Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Neu-edutop.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.
Đề cương Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương học kì 2 Giáo dục KT&PL 10 sách Cánh diều
TRƯỜNG THPT……… ————-———— |
ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II – NĂM 2022 – 2023 Môn: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều Thời gian làm bài: 45 phút |
I. Kiến thức cần đạt
1. Những nội dung kiến thức đã học:
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 2 gồm các bài sau:
Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị.
Bài 16: Hiến pháp nước CHXHCNVN về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Bài 17: Hiến pháp nước CHXHCNVN về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường.
Bài 18: Hiến pháp nước CHXHCNVN về bộ máy Nhà nước.
2. Luyện tập câu hỏi tự luận
Câu 1: Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có những đặc điểm nào?
Câu 2: Theo em, vì sao nói Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định? Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi nào?
Câu 3: Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp 2013 xác định là gì? Em hiểu bản chất đó như thế nào?
Câu 4: Em hãy trình bày nội dung của đường lối đối ngoại của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Câu 5: Em hãy nêu và liệt kê các quyền, nghĩa vụ cơ bản của bản thân và xác định đâu là quyền con người, đâu là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 6: Em hãy trình bày quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự được quy định trong Hiến pháp.
Câu 7: Nêu nội dung của Hiến pháp năm 2013 về Văn hóa, xã hội?
Câu 8: Chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội?
3. Luyện tập câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam
A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.
C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.
Câu 2: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành được xác lập theo cơ chế nào dưới đây?
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát.
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra.
Câu 3: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thể thống nhất không bao gồm tổ chức nào dưới đây?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
D. Tổ chức hữu nghị quốc tế và đại sứ quán các nước.
Câu 4: Một trong những đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam đó là
A. Nhà nước lãnh đạo.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
C. Mặt trận tổ quốc lãnh đạo.
D. các tổ chức chính trị – xã hội lãnh đạo
Câu 5: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tồ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để
A. Quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống XH.
B. Chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị.
C. Tập hợp khối đoàn kết toàn dân tộc.
D. Chăm lo lợi ích của các tầng lớp xã hội.
Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong xây dựng và hòan thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam?
A. Tích cực tham gia bầu cử.
B. Gian lận trong bầu cử.
C. Chia sẻ thông tin sai lệch.
D. Bao che người vi phạm.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong xây dựng và hòan thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam?
A. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
C. Đăng ký hiến máu nhân đạo.
D. khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
Câu 8: Người nào dưới đây đang công tác trong tổ chức chính trị – xã hội của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Chị M là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ của huyện X.
B. Anh K là Chủ nhiệm câu lạc bộ nghệ thuật phường Y.
C. Bà N là thành viên của đội văn nghệ Hoạ Mi thuộc xã Z.
D. Ông T là chủ trang trại nuôi tôm thẻ trắng ở thôn V.
Câu 9: Xét về mặt cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
không bao gồm cơ quan, tổ chức nào dưới đây ?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Chính phủ.
D. Bí thư đoàn thanh niên.
Câu 10: Xét về mặt cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bao gồm cơ quan, tổ chức nào dưới đây ?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tòa án nhân dân.
D. Hội thẩm nhân dân.
Câu 11: Một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Đảm bảo sự lãnh đạo của nhà nước.
C. Đoàn thanh niên lãnh đạo xã hội.
D. Mặt trận lãnh đạo toàn thể xã hội.
Câu 12: Một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc
A. Quyền lực thuộc về đám đông.
B. Quyền lực thuộc về nhân dân.
C. Quyền lực thuộc về công nhân.
D. Quyền lực thuộc về nông dân.
Câu 13: Một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc
A. Pháp chế XHCN.
B. Dân chủ tư sản.
C. Pháp chế tư sản.
D. Dân chủ, quan liêu.
Câu 14: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là một nguyên tắc
A. Hiến định.
B. Tự do.
C. Tự quyết.
D. Bất biến
Câu 15: Đảng lãnh đạo bộ máy nhà nước thông qua việc Đảng
A. Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát.
B. Bổ nhiệm, cấp tài chính và động viên.
C. Chỉ đạo, chủ động làm thay nhà nước.
D. Giám sát và sử dụng uy quyền của mình.
Câu 16: Việc Đảng tiến hành đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu nhân sự vào các vị quan trong trong bộ máy nhà nước là phản ánh nguyên tắc nào dưới đây trong tổ chức và hoạt động của nhà nước?
A. Tập trung dân chủ.
B. Pháp chế XHCN.
C. Phân chia quyền lực.
D. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.