Đề cương ôn thi vào lớp 6 môn Toán, tiếng Việt năm 2024 – 2025 giúp các em hệ thống lại những kiến thức trọng tạm, cùng những dạng bài tập để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi vào lớp 6 năm 2024 – 2025.
Đồng thời, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình để các em tự tin hơn khi tham gia kỳ thi vào lớp 6 năm 2024 – 2025 sắp tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm 35 đề ôn thi vào lớp 6 môn Toán, bài tập môn Tiếng Việt để ôn tập chuẩn bị cho bài thi đầu vào lớp 6. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây:
Đề cương ôn thi vào lớp 6 môn tiếng Việt
I. Dấu 2 chấm ( : )
1. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật (dùng kèm với dâu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.
2. Lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
II. Dấu ngoặc kép ( “…” ) dùng để
1. Dùng để dẫn lời nói của nhân vật hoặc của người nào đó ( trước nó có dấu hai chấm.
2. Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
III. Dấu gạch ngang dùng để ( – ):
1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
2. Phần chú thích.
3. Các ý trong một đoạn liệt kê.
IV. Dấu phẩy dùng để ( , ):
1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
3. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
V. Câu khiến (cầu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đệ nghị, mong muốn của người nói, người việt với người khác. Cuối câu khiến có dấu chấm than ( ! ).
– Cách đặt câu khiến:
1. Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải… vào trước động từ
2. Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào … vào cuối câu
3. Thêm từ đề nghị hoặc xin mong… vào đầu câu.
4. Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
VI. Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bọc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…) của người nói.
Trong câu cảm thường có các từ: ôi, chao, chà, trời; quá, lắm, thật… Cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)
VIII. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu dùng để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện… sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ thường trả lời cho các câu hỏi:
1. Khi nào?, Bao giờ?… (trạng ngữ chỉ thời gian)
2. Ở đâu?… (trạng ngữ chỉ nơi chốn)
3. Vì sao?, Nhờ đâu?…. (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
4. Để làm gì?… (trạng ngữ chỉ mục đích)
5. Bằng cái gì?, Với cái gì?…( trạng ngữ chỉ phương tiện)
IX. Đại từ:
– Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, tính từ, động từ) trong câu tránh lặp lại các từ ấy.
– Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp, ví dụ: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó; ông, bà, anh, chị, em, cháu, bạn,…
X. Quan hệ từ:
– Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau, ví dụ: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…
– Quan hệ từ còn là cặp từ như:
1. Vì…nên…; do…nên…; nhờ…mà… (biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả).
2. Nếu…thì…; hễ….thì… (biểu thị quan hệ giả thiết-kết quả, điều kiện-kết quả)
3. Không những….mà…; không chỉ….mà… (biểu thị quan hệ tăng tiến)
Đề cương ôn thi vào lớp 6 môn Toán
I. Hình vuông:
Chu vi hình vuông: P = cạnh x 4 hay
Diện tích hình vuông S = cạnh x cạnh hay
II. Hình chữ nhật:
Chu vi hình chữ nhật: P = (dài + rộng) x 2 hay
Diện tích hình chữ nhật: S = dài x rộng hay
III. Hình bình hành:
Chu vi hình bình hành: P = (dài + rộng) x 2 hay
Diện tích hình bình hành: S = đáy x chiều cao hay
IV. Hình thoi:
Chu vi hình thoi: P = cạnh x 4 hay
Diện tích hình thoi: S = (đường chéo x đường chéo):2 hay
V. Tam giác:
Diện tích tam giác: S = đáy x chiều cao:2 hay
VI. Hình thang:
Diện tích hình thang: S = (đáy lớn + đáy bé)x chiều cao:2 hay
VII. Hình tròn:
Chu vi hình tròn: P = bán kính x 2 x 3,14 = đường kính x 3,14 hay
Diện tích hình tròn: S = bán kính x bán kính x 3,14 hay
VIII. Hình hộp chữ nhật:
Diện tích xung quanh: Sxq= (dài+rộng )x cao x 2 hay
Diện tích toàn phần: Stoàn phần= Sxq+ Sđáy x 2
Thể tích hình hộp chữ nhật: V= dài x rộng x cao hay
IX. Hình lập phương:
Diện tích xung quanh: Sxq= cạnh x cạnh x 4 hay
Diện tích toàn phần: Stoàn phần= cạnh x cạnh x 6 hay
Thể tích hình lập phương: V= cạnh x cạnh x cạnh hay
X. Quãng đường (s), vận tốc (v), thời gian (t)
Quãng đường: s = v x t đơn vị thường là km, m, cm,…
Vận tốc: v = s : t đơn vị thường là km/giờ, m/phút, cm/giây,…
Thời gian: t = s : v đơn vị thường là giờ, phút, giây
XI. Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu:
Số bé = (tổng – hiệu):2
Số lớn = (tổng + hiệu):2
Ví dụ: Tìm hai số biết tổng hai số là 800, hiệu hai số là 200.
Giải: Số bé = (800-200):2 = 300, số lớn = (800+200):2 = 500.
XII. Dấu hiệu chia hết:
Dấu hiệu chia hết cho 2: Một số chia hết cho 2 nếu chữ số tận cùng của nó là 0,2,4,6,8.
Ví dụ: 20, 922, 3834, 10726, 719538
Dấu hiệu chia hết cho 5: Một số chia hết cho 5 nếu chữ số tận cùng của nó là 0 hoặc 5.
Ví dụ: 1250, 34675
Dấu hiệu chia hết cho 3: Một số chia hết cho 3 nếu tổng các chữ số chia hết cho 3.
Ví dụ: 531 có 5+3+1=9 vậy chia hết cho 3, 2469 có 2+4+6+9=21 vậy 2469 chia hết cho 3.
Dấu hiệu chia hết cho 9: Một số chia hết cho 9 nếu tổng các chữ số chia hết cho 9.
Ví dụ: 531 có 5+3+1=9 vậy chia hết cho 9, 2466 có 2+4+6+6=18 vậy 2466 chia hết cho 3.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi vào lớp 6 môn Toán, tiếng Việt Nội dung ôn thi môn Toán, tiếng Việt vào lớp 6 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.