tập Vầng trăng quầng lửa năm 1969 là bài thơ hay độc đáo về hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang tinh thần lạc quan về một ngày mai tươi sáng.
Mỗi đề tài đều mang một nét hay một nét độc đáo. Người viết đề tài nào cũng phải dành tình yêu và sự hiểu biết của mình vào thì mới thành công. Phạm Tiến Duật nhà thơ trẻ tuổi tài cao chọn đề tài người lính trong thời kháng chiến chống Mĩ. Có thể nói đó là mảng đề tài hay và sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ có cách viết mới mẻ độc đáo rất cuốn hút người đọc, người nghe. Đó là hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vì mục đích tiến về Miền Nam thân yêu ruột thịt.
Như tựa đề bài thơ, phần nào Phạm Tiến Duật giúp chúng ta hiểu rõ nội dung là miêu tả về hình ảnh những chiến xe không kính vẫn băng băng trên đường Trường Sơn:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Nhiều từ “không” được lặp đi lặp lại trong dòng thơ mở đầu như một là một lời khẳng định: xưa kia xe vẫn có kính, nó vẫn là chiếc xe lành lặn đẹp đẽ. Nhưng hôm nay “xe không có kính” vì “bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Chiến tranh chống Mĩ ấy tàn khốc lắm, ác liệt lắm đã làm những chiếc xe rơi vỡ mất đi nhiều phụ tùng
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Đúng như vậy đó, chiếc xe ấy chẳng những “không có kính” rồi xe “không có đèn”. Cụm từ “không có” cứ thế mà lặp đi lặp lại để thấy chính chiến tranh đã gây ra bao thiệt hại về tài sản. Dường như tác giả Phạm Tiến Duật cũng dành sự xót thương cho hình ảnh chiếc xe trên đường Trường Sơn. Nó vẫn là con chiến mã quan trọng, là một anh hùng thầm lặng cho những người lính vì mục đích tiến về Miền Nam thân yêu ruột thịt.
Nếu nhắc đến hình ảnh những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn đã làm người đọc xúc động như thế thì hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn lại mạnh mẽ và lạc quan đáng khâm phục
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Cụm từ “ung dung” vừa diễn tả hành động lại vừa bộc lộ trạng thái rất tự tại rất thoải mái. Những người lính trẻ cứ như đang tận hưởng tiết trời mát mẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Họ luôn “ nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” một cái nhìn đầy lạc quan đầy niềm tin và hi vọng. Đắt giá nhất là cụm từ “nhìn thẳng” được tác giả sử dụng như một lời khẳng định: dù có bất kì chuyện gì xảy ra những người lính ấy vẫn luôn luôn mạnh mẽ tiến về phía trước về Miền Nam yêu thương.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Một khung cảnh hiện lên quá hoàn hảo dưới ngòi bút viết như họa của Phạm Tiến Duật. Khung cảnh ấy có gió, có cánh chim chiều, và có cả ánh sao đêm,… Với hình ảnh nhân hóa “gió vào xoa mắt đắng”, liệu có ai đặt câu hỏi rằng tại sao tác giả lại sử dụng như thế? Vì xe không có kính mà những người lính lại chạy xe xuyên đêm nên cảm giác “ đắng” như thế ấy! Họ luôn ngày đêm nỗ lực chạy thật nhanh thật nhanh tiến về Nam. Mỗi con đường xe chạy qua đều in sâu trong tim và chứa chan đầy tình cảm. Các chữ “ như sa, như ùa” đã cho ta thấy được tốc độ chạy thật phi thường của những chiếc xe không kính, lướt nhanh qua bom đạn dày đặc.
Như vậy, hai khổ thơ đầu của bài thơ đã tái hiện lại một cách đầy sống động về thời kháng chiến chống Mĩ oanh liệt trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử và những con người dũng cảm, lạc quan mãi mãi đi vào lịch sử thơ ca thời kháng chiến chống Mĩ!
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Tây Ninh năm 2022
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Tây Ninh Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.