Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng hệ thống toàn bộ kiến thức quan trọng trong học kì 2 để ôn thi cuối học kì 2 năm 2022 – 2023 hiệu quả.
Đề cương Văn 6 học kì 2, cũng giúp thầy cô xây dựng đề cương học kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, Tiếng Anh 6. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
1. Nội dung ôn tập
a. Đọc hiểu văn bản:
Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu đã học là:
– Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): Bài học đầu tiên của Dế Mèn khi gián tiếp hại chết Dế Choắt: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình.
– Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin): Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.
– Cô bé bán diêm (An-đec-xen): Số phận của cô bé đáng thương, vạch trần xã hội lạnh lùng vô cảm, thể hiện tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ.
– Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ): Một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với Bác.
– Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tinh cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.
– Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp): Gấu con xấu hổ về đôi chân kiềng của mình nhưng sau khi nghe lời mẹ, cậu trở nên tự tin hơn, không hề xấu hổ mà vô cùng tự hào
– Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du): Nêu lên những lí do mà chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.
– Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn): Thực trạng khan hiếm nước ngọt và kêu gọi mọi người sử dụng hợp lí.
– Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Theo Thùy Dương): Nêu lên lợi ích của việc nên nuôi vật nuôi trong nhà.
– Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): Người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
– Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh): Câu chuyện mà nhân vật tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, nhân vật tôi xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ cả 2 sẽ đánh nhau một trận ai ngờ họ lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.
– Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn): Cậu bé nhờ bố bắt một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần- người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết để người con rút ra bài học cho mình.
– Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Theo Nguyệt Cát): Sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ để kỉ niệm ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
– Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? (Theo thethaovanhoa.vn): Những lí do để đội tuyển bóng đá đem lại chiến thắng ở Sea Game U22.
– Những phát minh tình cờ và bất ngờ (Theo khoahoc.tv): Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng (đất nặn, giấy nhớ, que kem, lát khoai tây chiên).
b. Viết:
Các kiểu văn bản đã được luyện viết:
- Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Văn bản nghị luận xã hội.
- Tóm tắt văn bản thông tin.
- Viết biên bản.
c. Nói và nghe:
– Nói:
- Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể.
- Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện.
- Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo
– Nghe:
- Nắm được nội dung trình bày của người khác.
- Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
d. Tiếng Việt:
Các nội dung tiếng Việt được học là:
- Từ láy, từ ghép.
- Cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ,…).
- Thành ngữ.
- Hoán dụ.
- Mở rộng chủ ngữ.
- Từ Hán Việt.
- Trạng ngữ.
- Dấu ngoặc kép.
- Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.
2. Đề ôn tập
I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
01/6/2021
…Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.
Dự báo F0 sẽ tiếp tục tăng, đời sống người dân đang bị đảo lộn khi 8/10 huyện thị của Bắc Giang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, mà mùa vải đang sắp vào chính vụ…
Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch. Thiếu nhân lực, vật lực, tỉnh phải huy động cả sinh viên trường y vào cuộc. Và trong những ngày khó khăn, y bác sĩ từ Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Nha Trang… đã đến chi viện cho Bắc Giang.
…Nhưng đằng sau những tin tức tích cực ấy là sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu – những “chiến sĩ” áo trắng tình nguyện xa nhà chống dịch, xa cha mẹ già, con thơ, chống chọi với cái nóng hầm người, rát da, nóng đến mất nước trong bộ đồ bảo hộ kín mít…
Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: “Mẹ ơi sao mẹ chưa về”…
Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, “cấm trại” tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….
(Theo tuoitre.vn)
Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Đoạn trích không cung cấp cho người đọc thông tin nào?
A. Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch bệnh, với số ca mắc Covid- 19 tăng nhanh.
B. Những hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ.
C. Có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.
D. Đồng bào cả nước đều hướng về tâm dịch Bắc Giang.
Câu 2. Những từ nào chuyên dùng trong lĩnh vực y tế?
A. Chi viện
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Bệnh viện
Câu 3. Câu nào sau đây có thành phần trạng ngữ?
A. Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, “cấm trại” tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….
B. Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch.
C. Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ.
D. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: “Mẹ ơi sao mẹ chưa về”…
Câu 4. Chức năng của trạng ngữ được xác định ở câu hỏi 3 là gì?
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ địa điểm
D. Chỉ phương tiện
Câu 5. Phương án nào nêu đúng nhất ý nghĩa của cách gọi y bác sĩ là “những chiến sĩ áo trắng” trong đoạn trích?
A. Ca ngợi y bác sĩ với chiếc áo blu trắng đang tham gia chống đại dịch.
B. Ca ngợi y bác sĩ cống hiến, hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống đại dịch.
C. Ca ngợi y bác sĩ sẵn sàng xa nhà trong trận chiến chống đại dịch.
D. Ca ngợi y bác sĩ đã làm việc kiệt sức trong trận chiến chống đại dịch.
Câu 6. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ.
Câu 7. Đoạn trích gửi gắm những thông điệp gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5 -> 7 câu).
II. Viết (6,0 điểm)
Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú.
ĐÁP ÁN
I. Đọc hiểu
– Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | D | B | A | B |
– Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
0.5 |
– Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ. (0,25) – Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. (0,25) |
– Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ. |
0.25 |
– Đảm bảo ½ yêu cầu: + Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ. + Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. |
|
0 |
– HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu. |
– Câu 7: Tối đa được 1 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
1 |
– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25) – Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – HS nêu được những thông điệp chính, sâu sắc qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ….(0,5) |
– Nội dung: Nêu được những thông điệp qua đoạn trích. – Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu. |
0.75 |
– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25) – Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – HS nêu được những thông điệp chính qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ….(0,25) |
|
0.5 |
– HS viết đúng thể thức một đoạn văn, còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. (0.25). – Nêu được thông điệp chính nhưng chưa đầy đủ (0.25). |
|
0.25 |
– Trình bày bằng một đoạn văn nhưng chưa đủ câu theo yêu cầu, chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. – HS nêu được một thông điệp qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích. |
|
0 |
– Còn gạch ý mà không viết đoạn hoặc không làm. – HS chưa nêu đúng thông điệp nào gắn với đoạn trích hoặc chưa làm. |
II. Viết
Tiêu chí |
Nội dung/Mức độ |
Điểm |
1 |
Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề) |
0,5 |
2 |
Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề) |
0,5 |
3 |
Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề) |
3,5 |
(Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS ) |
||
4 |
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
5 |
Sáng tạo |
1 |
Đề cương học kì 2 môn Văn 6 sách Chân trời sáng tạo
Phần 1: Ma trận kiểm tra học kì II
I. Văn bản:
1. Các văn bản:
- Học thầy, học bạn
- Bàn về nhân vật Thánh Gióng
- Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc
- Lẵng quả thông
- Con muốn làm một cái cây
- Và tôi nhớ khói
2. Yêu cầu:
- Nắm được xuất xứ, thể loại, ngôi kể, sự việc, nhân vật, chi tiết tiêu biểu….; phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Nắm được các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Khái quát được đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản hay đoạn trích thuộc văn bản.
- Bài học, thông điệp.
II. Tiếng Việt
1. Nội dung:
- Từ mượn; Yếu tố Hán Việt
- Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó.
2. Yêu cầu:
- Hiểu được mục đích của việc mượn từ và nắm được nguyên tắc mượn từ.
- Hiểu được nghĩa các yếu tố Hán Việt.
- Nắm được ý nghĩa của việc lựa chọn cấu trúc câu. Biết viết câu theo cấu trúc để nhấn mạnh ý nghĩa.
III. Tập làm văn
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Thuyết minh thuật lại một sự việc.
Phần 2: Kiến thức ôn tập
I. VĂN BẢN
Văn bản |
Ý kiến |
Lí lẽ và bằng chứng |
Học thầy, học bạn |
Học từ thầy là quan trọng |
Lí lẽ 1: Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo Lí lẽ 2: Cần một người thầy có hiểu biết, giàu kinh nghiệm. Bằng chứng: Thầy Ve-rốc-chi-o dạy dỗ Lê-ô-na-đô Đa Vin- chi thành tài. |
Học từ bạn bè cũng rất quan trọng. |
Lí lẽ: Học từ bạn, đồng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ chịu hơn. Bằng chứng: Thảo luận nhóm là một phương pháp học từ bạn hiệu quả để mỗi thành viên đều tích luỹ được tri thức cho mình. |
|
Bàn về nhân vật Thánh Gióng |
Thánh Gióng là một nhân vật phi thường. |
– Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường. – Bằng chứng: những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng, Gióng bay về trời… – Lí lẽ 2: Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí – Bằng chứng: 3 tuổi bỗng cất tiếng nói, Gióng lớn nhanh như thổi, nhổ bụi tre đánh giặc… |
Thánh Gióng cũng mang những nét bình thường của con người trần thế. |
– Lí lẽ 1: Nguồn gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định. – Bằng chứng: Gióng là một con Người, một con người của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu. – Lí lẽ 2: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị. – Bằng chứng: Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ”, “vẫn phải uống nước, ăn cơm với cà”, vẫn mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng,… |
|
Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? |
Ngọt ngào là hạnh phúc |
– Lý lẽ 1: sự dịu dàng, thoải mái, bình yên. – Bằng chứng: Sự quan tâm, yêu thương, lời nói ngọt ngào dành cho nhau. – Lý lẽ 2: Cuộc sống giàu có, sung túc đầy đủ. – Bằng chứng: Tỉ phú Bill Gates dành 45,6% tài sản làm quỹ từ thiện. |
Hạnh phúc còn được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau |
– Lý lẽ 1: Khi mang con trong bụng mẹ thấy nặng nề, mệt nhọc, khi sinh con…. – Bằng chứng: Biết con bình an, con khóc … – Lý lẽ 2: Không may mắc bệnh hiểm nghèo vẫn có thể hạnh phúc. – Bằng chứng: Võ Thị Ngọc Nữ…. |
VĂN BẢN |
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT |
NỘI DUNG |
NGHỆ THUẬT |
Lẵng quả thông |
Tự sự, miêu tả, biểu cảm |
– Câu chuyện kể về cách tặng quà và món quà của nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni, tác giả khẳng định giá trị của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người. |
– Lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, thể hiện sự quan sát và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. – Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giàu cảm xúc. |
Con muốn làm một cái cây |
Tự sự, miêu tả, biểu cảm |
Truyện Con muốn làm một cái cây kể về kỉ niệm thời thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, với người ông nhân hậu và ước mơ được sống trong một không gian quen thuộc của đứa trẻ. |
-Xây dựng hình ảnh cây ổi, tạo nên nét đặc sắc cho truyện: là hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện, kết nối thời gian từ quá khứ – hiện tại – tương lai. -Thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, làm nổi bật được tâm lí trẻ thơ. |
Và tôi nhớ khói |
Tự sự, miêu tả, biểu cảm |
Văn bản là những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả về hình ảnh khói bếp gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương. |
– Hình ảnh khói bếp được nhân hóa, mang đủ những cung bậc cảm xúc, trở nên gần gũi, thân quen với con người. Cách cảm nhận tinh tế, sâu sắc bằng nhiều giác quan. |
I. TIẾNG VIỆT
1. Từ mượn; Yếu tố Hán Việt:
– Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
Ví dụ: Tráng sĩ, hải sản, gia nhân, radio, axit…
* Lí do mượn:
- Do từ thuần Việt còn thiếu để gọi tên sự vật.
- Để làm giàu thêm cho vốn từ của mình.
* Nguyên tắc mượn:
- Mượn khi cần tạo sự trang trọng, nhã nhặn, lịch sự.
- Không lạm dụng từ mượn gây khó hiểu làm mất đi sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.
2. Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó:
- Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.
- Viết câu nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.
II. TẬP LÀM VĂN
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự việc.
Dàn ý chung:
1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.
- Thời gian
- Không gian
- Những nhân vật có liên quan
- Kể lại các sự việc
Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.
BẢNG KIỂM
CÁC PHẦN VIẾT CỦA BÀI |
NỘI DUNG KIỂM TRA |
ĐẠT/ CHƯA ĐẠT |
Mở bài |
Dùng ngôi thứ nhất để kể |
|
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm |
||
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc |
||
Thân bài |
Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện |
|
Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng |
||
Miêu tả chi tiết các sự việc |
||
Thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc được kể. |
||
Kết bài |
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân |
Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
A. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN ĐỌC
I. ÔN TẬP TRUYỆN
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
Chuyện về những người anh hùng |
Thánh Gióng |
Dân gian |
Truyền thuyết |
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. |
Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết. |
Sơn Tinh, Thủy Tinh |
Dân gian |
Truyền thuyết |
“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. |
– Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo. – Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. |
|
Thế giới cổ tích |
Thạch Sanh |
Dân gian |
Truyện cổ tích |
Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện. |
Thạch Sanh |
Cây khế |
Dân gian |
Truyện cổ tích |
Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. |
– Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo. – Sử dụng chi tiết thần kì. – Kết thúc có hậu. |
|
Vua chích chòe |
Truyện cổ Grim |
Truyện cổ tích |
Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. |
Truyện cổ tích có nhiều tình tiết hấp dẫn, cuốn hút, lời kể hấp dẫn, khéo léo , sử dụng biện pháp điệp cấu trúc. |
|
Khác biệt và gần gũi |
Bài tập làm văn |
Rơ – nê Gô – xi – nhi và Giăng – giắc Xăng – pê |
Truyện ngắn |
– Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên viết một bài TLV phải là hoạt động cá nhân, không thể hợp tác như làm những công việc khác. – Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân. |
– Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn. – Lời đối thoại của các nhân vật có nhiều sắc thái. |
II. ÔN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
Chuyện về những người anh hùng |
Ai ơi mồng chín tháng tư |
Anh Thư |
VB thông tin |
– Giới thiệu về lễ hội đền Gióng. Qua đó thể hiện được nét đẹp văn hoá tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. |
– Sử dụng các phương thức thuyết minh, ngắn gọn, súc tích. |
Trái đất –Ngôi nhà chung |
Trái đất – cái nôi của sự sống |
Hồ Thanh Trang |
Văn bản thông tin. |
– Trái đất là cái nôi của sự sống con người phải biết bảo vệ trái đất. Bảo trái đất là bảo vệ sự sống của chính mình. – Kêu gọi mọi người luôn phải có ý thức bảo vệ trái đất. |
– Nghệ thuật vừa theo trình tự thời gian vừa theo trình tự nhân quả giữa các phần trong văn bản. Cái trước làm nảy sinh cho cái sau chúng có quan hệ ràng buộc với nhau |
Các loài chung sống với nhau như thế nào? |
Ngọc Phú |
Văn bản thông tin. |
– Văn bản đề cập đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên TĐ và trật tự trong đời sống muôn loài. – VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ. |
– Số liệu dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục. – Cách mở đầu – kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho VB. |
|
Trái đất |
Ra – xun Gam – da – tốp |
thơ tự do |
– Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất. |
– Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ.. |
III. ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
Khác biệt và gần gũi |
Xem người ta kìa |
Lạc Thanh |
Văn nghị luận |
Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,… như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan. |
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc. |
Hai loại khác biệt |
Giong-mi Mun |
Văn nghị luận |
Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa. |
– Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, có tính thuyết phục. – Cách triển khai từ bằng chứng thực tế để rút ra lí lẽ giúp cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, không mang tính chất giáo lí. |
B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:
I. Kiến thức chung:
Bài |
Kiến thức Tiếng Việt |
Ví dụ |
Chuyện về những người anh hùng |
Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp. |
Ví dụ: Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. |
Khác biệt và gần gũi |
– Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu. Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn. – Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thể hiện một ý, có thể dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói. |
Ví dụ: – Trạng ngữ: – Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, võ tận và hấp dẫn lạ lùng. (Chỉ thời gian) – Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. (Chỉ thời gian) – Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. (Chỉ nguyên nhân) – Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: “ Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn”. Từ “khuất” phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh. vì so với từ “mất” và “chết” thì từ “khuất” thể hiện cách nói giảm, nói tránh, bớt đi sự đau đớn, buồn bã. Còn từ “hi sinh” chỉ dùng cho những người có công trạng nào đó với cộng đồng. Từ “từ trần” dùng khi người đó vừa mất, còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều năm trước nên dùng từ “khuất” là hợp lí nhất. |
Trái đất– Ngôi nhà chung |
Nhận biết đặc điểmvà chức năng văn bản: – Căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ để xác định tính chất văn bản: văn bản thông thường hay văn bản đa phương thức. – Những nhu cầu giao tiếp đa dạng dẫn đến việc hình thành nhiều loại văn bản khác nhau: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. Có thể căn cứ vào chức năng chính mà một văn bản phải đảm nhiệm như thông tin, thuyết phục, hay thẩm mĩ để biết được văn bản thuộc loại nào Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ: Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh. Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình. |
Nhận biết đặc điểmvà chức năng văn bản: “Trái đất – cái nôi của sự sống” là một văn bản vì có những yêu cầu sau: – Có bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng. – Là văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về trái đất. – Nội dung của văn bản bao gồm: vị trí của Trái đất, sự sống trên trái đất, muôn loài trên trái đất, con người trên trái đất, tình trạng trái đất và đưa ra lời kêu gọi để bảo vệ trái đất. Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ: Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quẩn xã, trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài. Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm,… |
II. Luyện tập:
Phiếu bài tập số 1 (Dấu chấm phẩy) Bài tập 1:Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau: a) Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ông vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. (Phạm Duy Tốn) b) Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận. (Vũ Tú Nam) c) Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác : Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên ; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. (Trần Hoài Dương) Bài tập 2:Trong những phần trích sau đây có một số dấu chấm phẩy bị thay thế bằng dấu phẩy. Tìm dấu phẩy đã thay thế cho dấu chấm phẩy đó. a) Cần phải nói với bạn rằng, ở xứ Prô-văng-xơ theo lệ thường, cứ đến mùa nóng bức là người ta lùa gia súc lên núi An-pơ. Vật và người sống năm sáu tháng liền trên vùng cao, ở ngoài trời, cỏ ngập đến tận bụng, rồi vừa chớm gió heo may đầu thu mà người ta xuống núi, trở về trang trại và bầy gia súc lại quay về gặm cỏ thảnh thơi trên những sườn đồi màu xám thơm nức mùi cây hương thảo. b) Cả con đường dường như cũng rình rịch theo bước chân đi của chúng. Đi đẩu là những con cừu đực già, sừng “giương ra ” phía trước, vẻ dữ tợn, đằng sau chúng là đông đảo họ nhà cừu, nhặng cừu mẹ dáng hơi mệt mỏi, lũ cừu con chạy quẩn dưới chân, những con la đeo gù trang trí màu đỏ, mang những chiếc giỏ lắc lư như ru chúng ngủ theo nhịp bước đi, rồi đến những con chó đẫm mồ hôi, lưỡi lè sát đất và sau cùng là hai chú chăn cừu lực lưỡng khoác áo choàng bằng len thô màu đỏ hoe, dài chấm gót như chiếc áo thụng. |
…..
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Văn sách KNTT, CTST, Cánh diều của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.