Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2024 – 2025 sách Cánh diều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với Đề thi giữa kì 1 môn Văn 9 Cánh diều, còn giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2024 – 2025 sắp tới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn ki-lô-mét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, dềnh dàng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.
(Trích “Phong cách sống của người đời”- Trường Giang, theo nguồn Internet)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?
Câu 3 (2.0 điểm): Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự lãng phí thời gian trong cuộc sống.
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà để thấy vì sao bài thơ lại được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Cánh diều
TRƯỜNG THCS ……..
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận. |
1.0 điểm |
Câu 2 |
Học sinh trình bày được cách hiểu của mình, song cần bám sát nội dung: + Thời gian liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản, nó không phụ thuộc vào bất kì điều gì hay bất cứ ai. Dù con người có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ trôi đi, không chờ đợi. + Câu văn có hàm ý nhắc nhở chúng ta không được bỏ phí thời gian…, hãy biết quý trọng thời gian…hãy làm những việc có ý nghĩa tích cực để mỗi thời khắc trôi qua đều có ý nghĩa với cuộc đời. |
1.0 điểm |
Câu 3 |
– Học sinh hiểu đề và lập luận để làm rõ: – Giải thích: Lãng phí thời gian là việc con người sử dụng quỹ thời gian của bản thân vào những việc làm vô bổ, không đem lại lợi ích gì cho bản thân và cộng đồng. Đó cũng có thể là việc để thời gian trôi hoài trôi phí mà mình chẳng làm được gì có ích. – Biểu hiện thực tế của lãng phí thời gian là: Ham chơi, lười học, không biết nắm bắt cơ hội để làm việc có ích; … – Bình luận: sử dụng lý lẽ, dẫn chứng để làm rõ: Lãng phí thời gian là một thói quan xấu. + Thời gian như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi không bao giờ trở lại, không thể nắm bắt. Vì thế thời gian vô cùng quý giá với mỗi người. + Lãng phí thời gian là bỏ lỡ cơ hội, bỏ phí tuổi xuân…. là nhận sự thất bại, tiếc nuối, không đạt được ước mơ và khát vọng của mình, tương lai sự nghiệp lỡ dở,… + Nguyên nhân: Chưa hiểu đúng giá trị của thời gian, chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí, không biết sắp xếp công việc, do ham chơi, chưa xác định được mục tiêu cho mình… Biểu hiện thực tế của lãng phí thời gian là: Ham chơi, lười học, không biết nắm bắt cơ hội để làm việc có ích; … – Bài học nhận thức và liên hệ bản thân: Mỗi người cần tự nhận thức được tác hại của việc lãng phí thời gian để từ đó điều chỉnh bản thân, biết quý trọng thời gian để làm việc có ích; tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc… |
2.0 điểm |
B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. |
0.5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà để thấy vì sao bài thơ lại được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Hướng dẫn chấm: – HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm. – HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm. |
0.5 điểm |
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài – Giới thiệu tác phẩm Sông núi nước Nam. – Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sông núi nước Nam” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…) 2. Thân bài – Tuyên ngôn Độc lập là gì? Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố nền độc lập của một quốc gia. Tài liệu này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước từ tay ngoại bang. Đây là văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Trước đó, chưa có tác phẩm nào khẳng định độc lập, chủ quyền như Sông Nước Nam. a. Cảm nghĩ về câu thứ nhất: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. – Nam đế: hoàng đế nước Nam – ngang hàng với hoàng đế các nước phương Bắc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc. – Tác giả khẳng định người Nam phải ở nước Nam. – Vua Nam thì phải ở nước Nam. – Đã phân định rõ ràng về chủ quyền và lãnh thổ. b. Cảm nghĩ về câu thứ hai: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” – Thiên thư: sách trời – Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý). – Tác giả khẳng định rằng chủ quyền này đã được định rõ ở sách trời. – Tác giả được thể hiện được chân lý sống, chân lý lẽ thường tình. – Sự xâm lược của các nước khác là sai lầm. ⇒ Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền dân tộc, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc. c. Cảm nghĩ về câu thứ ba: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. – Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta. – Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người – “nghịch lỗ”. – Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc của tác giả. d. Câu cuối cùng: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. – Tác giả cảnh cáo rằng làm trái sách trời sẽ bị quả báo. – Khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của mình. => Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng. – Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược. 1. + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,… 2. 3. Kết bài – Cảm nhận về bài thơ: Bài thơ khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi. – Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm. – Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 – 1.0 điểm. |
4.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0.5 điểm |
e. Sáng tạo – Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 điểm |
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Văn 9 Cánh diều
TRƯỜNG THCS ………
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc hiểu văn bản |
0 |
1 |
0 |
1 |
1 |
||||||
Thực hành tiếng Việt |
0 |
1 |
0 |
1 |
1 |
||||||
Viết |
0 |
2 |
0 |
2 |
8 |
||||||
Tổng số câu TN/TL |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
4 |
4 |
Điểm số |
0 |
1.0 |
0 |
0 |
0 |
8 |
0 |
1 |
0 |
10 |
10 |
Tổng số điểm |
1.0 điểm 10% |
0 điểm 0% |
8.0 điểm 80% |
1.0 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
Bản đặc tả đề kiểm tra Văn 9 Cánh diều giữa kì 1
TRƯỜNG THCS ………
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN |
2 |
0 |
||||
Nhận biết |
– Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. |
1 |
0 |
C1 |
||
Vận dụng cao |
– Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn. – Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. |
1 |
0 |
C2 |
||
VIẾT |
2 |
0 |
||||
Vận dụng |
– Hiểu được nội dung của đoạn trích và viết đoạn văn trình bày về một quan điểm hoặc một ý kiến. |
1 |
0 |
C3 phần đọc hiểu |
||
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng). – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu – Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ. – Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. – Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện. – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. |
1 |
0 |
C1 phần tự luận |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2024 – 2025 sách Cánh diều Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 (Có ma trận, đáp án) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.